Bộ máy làm việc trong một doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều chức vụ và bộ phận, những vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng sẽ được coi trọng hơn so với các vị trí khác. Thị trường Việt Nam đang dần cải tiến và tiếp cận với nhiều loại thuật ngữ mới dành cho các vị trí làm việc. Ví dụ như CCO hay còn được gọi là giám đốc kinh doanh nắm giữ vai trò rất quan trọng đối với một tổ chức.
Vậy rốt cuộc CCO là gì? Và vị trí này nắm giữ quyền lực như thế nào trong doanh nghiệp? Bài viết của Tuyển dụng VCCorp sẽ làm sáng tỏ vấn đề này!
Chief Customer Officer là gì? Chief Customer Officer là CCO, nghĩa là Giám đốc kinh doanh. Đây là một chức vụ cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp vì phải quản lý và điều phối toàn bộ công việc và bộ máy liên quan đến khách hàng và mọi hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ theo chiến lược kinh doanh của công ty. CCO chỉ đứng sau và nhận chỉ đạo điều hành của tổng giám đốc (CEO).
CCO là một vị trí đóng vai trò chủ chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của một giám đốc kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp đến khoản lợi nhuận, doanh số của công ty. Nắm giữ nhiều vai trò nhưng vai trò quan trọng nhất của vị trí này là phải đưa ra được phương pháp, chiến lược nhằm gia tăng hiệu quả, năng lực của đội ngũ nhân viên bán hàng. Giám đốc kinh doanh cần đưa ra một kế hoạch đào tạo để nâng cấp đội ngu then chốt này, giúp cho doanh nghiệp phát triển và đạt được mục tiêu năm.
CCO đóng vai trò khác trong doanh nghiệp như:
Công việc của một CCO bao gồm nhiều hạng mục và tùy vào quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ có các nhiệm vụ chính sau đây:
Bên cạnh những vai trò và trách nhiệm quan trọng của một CCO thì người làm tại vị trí này cũng cần có những kỹ năng sau đây để có thể xử lý các tình huống phát sinh cũng như để cho khách hàng thấy được bộ mặt chuyện nghiệp của công ty thông qua giám đốc kinh doanh:
CCO phải là người nắm rõ được các yêu cầu của cấp trên và từ đó tiến hành các chiến lược nghiên cứu thị trường để lập ra kế hoạch kinh doanh dựa trên các yếu tố thu thập được như sản phẩm, giá cả hoặc nhu cầu thị trường. Từ đó triển khai một kế hoạch hoàn chỉnh nhất nhằm đạt KPI của doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc kinh doanh mặt hàng và chịu áp lực doanh số của công ty. Chính vì vậy CCO phải thường xuyên nắm bắt các thông tin về số liệu, sản lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như doanh số trong từng giai đoạn để có thể đưa ra thời điểm thích hợp tung ra sản phẩm ra thị trường. Đồng thời cũng phải đáp ứng về mặt số lượng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
CCO không thể một mình gánh hết các đầu việc mà cần có một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Team sale càng được nâng cấp và phát triển bao nhiêu thì số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra càng lớn, thu về càng nhiều doanh số khủng.
Càng có nhiều mối quan hệ trong kinh doanh thì các vấn đề phát sinh hoặc trong chiến lược càng dễ dàng phát triển. Chính vì vậy, một CCO cần phải có tầm nhìn chiến lược rộng trong việc xây dựng hệ thống phân phối và phát triển các mối quan hệ trong đa lĩnh vực, đồng thời trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp tốt để tìm kiếm, cũng như duy trì các mối quan hệ đó.
Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng thiết yếu của vị trí Giám đốc kinh doanh. Nhờ có kỹ năng này, CCO có thể giúp doanh nghiệp thỏa thuận được những hợp đồng “béo bở” từ khách hàng, hoặc nhà cung cấp.
CCO cần phải có tầm nhìn xa và rộng để nắm bắt những thay đổi liên tục trong thị trường kinh doanh. Việc quản trị sự thay đổi tốt sẽ giúp CCO tiên lượng được những xu hướng từ đó cập nhật chiến lược sao cho phù hợp và đạt được kết quả cao cho doanh nghiệp.
CCO là một vị trí gánh nhiều sức nặng trách nhiệm trên vai và phải đương đầu với vô cùng nhiều các tình huống phát sinh trong kinh doanh. Chính vì vậy để trở thành một CCO giỏi, bạn cần có kinh nghiệm ít nhất 10 năm với các hoạt động kinh doanh, triển khai và phát triển các chiến lược thành công.
Tương đương với kinh nghiệm thì trình độ học vấn của CCO cũng phải đạt mức hiểu biết sâu rộng trong các lĩnh vực đặc thù như kinh tế, kinh doanh hay truyền thông marketing. Trình độ của một CCO tốt nhất nên ở mức Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ thì sẽ có nhiều lợi thế và cơ hội ứng tuyển hơn.
Mức lương của một Giám đốc kinh doanh cùng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp, lĩnh vực đảm nhiệm, các đầu mục câu việc phải thực hiện, năng lực và kinh nghiệm,... Tổng hợp tất cả các yếu tố trên sẽ ra được mức lương của một CCO. Tại thị trường Việt Nam, hiện tại mức lương của một CCO trung bình rơi vào khoảng 30 triệu đồng/ tháng và có thêm các khoản thưởng hợp đồng kinh doanh khác.
Tạm kết
Trên đây là bài viết phân tích của Tuyển dụng VCCorp. Mong rằng qua bài phân tích độc giả có thể hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến CCO là gì? và làm thế nào để trở thành một CCO giỏi năm 2023.
Đừng quên hiện VCCorp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với mực lương hấp dẫn, nếu bạn quan tâm có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Trả lời Huỷ