Tester là gì? Làm Tester cần học những gì?

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Nếu bạn đang tìm hiểu về nghề tester là gì và muốn theo đuổi công việc đó, hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu Tester là gì, công việc tester là gì và những tố chất cần có của một Tester nhé!

Tester là gì?

Tester là người kiểm tra phần mềm để tìm ra các lỗ hổng của chương trình và đảm bảo rằng tất cả các chức năng của phần mềm hoạt động trơn tru, không có lỗi nào xuất hiện trong sản phẩm cuối cùng. Tester có thể thực hiện nhiệm vụ của họ theo cách thủ công hoặc sử dụng các công cụ mã hóa và tự động để giúp họ kiểm tra các chương trình máy tính hiệu quả hơn.

Tester là gì?

>>> Xem thêm: Web Developer là gì? Để trở thành Web Developer cần có những yếu tố gì?

Một số khái niệm liên quan đến Tester

Manual tester là gì?

Hay còn gọi là tester thủ công, tester sẽ kiểm tra mà không sử dụng bất kỳ công cụ tự động nào. Mục đích của kiểm tra thủ công là xác định các lỗi, sự cố và khiếm khuyết trong phần mềm. Manual testing là kỹ thuật nguyên thủy nhất trong tất cả các loại testing và nó giúp tìm ra các lỗi nghiêm trọng trong ứng dụng phần mềm.

Bất kỳ phần mềm mới nào cũng phải được kiểm tra thủ công trước khi kiểm tra tự động hóa. Manual tester đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nhưng vô cùng quan trọng để kiểm tra tính khả thi của phần mềm.

Fresher tester là gì?

Hầu hết những sinh viên mới ra trường muốn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đều chọn Tester như một bước đệm. Fresher tester là những người mới bắt đầu bước vào ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Họ sẽ làm các công việc đơn giản trước như kiểm tra phần mềm để hiểu cách chúng hoạt động như thế nào. 

Fresher tester là gì?

Automation tester là gì?

Automation tester là người sử dụng các công cụ phần mềm kiểm tra tự động nhằm kiểm tra phần mềm có thực hiện chính xác những gì nó được thiết kế. Automation tester sẽ nhập dữ liệu kiểm tra vào hệ thống, so sánh kết quả dự kiến và thực tế. Sau đó, tạo báo cáo kiểm tra chi tiết. Automation testing đòi hỏi đầu tư đáng kể về tiền bạc và tài nguyên.

Công việc của tester là gì?

Dưới đây là một số công việc chính của tester:

- Xem xét các yêu cầu của phần mềm và tạo các trường hợp khác nhau để test.

- Phát hiện và phân tích các lỗi hoặc sự cố phần mềm.

- Làm việc với lập trình viên để phát triển các phần mềm một cách hiệu quả.

- Báo cáo phát hiện chính cho quản lý và giám đốc điều hành.

- Thiết kế và tạo hệ thống kiểm tra tự động sử dụng code máy tính.

- Tương tác với khách hàng để hiểu yêu cầu về phần mềm hoặc sản phẩm.

- Phản hồi và hỗ trợ về thiết kế hoặc chức năng khác của phần mềm.

Công việc của tester là gì

>>> Xem thêm: Frontend là gì? Lập trình Frontend cần những kỹ năng gì?

Tester cần học những gì?

Ngôn ngữ lập trình

Dù bạn không phải là lập trình viên nhưng việc học thêm về ngôn ngữ lập trình có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và dễ dàng xác định những lỗi xảy ra với phần mềm máy tính hơn. Đăng ký học các khóa học về lập trình hoặc học tại các trường đại học sẽ giúp bạn có được một nền tảng vững chắc khi trở thành tester. Một số ngôn ngữ lập trình bạn có thể học như: C#, CSS, C++, PHP, Ruby, Python, Java, JavaScript,...

Chứng chỉ

Tester cần học những gì? Mặc dù chứng chỉ không phải lúc nào cũng cần thiết cho sự nghiệp, nhưng có hai chứng chỉ chính có thể là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một vài chứng chỉ mà bạn có thể học để trở thành tester

- Chứng chỉ kiểm thử phần mềm quốc tế (ISTQB): Chứng chỉ này dạy và kiểm tra kiến ​​thức, kỹ năng được sử dụng trong nhiều khía cạnh của kiểm thử phần mềm. Nó được cấp bởi Hội đồng Chứng nhận Kiểm tra Phần mềm Hoa Kỳ, nơi cung cấp các chứng chỉ khác, bao gồm cả Advanced Security Tester và Advanced Test Analyst.

- Chứng nhận đảm bảo năng lực ở cấp độ chuyên nghiệp (CSTE): Để đủ điều kiện cho bài kiểm tra, chứng chỉ này thường yêu cầu bằng cử nhân và hai năm kinh nghiệm có liên quan hoặc sáu năm kinh nghiệm không có bằng cấp, Sau đó, tổ chức kiểm thử sẽ đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về khả năng kiểm thử phần mềm, kiểm soát chất lượng và kiến ​​thức về nghề CNTT.

Tester cần học những gì? Đó là nhiều chứng chỉ  liên quan đến công việc

API Testing

Máy chủ API (Application Programming Interface) là trung gian giữa giao diện người dùng và cơ sở dữ liệu. Trong phát triển ứng dụng phần mềm, API là lớp trung gian giữa UI và lớp cơ sở dữ liệu. API cho phép giao tiếp và trao đổi dữ liệu từ hệ thống phần mềm này sang hệ thống phần mềm khác. API Testing là việc kiểm tra trực tiếp các API - từ chức năng, độ tin cậy, hiệu suất đến bảo mật của chúng. 

Công cụ testing

Để bước vào thế giới kiểm thử phần mềm, tester cũng cần phải có kiến ​​thức thực hành về các công cụ kiểm tra khác nhau. Một số công cụ kiểm tra được sử dụng nhiều nhất là Selenium, Robotium, TestComplete, Kobiton,... Với những công cụ này, người ta có thể thực hiện kiểm tra trình duyệt, kiểm tra máy tính để bàn, kiểm tra API,...

Hệ thống kiểm soát phiên bản

Để theo dõi, giám sát và cộng tác với các thành viên nhóm khác trong tổ chức, điều quan trọng là phải duy trì một hệ thống kiểm soát phiên bản. Hệ thống này hỗ trợ để xem xét các thay đổi và cũng để quản lý các quy trình với các báo cáo chi tiết. Vì vậy, tester nên biết cách truy cập và làm việc với các hệ thống kiểm soát phiên bản như Git, SVN,...

Lệnh UNIX / Bash

Là một Tester cần học những gì? Một người tester cần học các lệnh UNIX / Bash cơ bản để điều hướng giữa các tệp. Lệnh này cũng giúp một người làm việc với hệ điều hành dựa trên UNIX (hầu hết các ứng dụng chạy trên đó). Các lệnh UNIX cho phép Tester dễ dàng đẩy và kéo mã từ kho lưu trữ GitHub.

Những kỹ năng cần có của tester

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích rất quan trọng đối với tester vì nó có thể giúp họ kiểm tra các chương trình máy tính chặt chẽ và tìm ra các lỗi trong phần mềm. Nó cũng có thể giúp họ đề xuất hoặc tư vấn cho khách hàng về cách cải thiện chương trình và giúp phần mềm thân thiện hơn với người dùng.

Kỹ năng quản lý thời gian

Thông thường, tester sẽ cần phải kiểm tra nhiều ứng dụng phần mềm cùng một lúc và gửi báo cáo về các vấn đề hoặc lỗi của chương trình theo thời hạn nhất định. Đó là lý do tại sao kỹ năng quản lý thời gian vô cùng quan trọng đối với tester. Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc và chia nhỏ trách nhiệm hàng ngày của bạn thành các lịch trình hữu ích và danh sách việc cần làm.

Tester cần có kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng giao tiếp

Mọi người nghĩ tester không cần sử dụng quá nhiều kỹ năng giao tiếp nhưng tester thường sử dụng các kỹ năng giao tiếp khá nhiều, bao gồm chuyển tiếp thông tin quan trọng cho khách hàng và thảo luận với đồng nghiệp. Giao tiếp bằng văn bản cũng có thể hữu ích cho tester khi tạo báo cáo kiểm tra để gửi cho quản lý và khách hàng của công ty.

>>> Xem thêm: 100 câu hỏi phỏng vấn tester mới nhất 2022

Lương Tester là bao nhiêu?

- Đối với fresher - những người mới bước chân vào ngành và chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành, mức lương thường dao động từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/tháng.

- Đối với Junior, là những người có kinh nghiệm từ 1-2 năm trong ngành, Tester sẽ nhận mức lương trung bình từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Đối với Senior, những người có kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm, mức lương thường dao động trên 20.000.000 đồng/tháng.

>>> Xem thêm: BackEnd là gì? Làm thế nào để trở thành lập trình viên BackEnd?

Kết:

Bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về nghề Tester là gì, công việc tester là gì. Để trở thành một tester giỏi bạn cần nắm vững những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng mềm. Hãy bắt đầu học tập và rèn luyện ngay từ bây giờ để có thể trở thành một Tester thành công trong tương lai!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan