100 câu hỏi phỏng vấn tester và đáp án mới nhất 2023

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Câu hỏi phỏng vấn tester hay làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ cách trả lời phỏng vấn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tester được xem là một trong những vị trí mà nhiều ứng viên lẫn nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu trong thị trường việc làm ngành công nghệ thông tin. Đối với những ứng viên tìm công việc tại vị trí này, có rất nhiều điều cần lưu ý. Liệu kỹ năng của mình đã đủ yêu cầu từ nhà tuyển dụng hay chưa, cần bổ sung thêm kỹ năng nào,... 

Bên cạnh đó, để quá trình xin việc diễn ra thuận lợi, ứng viên cần chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi phỏng vấn tester. Từ đó, bạn có thể dễ dàng hình dung ra buổi phỏng vấn sẽ bao gồm những nội dung gì và làm sao để trả lời lưu loát câu hỏi từ nhà tuyển dụng.

Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tham khảo các câu hỏi phỏng vấn tester để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình nhé!

Những kỹ năng cần có của tester

Tester cần những kỹ năng gì? Để bước vào buổi phỏng vấn thật tự tin, hẳn ứng viên sẽ cần vạch ra những kỹ năng cần có của một tester. Vậy tester sẽ làm các công việc gì và những đầu công việc đó đòi hỏi kỹ năng nào?

Những kỹ năng mà tester cần có

Tester, tạm dịch là người kiểm tra, là một vị trí công việc thường thấy trong ngành công nghệ thông tin. Tester sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện lỗi hoặc vấn đề phát sinh cho các phần mềm. Do đó, các tester sẽ cần đào sâu một số kỹ năng để làm tốt công việc này như:

  • Có kiến thức về lập trình
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, để ý đến các chi tiết
  • Có khả năng liên kết và tổng hợp 

Vốn dĩ bản chất của công việc tester được xem là không cần có quá nhiều kiến thức chuyên môn về lập trình mà phụ thuộc nhiều vào kỹ năng hơn. Nhưng không vì thế mà ứng viên không trang bị các kiến thức chung về ngành. Do đó, nếu đã quyết định làm việc trong ngành công nghệ thông tin thì việc tìm hiểu kiến thức lập trình hay tối thiểu là về sản phẩm của công ty mà mình sắp ứng tuyển.

>>> Xem thêm: Lập trình viên là gì? Lập trình viên học ngành nào?

100 câu hỏi phỏng vấn tester và đáp án

Dưới đây là danh sách các câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp khi ứng tuyển vào vị trí này. Hãy điểm qua các câu hỏi để chuẩn bị tâm lý cũng như câu trả lời cho buổi phỏng vấn của mình nhé!

Hãy giới thiệu về bản thân

Một trong những câu hỏi phỏng vấn tester cần lưu ý đó là câu hỏi về giới thiệu bản thân. Câu hỏi giới thiệu bản thân không phải một câu hỏi quá bất ngờ hay khác biệt khi đi phỏng vấn. Bởi hầu như mọi ngành nghề đều có thể được hỏi hay được yêu cầu giới thiệu đôi chút về bản thân nên dựa theo kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên có thể thoải mái phác họa đôi nét về mình. Nên nhớ hãy giới thiệu thật ngắn gọn nhưng vẫn làm nổi bật bản thân để gây được ấn tượng tốt từ câu hỏi đầu tiên với nhà tuyển dụng.

Trong đó, ở vị trí tester, bạn có thể giới thiệu bản thân xoay quanh công việc này. Ngoài thông tin về tên, tuổi,... hãy nhấn mạnh vào ngành học và sơ bộ về kinh nghiệm làm việc tại vị trí tester trước đó. 

Đây là câu hỏi mang tính chất “khởi động” nên câu trả lời chưa chắc đã quan trọng bằng tâm thế cũng như tinh thần của bạn lúc đó. Hãy tự tin để tạo ấn tượng từ những câu hỏi đầu tiên nhé.

Tại sao bạn lại chọn công việc tester

Câu hỏi này mang tính khai thác những đặc điểm nào của nghề tester thu hút bạn. Những đặc điểm này sẽ thể hiện những tính chất công việc khiến bạn thấy hứng thú khi làm nghề.

Do đó, hãy thể hiện được rõ quan điểm về nghề, định hướng sự nghiệp qua các thông tin như lý do ban đầu khiến bạn chọn công việc tester, vì sao bạn tiếp tục gắn bó với công việc này và bạn nhận được gì từ công việc đó. Ngoài ra có thể khai thác thêm các kỹ năng nào ở bản thân phù hợp công việc này khiến tester trở thành vị trí thích hợp dành cho bạn.

Câu hỏi phỏng vấn tester có kinh nghiệm

Kể tên một vài dự án bạn từng tham gia

Mẫu câu hỏi khai thác những dự án, công việc cũ mà một người từng tham gia là mẫu câu hỏi phỏng vấn tester có kinh nghiệm. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết các thông tin liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn tại vị trí tester.

Thông thường, ở câu hỏi này, không khó để nhà tuyển dụng có một cái nhìn tổng quan từ CV xin việc mà bạn đã nộp ứng tuyển trước đó. Vì vậy, đừng chỉ nhắc lại các thông tin trong CV mà cần đi vào chi tiết.

Cụ thể, hãy tóm gọn bằng số năm làm việc của bạn tại vị trí tester, kể tên các dự án bạn từng tham gia, giữ vai trò gì trong dự án đó. Đặc biệt, hãy nhấn mạnh kết quả của dự án, những thành tựu mà bạn tạo ra cho dự án đó. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm đâu là dự án mà bạn thích nhất và lý do mà bạn tâm đắc với dự án đó nhất.

Tại sao nên kiểm tra thử sớm trong giai đoạn phát triển phần mềm

Câu hỏi này liên quan đến kiến thức chuyên môn và nhà tuyển dụng sẽ muốn kiểm tra mức độ hiểu biết của bạn tới ngành nghề cũng như vị trí tester. Đồng thời cũng là câu hỏi kiểm tra kỹ năng của bạn với nghề tester.

Với mẫu câu hỏi này, hãy lý giải đơn giản theo kinh nghiệm của bản thân. Đâu là ưu điểm khi kiểm tra sớm phần mềm ở giai đoạn phát triển, việc kiểm tra sớm giảm thiểu được các lỗi hoặc thiệt hại gì.

Có bao nhiêu cách kiểm thử phần mềm?

Tương tự như câu hỏi trên, đây cũng là câu muốn khai thác, năng lực kiến thức chuyên môn của người làm tester. Bạn có thể trả lời theo hướng giới thiệu về những cách kiểm thử phần mềm. Sau đó đánh giá sơ lược ưu nhược điểm của các cách làm này. Câu hỏi phỏng vấn tester có kinh nghiệm sẽ thêm phần sinh động và thực tế hơn nếu bạn tổng kết lại bằng các dự án từng làm, bạn thường áp dụng cách kiểm thử phần mềm nào nhiều nhất hay dự án/sản phẩm nào thì sẽ phù hợp với cách kiểm thử nào.

Từ đó, nhà tuyển dụng vừa có thể đánh giá kiến thức chuyên môn của bạn, lại vừa hiểu rõ hơn cách làm việc của bạn.

Quy trình kiểm thử phần mềm như thế nào?

Quy trình kiểm thử phần mềm là một trong các câu hỏi khá quen thuộc khi hỏi phỏng vấn tester. Quy trình này nằm ở nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm các bước sau:

Câu hỏi phỏng vấn về quy trình kiểm thử phần mềm
  • Requirement Analysis – Phân tích yêu cầu
  • Test Planning – Lập kế hoạch kiểm thử
  • Test Case Development – Thiết kế kịch bản cho quy trình kiểm thử
  • Test Environment Set up – Thiết lập môi trường kiểm thử
  • Test Execution – Thực hiện kiểm thử
  • Test Cycle Closure – Đóng chu trình kiểm thử

Bạn có thể đi vào sơ lược các bước nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn hoặc chưa muốn đổi sang câu hỏi khác.

Kiểm thử chịu tải - test hiệu năng là gì?

Tương tự như câu hỏi về quy trình kiểm thử phần mềm, khi phỏng vấn tester, phần kiểm thử chịu tải hoặc test hiệu năng xuất hiện khá nhiều.

Kiểm thử chịu tải được định nghĩa là một hình thức kiểm tra phi chức năng. Hình thức này được thực hiện trên ứng dụng nhằm thấu hiểu hành vi theo một tải người dùng cụ thể nào đó.

Còn test hiệu năng hay còn gọi là kiểm thử hiệu năng là một loại phần mềm dùng để đảm bảo phần mềm hoạt động tốt ở mọi chức năng.

Hãy chuẩn bị một số câu trả lời định nghĩa cơ bản mà một tester nên biết để phòng trường hợp nhà tuyển dụng hỏi đến và bạn không bị bất ngờ.

>>> Xem thêm:

200 câu hỏi phỏng vấn java thường gặp nhất trong năm 2022

44 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp có đáp án

[ Phá Đảo] Các câu hỏi phỏng vấn ban nội dung khó nhằn của nhà tuyển dụng

Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự năm 2022

Trả lời ấn tượng cho bộ câu hỏi phỏng vấn Web Developer

Sổ tay câu hỏi phỏng vấn Marketing hay nhất 2022

Bộ câu hỏi tình huống mà tester có thể gặp 

Có rất nhiều câu hỏi tình huống mà tester có thể gặp trong quá trình phỏng vấn. Dưới đây, Tuyển dụng VCCorp xin liệt kê các câu hỏi tình huống tester thường thấy nhất để bạn tham khảo:

Câu hỏi tình huống tester thương gặp
  • Khi log bug xong thì ngày hôm sau gặp trục trặc không thể tái hiện bug, lúc này bạn cần làm gì?
  • Kết quả mong đợi trong testcases được đưa ra dựa vào đâu?
  • Trong trường hợp log bug nhưng Dev không cho là bug thì cần xử lý thế nào?
  • Sau khi test xong và đợi Dev deploy code mới thì tester cần làm gì?

>>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên Tester tại Admicro
Kết luận:

Cách xử lý các câu hỏi tình huống phỏng vấn tester trong mỗi trường hợp nên đưa ra ngắn gọn, trực tiếp và nếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân của bạn thì sẽ càng tạo ra màu sắc riêng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng tùy vào dự án riêng sẽ có các câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp khác nhau, hãy tự tin trả lời để có được kết quả tốt nhất. Thường sau khi phỏng vấn sẽ có bài test cho tester, đừng quá lo hãy thể hiện hết những gì mình có. Chúc bạn có được công việc mình mong muốn. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích hay chia sẻ cùng với bạn bè và người thân mình cùng nghe nhé!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan