Trong việc vận hành một cơ quan, tổ chức, công việc kế toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Thậm chí nhiều khi nhắc đến bộ phận Kế toán, nhiều người cũng đều e dè hơn vì đây chính là nơi nắm giữ các khoản thu chi, thanh toán của cả công ty.
Bởi vậy, kế toán là một ngành học phổ biến và thu hút nhiều bạn trẻ. Do đó, để cạnh tranh việc làm khi mà có rất đông bạn trẻ học kế toán, bạn cần chuẩn bị mọi thứ chỉn chu mỗi lần tham gia phỏng vấn.
Sau đây, hãy cùng chúng tôi tham khảo 44 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp nhé:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn "ghi điểm" với nhà tuyển dụng
- Câu hỏi chung về đơn vị tuyển dụng: Đây chính là việc đầu tiên và vô cùng cơ bản không chỉ đối với công việc kế toán mà còn đối với rất nhiều vị trí khác. Đó chính là việc tìm hiểu sơ lược về công ty cũng như những thông tin liên quan. Những điều này bạn có thể hoàn toàn tìm thấy trên trang web chính thức của công ty hoặc trong JD tuyển dụng. Càng nắm rõ về môi trường, văn hóa, cách thức kinh doanh cũng như những yêu cầu của phía tuyển dụng bao nhiêu thì bạn sẽ càng trở nên vững tin, thoải mái và có thể đầu tư cho câu trả lời khi phỏng vấn của mình tốt bấy nhiêu.
- Câu hỏi chuyên môn kế toán: Đối với một nghề nghiệp đặc thù và đòi hỏi độ chính xác, cẩn thận cao như kế toán, thì những hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ công việc càng được coi trọng. Vì thế, hãy cố gắng bớt chút thời gian ôn lại, luyện tập lại những gì mình đã được học (nếu bạn là sinh viên mới ra trường), hoặc tổng kết lại những kinh nghiệm bạn đã làm tại các doanh nghiệp cũ nếu như bạn là người đã dày dặn kinh nghiệm nhé.
Trước khi đến với những câu hỏi phỏng vấn thường gặp về đơn vị tuyển dụng hay chuyên môn, thì câu hỏi đơn giản và dễ dàng đoán biết nhất mà nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi chính là yêu cầu ứng viên giới thiệu về bản thân họ.
Đây thường là câu hỏi mở đầu của mỗi cuộc phỏng vấn. Mục đích của câu hỏi này ngoài việc để “khởi động/warm-up” buổi phỏng vấn thì còn giúp nhà tuyển dụng quan sát cử chỉ, điệu bộ và phong thái của ứng viên.
Khi trả lời câu hỏi này, ứng viên hãy cố gắng không dài dòng mà chỉ cần tóm gọn lại ngành học, các thành tích đã có, các công việc đã làm. Đặc biệt, hãy cố gắng đề cập nhiều đến những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển, hạn chế nói về những điều quá cá nhân để thể hiện sự chuyên nghiệp.
Đây chính là lúc ứng viên có thể liệt kê, thể hiện những cố gắng, thành quả mà bạn đã thực hiện được trong suốt thời gian đi làm. Hãy chú ý với những kết quả mang tính định lượng, được thể hiện qua những con số thống kê rõ ràng và mang lại hiệu quả cho công ty cũ.
Với những câu hỏi thế này, điều được đánh giá cao chính là sự trung thực của ứng viên. Bạn không nói phóng đại, nói quá hay cố tình né tránh. Hãy thẳng thắn với nhà tuyển dụng về những gì bạn đã đạt được.
Ngược lại, nếu khi nhà tuyển dụng thực hiện các màn kiểm tra/check chéo với đơn vị cũ và phát hiện ra sự thật không giống những gì bạn đã nêu, bạn sẽ bị mất thiện cảm ngay lập tức.
Đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì đây chắc chắn là câu hỏi sẽ được nhà tuyển dụng đặt ra. Nhiều khi chỉ đơn giản là họ tò mò tại sao bạn lại quyết định kết thúc công việc cũ.
Đây không phải một câu hỏi khó, nhưng lại yêu cầu sự khéo léo từ ứng viên. Vì nếu không cẩn thận, vô tình có thể khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng. Một số lý do tinh tế mà bạn có thể tham khảo như: “muốn phát triển sự nghiệp lên một nấc thang mới” - áp dụng cho những ai đang muốn chuyển qua một công ty với quy mô lớn hơn và ở vị trí cao hơn. Hoặc các lý do về địa lý cũng có thể tham khảo như “gần khu vực nhà ở để tiện đi lại”, hoặc như “thay đổi môi trường”.
Khi gặp phải câu hỏi này, có một số điều bạn tuyệt đời không được nhắc tới, dù uẩn khúc đằng sau có như thế nào thì hãy gác lại một bên và thể hiện bạn là một ứng viên chuyên nghiệp. Ví dụ như: nói xấu, chê bai công ty cũ, than phiền về mức lương, chán ghét công việc cũ, thường mâu thuẫn với sếp hay ít cơ hội thăng tiến…
Để ghi điểm trong câu hỏi này, bạn nên tập trung nói rõ những điểm mạnh có liên quan đến những kỹ năng mà một kế toán cần. Và ngược lại, những điểm yếu cũng chính là những điểm không ảnh hưởng nhiều đến công việc của một kế toán.
Ví dụ, những điểm mạnh sẽ rất dễ gây ấn tượng trong vai trò của một kế toán như luôn có trách nhiệm với công việc được giao, khả năng xử lý vấn đề tốt, nhạy bén với các con số. Hay các kỹ năng bổ trợ quan trọng cho nghề kế toán như: kỹ năng đàm phán, thương lượng, thuyết trình, quản lý…
Đối với điểm yếu, bạn nên biết phân tách, chọn lọc những điểm yếu mà có thể có khả năng biến thành điểm mạnh hoặc đó có thể là một yếu điểm trong cuộc sống nhưng lại có lợi về một khía cạnh nào đó trong nghề kế toán. Ví dụ như tính cầu toàn quá mức, luôn muốn mọi thứ phải trong tầm kiểm soát của bản thân, luôn yêu cầu chỉn chu, chặt chẽ.
Điều này đôi khi có thể khiến cuộc sống quanh bạn trở nên gò bó, cứng nhắc, nhưng lại rất có lợi cho một công việc cần độ chính xác cao như kế toán. Tuy nhiên, bạn có thể khéo léo thừa nhận rằng mình biết rõ yếu điểm của bản thân và cũng ngày một tìm cách sửa chữa, khắc phục và linh hoạt hơn.
Nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng với những ứng viên luôn biết mình cần gì, muốn gì và có tình thần trung thực, sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm và có tinh thần cầu tiến, luôn muốn học hỏi để nâng cao giá trị bản thân.
Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng mong muốn nhận được câu trả lời từ các ứng viên rằng họ sẽ tiếp tục học hỏi không ngừng và có những tham vọng thăng tiến khác nhau trong công việc.
Bạn có thể đưa ra câu trả lời về mục tiêu nghề nghiệp như nguyện vọng của bạn là được làm việc trong một chuyên môn cụ thể, tại một loại hình công ty cụ thể, từ đó mà người phỏng vấn có thể đánh giá sơ qua về mức độ phù hợp và việc đi đường dài giữa bạn và công ty đó.
>>> Xem thêm:
Sau khi trải qua 44 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp, tổng quát ở phía trên, nếu nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với bạn, họ sẽ nhanh chóng chuyển qua những câu hỏi về chuyên môn.
Công việc kế toán lại chia ra rất nhiều những “ngách” nhỏ khác nhau, với những kiến thức chuyên môn đặc thù. Sau đây sẽ là một số câu hỏi phổ biến theo từng vị trí kế toán mà chúng tôi đã sưu tầm và biên tập.
Đáp án của những câu hỏi này chắc chắn đều nằm trong các tài liệu chuyên ngành, hoặc bạn đã được học trên trường, lớp hoặc tự mình đúc rút ra trong quá trình làm việc. Đối với những câu hỏi mang tính lý thuyết, yêu cầu nêu định nghĩa hay phân biệt, so sánh, đừng vội sử dụng các kiến thức sách vở nhàm chán mà hãy linh động sao cho một câu trả lời ngắn gọn, súc tích và giàu dẫn chứng nhé.
Kế toán thuế (tiếng Anh: Tax Accountant) là nhân viên phụ trách các vấn đề liên quan đến khai báo thuế trong doanh nghiệp. Đây được xem là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước.
Kế toán thuế là một vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn và thường xuyên hiện nay, bởi nó giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý được một nền kinh tế nhiều thành phần.
Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế:
Đối với những công ty, doanh nghiệp sản xuất, mua bán, và thường có các kho hàng, bến bãi, thì vị trí Kế toán kho (hay Warehouse Accountant) là rất quan trọng.
Đây là người làm việc trực tiếp tại kho hàng, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quá trình xuất và nhập hàng hóa, cũng như nắm bắt các con số hàng tồn kho.
Một số câu hỏi dành cho vị trí Kế toán kho dành cho bạn tham khảo:
Kế toán tổng hợp (tiếng Anh: General Accountant) là công việc chịu trách nhiệm ghi chép, thống kê và phản ánh một cách tổng quát các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các yêu cầu của doanh nghiệp.
Nói cách khác, nhân viên kế toán tổng hợp là những người chịu trách nhiệm chung về số liệu từ tổng hợp đến chi tiết trên sổ kế toán. Bởi vậy, vai trò của người này là rất quan trọng trong việc giải quyết chính xác các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Sau đây là một vài câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp chuyên môn thường gặp trong các cuộc phỏng vấn cho vị trí Kế toán tổng hợp:
Kế toán nội bộ (tiếng Anh: Internal Accountant), hay còn tên gọi khác là kế toán quản trị.
Đây là người có nhiệm vụ tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ. Dựa vào đó để lấy căn cứ xác định lỗ và lãi trên thực tế của doanh nghiệp.
Có thể nói, kế toán nội bộ sẽ thường phải đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách kế toán các hoạt động diễn ra theo từng ngày.
Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán mà các ứng viên phỏng vấn vị trí Kế toán nội bộ thường gặp như:
>>> Tham khảo việc làm: Chuyên viên C&B
Kết luận
Trên đây là những gợi ý nhỏ về 44 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp và chuyên môn. Kèm với đó, chúng tôi cũng đưa ra một số gợi ý mẫu cho bạn tham khảo.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt buổi phỏng vấn cho vị trí Kế toán, dù đó là kế toán thuế, kế toán kho, kế toán tổng hợp hay kế toán nội bộ!
Trả lời Huỷ