Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu muốn tăng trưởng doanh số nhanh chóng thì việc đưa ra KPI cho nhân viên là việc làm tối ưu nhất. Vừa có thể đánh giá năng lực, lại vừa có thể thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Vậy đối với nhân viên hành chính doanh nghiệp sẽ đưa ra chính sách KPI như thế nào? Bài viết dưới đây của tuyển dụng VCCorp sẽ phân tích và tổng hợp các mẫu đánh giá kpi cho nhân viên hành chính mới nhất!
Vấn đề đánh giá nhân viên qua mẫu KPI nhân viên hành chính có rất nhiều lợi ích như:
Thứ nhất mẫu KPI hành chính sẽ đo lường được mục tiêu của họ, nếu như cơ quan, doanh nghiệp của bạn muốn có được kết quả cụ thể đối với việc đào tạo nhân sự và cần phải đề ra KPI nhân sự hành chính. Từ đó, họ sẽ phải thực hiện các công việc cho những KPI đó. Nếu như công việc đạt hiệu quả thì cho thấy được sự thăng tiến và cũng ngược lại. Điều này sẽ góp phần dành cho nhân viên có mục tiêu phấn đấu trong công việc.
Có lợi ích thứ hai chính là việc sẽ tạo ra mẫu KPI cho phòng hành chính cũng được gọi là tạo ra môi trường học hỏi dành cho nhân viên.
Theo vấn đề đó, khi nhân viên sử dụng KPI bạn tạo nên một không khí học tập cùng liên tục cố gắng cho các nhân viên. Mọi khảo sát cũng chỉ ra rằng, việc tạo ra chỉ số KPI nhân sự có thể đưa ra các nhân viên lên một tầm cao mới hơn.
Như đã nói, KPI của một nhân viên HCNS sẽ có 3 tiêu chí là tuyển dụng, đào tạo và một số chỉ tiêu khác. Tuy nhiên, tùy vào từng doanh nghiệp mà chỉ tiêu về KPI của nhân viên hành chính cũng được áp dụng hoàn toàn khác nhau:
Một trong những yếu tố quan trọng của nhân viên HCNS đó chính là công tác tuyển dụng cho doanh nghiệp. Các chỉ số tuyển dụng này sẽ bao gồm chi phí, thời gian trung bình để tuyển dụng được một nhân viên, lượng CV nhân sự nhận được thông qua các kênh tuyển dụng.
Để tìm được ứng viên tiềm năng cho các vị trí của công ty, nhân viên HCNS đều sử dụng rất nhiều kênh tuyển dụng khác nhau nhau như: Giới thiệu từ người quen, tờ rơi, báo chí, mạng xã hội (Facebook, Linkedin, Twitter…) hay các website tìm việc làm trực tuyến.
Ngoài các chỉ số về tuyển dụng trên, thì số lượng ứng viên phỏng vấn dựa vào lượng CV. Tỷ lệ nhân viên đến nhận việc cũng là tiêu chí đánh giá nhân sự của một nhân viên HCNS.
Một nhân sự mới sau khi được tuyển dụng vào công ty sẽ trải qua quá trình đào tạo và làm quen với cách làm việc và văn hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đào nhân viên, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra mức chi phí không hề nhỏ. Vì thế, chỉ số đào tạo cũng là một phần không thể thiếu khi đánh giá KPI cho phòng nhân sự.
Công việc của một nhân viên HCNS không chỉ tham gia vào quá trình đào tạo, tuyển dụng. Ngoài ra, còn làm thêm một số công việc khác trong doanh nghiệp như:
Để xây dựng mẫu KPI dành cho nhân viên HCNS, cần vạch ra được mục tiêu rõ ràng. Và hãy bảo đảm rằng, những chỉ số KPI bạn đưa ra đều có thể thực hiện được.
Ban đầu, không nên vạch mục tiêu KPI quá cao, bởi nó chỉ khiến nhân viên cảm thấy áp lực và nhanh chóng rời bỏ công việc. Thay vào đó, hãy để cho nhân viên nhận thấy họ làm được việc và có thể nâng cao trình độ của mình trong tương lai.
Theo dõi các chỉ số KPI thường xuyên để biết tiến độ công việc, khó khăn, vướng mắc mà nhân viên đang gặp phải. Từ đó, sẽ có phương án điều chỉnh các chỉ số KPI sao cho phù hợp nhất.
Hãy nhớ rằng mẫu KPI cho vị trí nhân viên HCNS được tạo ra nhằm đánh giá năng lực của nhân viên hành chính một cách chuẩn xác nhất.
Khi thiết lập KPI cho vị trí Nhân viên hành chính nhân sự, bạn cần lưu ý những điều sau:
Tạm kết
Bài viết trên của Tuyển dụng VCCorp đã phân tích và tổng hợp những mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính cập nhật mới nhất năm 2023. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về KPI cho nhân viên hành chính và các loại mẫu đánh giá KPI nhân viên hành chính tối ưu nhất hiện nay.
Trả lời Huỷ