Sổ tay câu hỏi phỏng vấn Marketing hay nhất 2022

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Phỏng vấn Marketing sẽ có nhiều vị trí khác nhau và các ứng viên với nền tảng, kỹ năng, nhu cầu và mong muốn khác nhau. Tuy nhiên, có một số câu hỏi phổ biến được hỏi và trả lời liên tục trong các cuộc phỏng vấn. Dù là những câu hỏi thông dụng nhất nhưng nếu không chuẩn bị kỹ, bạn sẽ dễ dàng mắc lỗi và bị loại . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing qua bài viết: “Sổ tay câu hỏi phỏng vấn ngành Marketing 2022”.

Các câu hỏi phỏng vấn marketing cơ bản

Bạn hãy giới thiệu về bản thân?

Đây là một trong những câu hỏi về Marketing căn bản nhất mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Tuy nhiên, điều nhà tuyển dụng thực sự muốn biết trong câu hỏi này là: bạn đã có kinh nghiệm gì về Marketing?

Câu phỏng vấn này là khởi đầu hiệu quả trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào, nhưng quan trọng hơn, bạn sẽ có cơ hội tạo ấn tượng đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng. 

Hãy trả lời về những kỹ năng thế mạnh của bạn, liên quan tới vị trí ứng tuyển trong suốt cuộc phỏng vấn,. Đồng thời, nói về những kinh nghiệm trong quá khứ liên quan đến những kỹ năng đó. Một số câu hỏi nhỏ giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn này: 

- Công việc nào trong quá khứ của bạn có liên quan tới Marketing?

- Kỹ năng nào của bạn phù hợp cho vị trí hiện tại?

Tại sao bạn lại theo đuổi ngành marketing

Thông qua câu hỏi, nhà tuyển dụng muốn biết liệu niềm đam của bạn là gì? Mục tiêu nghề nghiệp tương lai là gì? Và bạn có thực sự nghiêm túc với nghề này không? Để có câu trả lời hiệu quả, hãy mô tả ngắn gọn điều gì đã dẫn bạn đến ngành Marketing, chẳng hạn như:

- Các chủ đề hoặc hoạt động về Marketing thu hút sự quan tâm của bạn khi còn đi học.

- Những công việc trước đây giúp bạn có hứng thú với Marketing.

- Giấy chứng nhận bạn đã tham gia.

- Nhân vật trong ngành truyền cảm hứng cho bạn.

Ví dụ: Khi còn đi học, tôi đã luôn thích sự sáng tạo và tò mò muốn biết quảng cáo được làm ra như thế nào. Tôi bắt đầu tạo thử tạo một kênh tiktok về quảng cáo như một sở thích cá nhân. Sau đó, tôi đã đi thực tập tại một công ty Marketing, ở đây giúp tôi có nhiều kinh nghiệm quý báu về chiến dịch truyền thông và quảng cáo. Ngoài ra, tôi đã học được rất nhiều về Marketing thông qua đọc sách của những chuyên gia trong ngành như Seth Godin, Neil Patel và Gary Vaynerchuk. 

Những câu hỏi phỏng vấn marketing căn bản

Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được tính cách và phong cách làm việc của bạn. Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn, họ sẽ đánh giá một số điều sau:

- Liệu bạn có thể tự đánh giá bản thân trung thực hay không.

- Liệu bạn có nhận thức được những điểm mạnh của mình và ứng dụng vào công việc 

- Liệu bạn có thể cải thiện điểm yếu của mình.

- Liệu kỹ năng và tính cách của bạn có thể cân bằng với các thành viên hiện trong team.

Câu trả lời tốt nhất là hãy thành thực. Hãy suy nghĩ câu hỏi này dưới góc độ của nhà tuyển dụng. Họ đang tìm kiếm kỹ năng chính nào cho vị trí này. Bởi mỗi vị trí sẽ cần một vài kỹ năng cốt lõi, tận dụng điểm mạnh để phù hợp với điểm cốt lõi đó sẽ giúp bạn ăn điểm hơn những người khác. Đối với điểm mạnh của mình, hãy đưa ra ví dụ theo ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: thay vì nói “Tôi giỏi giao tiếp” thì bạn có thể trả lời. Tại sao bạn giỏi giao tiếp? Giao tiếp tốt đã giúp bạn hoàn thành tốt công việc Marketing như thế nào? Còn với điểm yếu, bạn hãy nêu cách khắc phục nó. Câu trả lời tốt nhất sẽ cho thấy nỗ lực cải thiện điểm yếu của bạn để nó không trở thành vấn đề trong công việc.

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Đối với nhiều người, lương bổng có thể là một trong những phần không thoải mái nhất của cuộc phỏng vấn. Vì vậy, theo kinh nghiệm phỏng vấn đã có bạn nên nghiên cứu mức lương thị trường trước khi đi phỏng vấn.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin qua số liệu thống kê của chính phủ và các website chính thức về việc làm, hoặc hỏi bạn bè và người quen của bạn. Sau khi bạn đã hiểu sơ bộ về lương, hãy đề xuất một con số dựa trên kinh nghiệm, hồ sơ công việc và mức lương hiện tại của bạn. Bạn cần hiểu giá trị của mình và không nên chấp nhận con số mà bạn không hài lòng. 

Vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ

Câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên marketing này giống như một bài tập về giảm thiểu rủi ro cũng như khám phá tiềm năng. Bạn có thể là một Marketer tài năng trong ngành, nhưng nếu bạn rời bỏ công việc vì một lý do nào đó, điều gì sẽ khiến bạn tiếp tục nghỉ việc? Bởi các hành vi có xu hướng lặp lại và nhà tuyển dụng muốn hiểu động cơ của bạn theo cả quan điểm tích cực và tiêu cực. Việc thuê một nhân viên tốn rất nhiều chi phí, do đó, khả năng giữ chân nhân tài là tiêu chí hàng đầu của nhà tuyển dụng. 

Tất nhiên, mọi người nghỉ việc vì nhiều lý do chính đáng, nhưng điều quan trọng là bạn phải trình bày rõ ràng những lý do này. Hãy tránh miêu tả mình là nạn nhân và nói xấu công ty cũ. Nhà tuyển dụng muốn thuê một người chịu trách nhiệm về vận mệnh của chính họ. Bạn nên tìm những lý do nghe khách quan như: có định hướng mới, chăm sóc mẹ bị bệnh, tình trạng sức khỏe,...

Hãy kể tên 3 hình thức Marketing Online mà bạn biết?

Bên cạnh những câu hỏi về đặc điểm, tính cách, nhà tuyển dụng muốn biết thêm về kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này. Cách thông thường nhất là hỏi những câu hỏi liên quan tới chuyên ngành mà bạn đang ứng tuyển. Kể tên 3 hình thức Marketing Online là một câu hỏi chuyên ngành cơ bản. Bạn có thể trả lời như sau:

"Theo như kinh nghiệm làm việc và quá trình học tập của mình, hình thức Marketing Online có thể kể đến là: Social Media Marketing, Search Engine Optimization (SEO), Email Marketing,..."

Bạn có thể tham khảo thêm những câu hỏi phỏng vấn content marketing

Bạn có chịu được áp lực công việc của ngành Marketing không?

Ngành nào cũng có những áp lực công việc riêng của nó. Nhà tuyển dụng muốn hiểu thêm về cách bạn chịu được sự căng thẳng trong công việc. Họ muốn đảm bảo rằng bạn vẫn có thể hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những tình huống áp lực cao. Câu hỏi phỏng vấn marketing này cho bạn cơ hội để chứng minh rằng bạn có thể hoàn thành xuất sắc dưới áp lực. 

Hãy chia sẻ về những tips giúp bạn bình tĩnh và có động lực. Đồng thời đưa ra ví dụ cụ thể và cách bạn biến nó thành động lực làm việc như thế nào. Bạn có thể trả lời như sau:

"Trong quá trình làm việc khó tránh khỏi có lúc gặp áp lực. Cách mà tôi thường dùng để giảm căng thẳng là nghe nhạc và suy nghĩ tích cực. Công việc trước đây của tôi là quản lý phòng Marketing. Tôi phải chịu áp lực về KPIs, đồng thời có những dự án với thời gian ngắn - chỉ có 1 tuần để hoàn thành. Tôi và đồng nghiệp phải ở lại công ty đến tối muộn, về nhà vẫn phải tiếp tục công việc. Tuy nhiên, thay vì than vãn tôi nhanh chóng thích nghi và nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Tôi cũng động viên đồng nghiệp của mình làm việc và có những khoản thưởng hậu hĩnh. Điều này đã giúp chúng tôi cùng nhau vượt qua áp lực và ngày càng gắn bó hơn. "

>>> Xem thêm:

100 câu hỏi phỏng vấn tester mới nhất 2022

200 câu hỏi phỏng vấn java thường gặp nhất trong năm 2022

[ Phá Đảo] Các câu hỏi phỏng vấn ban nội dung khó nhằn của nhà tuyển dụng

Câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự năm 2022

Trả lời ấn tượng cho bộ câu hỏi phỏng vấn Web Developer

44 câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp có đáp án

Câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên marketing

Tình huống 1:

Nếu khách hàng viết đánh giá tiêu cực về sản phẩm mà bạn đang Marketing, bạn sẽ phản hồi như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên marketing này sẽ giúp thể hiện được tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Để trả lời tốt câu hỏi này, hãy mô tả khoảng thời gian bạn đã cải thiện trải nghiệm khách hàng từ không hài lòng thành tích cực.

Đối với câu hỏi tình huống này và những câu hỏi khác, hãy sử dụng kỹ thuật STAR. Thảo luận về tình huống bạn đang gặp phải và công việc bạn đã làm để xoay chuyển tình thế. Vạch ra những hành động bạn đã thực hiện và mô tả kết quả của những nỗ lực của bạn.

Câu hỏi tinh huống phỏng vấn nhân viên marketing

Ví dụ: Ở vị trí trước đây của tôi, tôi thường xử lý những vấn đề khiếu nại của khách hàng, thỉnh thoảng sẽ có đánh giá tiêu cực. Một khách hàng không hài lòng với app sử dụng của chúng tôi và đã gửi mail yêu cầu được hoàn lại tiền.Tôi kiểm tra cùng với bộ phần kỹ thuật để tìm ra vấn đề mà vị khách đang gặp phải và phát hiện một lỗi nhỏ trong quá trình cập nhật ứng dụng. 

Sau khi báo cáo với quản lý, tôi liên hệ với địa chỉ email của khách hàng để chúng tôi có thể xử lý vấn đề của cô ấy. Tôi gửi email và cảm ơn cô ấy đã phản hồi. Sau đó, tôi thông báo với cô ấy rằng chúng tôi đã cập nhật ứng dụng để tương thích với thiết bị của cô ấy. Sau đó, tôi đề nghị cô ấy hai tuần sử dụng app miễn phí để bù đắp cho vấn đề mà cô ấy đã gặp phải. Cô ấy trả lời và nói rằng ứng dụng đã hoạt động tốt hơn. Cô ấy vui vẻ chấp nhận lời đề nghị của của chúng tôi. Trong những tình huống này, tôi luôn lịch sự và tôn trọng để duy trì hình ảnh chuyên nghiệp của công ty. Tôi luôn khuyến khích khách hàng liên hệ trực tiếp với nhóm hỗ trợ để giải quyết bất cứ khiếu nại nào. 

Tình huống 2:

Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu ý tưởng của bạn bị phản bác?

Câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên marketing này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết liệu bạn có phải là một người biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Đồng thời, biết cách bảo vệ quan điểm của mình và khả năng teamwork của bạn.

Ví dụ: Đầu tiên, tôi sẽ tìm hiểu lý do tại sao ý tưởng của tôi không được chấp nhận. Có thể ý tưởng đó quá điên rồ và đi ngược lại suy nghĩ số đông. Khi đã lắng nghe và  đứng dưới góc nhìn của họ, tôi sẽ thuyết trình tại sao nên chọn ý tưởng của tôi. Đồng thời giải đáp những nghi ngờ của họ về ý tưởng. Tuy nhiên, nếu ý tưởng của tôi vẫn không được lựa chọn theo số đông, thì tôi sẽ nhìn lại ý tưởng của mình và dùng cho một dự án thích hợp hơn. 

Tình huống 3:

Hãy cho tôi biết về một chiến dịch Marketing không thành công của bạn?

Câu hỏi giúp nhà tuyển dụng hiểu được cách bạn đối phó với thất bại. 

- Bạn có nản lòng vì thất bại?

- Bạn học hỏi được điều gì từ thất bại?

Ví dụ: Khi mở rộng sang thị trường nước ngoài, chúng tôi không nhận được sự hưởng ứng từ khách hàng. Kết quả là doanh thu sụt giảm và chiến dịch thất bại. Sau khi nghiệm thu chiến dịch, chúng tôi nghiên cứu ra rằng, khách hàng không thực sự quan tâm đến vẻ hào nhoáng của chiến dịch và chiến dịch của chúng tôi chưa sát với văn hóa của khách hàng. Chúng tôi đã điều chỉnh ngôn ngữ và đưa những yếu tố văn hóa vào chiến dịch. Kết quả  lượt tiếp cận và doanh thu đã tăng trong lần tiếp theo. 

>>> Xem thêm: Những bài test nghề nghiệp phổ biến nhất 2022

Kết luận

Ngoài những câu hỏi phỏng vấn marketing ở trên, bạn cũng nên chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn Content Marketing hay câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing cho cuộc phỏng vấn. Bạn cũng cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty và vị trí mà bạn ứng tuyển. Khi đã hiểu về công việc và công ty, hãy nghĩ về những công việc trước đây và những thành tựu đạt được liên quan tới tính chất công việc bạn ứng tuyển. Quan trọng nhất, hãy tự tin và chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công trong buổi phỏng vấn tiếp theo!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan