Trong một cuộc buổi phỏng vấn tuyển dụng, ngoài việc trả lời một cách thụ động những câu hỏi, các ứng viên cũng cần chuẩn bị một phần rất quan trọng chính là phần giới thiệu bản thân. Đây thường là câu hỏi mở đầu trong tất cả các cuộc phỏng vấn và quyết định phần nào bạn có khiến nhà tuyển dụng chú ý hay không.
Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn một số bí quyết hay ho để có được một phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thật ấn tượng nhé!
Theo lẽ thường, khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, những người làm tuyển dụng sẽ luôn muốn ứng viên có thể giới thiệu những thông tin cơ bản về bản thân họ, rồi từ đó sẽ có thể là những câu hỏi gợi mở đi đến các vấn đề chuyên môn khác. Phần giới thiệu sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được những thông tin cơ bản về ứng viên cũng như biết được những điểm nổi bật nhất của ứng viên đó.
Về phía những người làm tuyển dụng, đây là cơ hội để họ cũng có thể quan sát, đánh giá được thái độ, cách đi lại, giọng nói, cách nói chuyện, cách ứng xử và mức độ tự tin của ứng viên. Mặt khác, phần giới thiệu này sẽ cho thấy giữa ứng viên và nhà tuyển dụng có mức độ tương tác nhiều hay ít, giúp cho bên công ty có thể cân nhắc xem ứng viên này có thật sự phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty đó hay không.
Về phía các ứng viên, đây chính là một cơ hội để họ thể hiện những điểm nổi bật, điểm mạnh cũng như tại sao họ lại khác các ứng viên khác, tại sao họ nên là người được chọn cho vị trí này của công ty thay vì các đối thủ cạnh tranh khác.
Do đó, xét cả về hai phía, phần giới thiệu này là vô cùng cần thiết, như một bước đệm giữa lời chào hỏi ban đầu và những câu hỏi chuyên môn sâu hơn. Đây cũng có thể được coi như phần “warm-up” trong một cuộc phỏng vấn, để không khí bớt căng thẳng và ngại ngùng hơn.
>>> Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc làm gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng
Lời cảm ơn và xin lỗi là những biểu hiện của lối cư xử có văn hóa, một hành động thể hiện sự văn minh và lịch sử trong giao tiếp hàng ngày. Do vậy, để bắt đầu cho bài giới thiệu bản thân, đừng bao giờ quên gửi một lời cảm ơn đến những nhà tuyển dụng đang trực tiếp phỏng vấn bạn.
Vì sao? Bởi có thể vị trí bạn ứng tuyển có hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn người cùng nộp đơn. Khi bạn được mời đến phỏng vấn, tức là bạn đã được trao cho cơ hội để thể hiện mình, trong khi có rất nhiều ứng viên đã bị loại trước đó. Ngoài ra, phía tuyển dụng cũng mất thời gian, công sức để đánh giá hồ sơ, liên hệ với bạn và sắp xếp nhiều công việc phía sau để chuẩn bị thời gian cho buổi phỏng vấn.
Bởi những lẽ đó, một lời cảm ơn chân thành của ứng viên sẽ cho những người tuyển dụng cảm giác rằng họ đang được nói chuyện với một ứng viên chuyên nghiệp, lịch sự và đáng được tin tưởng. Ấn tượng ban đầu sẽ vô cùng quan trọng, vì vậy đừng một lời cảm ơn nhé!
Đối với ai cũng vậy, những thông tin cực kỳ cơ bản như họ tên và tuổi là thứ chúng ta luôn muốn biết đầu tiên. Đặc biệt trong văn hóa kính trọng người lớn tuổi của Việt Nam, việc biết tuổi của người khác đôi khi rất quan trọng để có thể dễ dàng xưng hô hơn.
Tên của mỗi người cũng rất quan trọng, bởi đằng sau đó thể ẩn chứa rất nhiều câu chuyện, hoặc những niềm hy vọng được gửi trao. Một cái tên hay, độc, lạ có thể gây tò mò, thích thú với các nhà tuyển dụng, và có thể là đề tài kéo cuộc phỏng vấn trở nên thân mật, thoải mái hơn.
Ngoài ra, không ai muốn trong cả cuộc nói chuyện dài mà đến cái tên của nhau cũng không được biết. Có thể nhà tuyển dụng đã có trong tay CV hoặc Resume rất đầy đủ của bạn rồi, những việc bạn trực tiếp giới thiệu mình sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp.
Cũng giống như tên, tuổi, những thông tin như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc đều là những thứ mà bạn chắc chắn đã viết trong CV. Đó cũng là thứ mà nhà tuyển dụng có thể phải nắm rõ để đánh giá hồ sơ của bạn và gọi bạn đến phỏng vấn.
Dẫu vậy, việc bạn nêu ra những thông tin này như một bước nhắc lại để giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn hoặc gợi nhắc họ về thông tin của bạn hơn, giữa rất nhiều ứng viên phỏng vấn ngày hôm đó.
Ngoài ra, nếu thời lượng giới hạn trên CV hoặc Resume khiến bạn không thể nêu được hết những điểm đáng chú ý hoặc dấu mốc nào đó trong sự nghiệp thì đây cũng chính là lúc bạn có thể bày tỏ lòng mình để tạo ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng nhé!
Nếu như bạn không phải là sinh viên mới ra trường đi tìm việc lần đầu, thì chắc chắn phần Kinh nghiệm làm việc luôn là phần mà mỗi nhà tuyển dụng sẽ quan tâm để ý nhất. Bởi vậy, ở phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn này, bạn nên biết giới thiệu một cách chọn lọc những công việc trong quá khứ mà bạn thấy phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển nhất. Bạn nên tránh việc trình bày tất cả, tránh sa vào lối kể dài dòng mất thời gian, bởi điều này có hai tác hại chính:
Thứ nhất, nhà tuyển dụng sẽ không thể nắm được những điểm quan trọng mà bạn muốn truyền đạt hoặc sẽ bị nhiễu loạn trước quá nhiều thông tin bạn đưa ra. Thứ hai, việc kể lể giúp bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng, họ có thể đánh giá bạn là một ứng viên không biết sàng lọc thông tin và thiếu khôn ngoan, điều này có thể là điểm trừ cho bạn trong một số công việc cần những ứng viên nhanh nhạy và rõ ràng.
Còn nếu trong trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường, chắc chắn kinh nghiệm làm việc sẽ không nhiều, thì bạn hãy tự tin để trình bày những hoạt động ngoại khóa mà bạn đã từng tham gia khi còn là sinh viên. Hãy luôn nhớ chất lượng quan trọng hơn số lượng, đừng mải mê tham gia quá nhiều hoạt động mà không để ý xem bạn học được gì từ đó hoặc nó giúp gì được cho công việc bạn đang ứng tuyển.
Khi trình bày về những thành tích tình nguyện hoặc hoạt động xã hội mà bạn từng tham gia, chính là khi bạn trả lời cho câu hỏi “Bạn học được gì từ hoạt động đó?” và “Những bài học đó có thể giúp ích được gì công việc mà bạn đang ứng tuyển?”. Thành thật và rõ ràng trong hai câu hỏi này sẽ giúp bạn trở thành một người có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe và luôn chịu khó học hỏi trong mắt nhà tuyển dụng.
Dù là sinh viên mới ra trường hay người đã đi làm lâu năm, thì điều quan trọng vẫn cần phải lưu ý chính là cách trình bày. Dẫu bạn đang phải đối mặt với dàn C-level quyền lực của công ty, hoặc ứng viên ngồi cạnh bạn (trong những cuộc phỏng vấn nhóm) vừa có màn trình bày cực thu hút, thì bạn vẫn cần giữ cho mình sự ổn định, phong thái khoan thai, bình tĩnh và khéo léo. Hãy tự tin rằng với những thông tin bạn vừa đưa ra, dù nhà tuyển dụng có đưa ra những câu hỏi bất ngờ hay lắt léo như thế nào thì bạn cũng vẫn trả lời được một cách trôi chảy nhé!
Thông qua phần này, nhà tuyển dụng có thể biết được rằng bạn ứng tuyển vào công ty của họ với mong muốn cống hiến lâu dài hay đây chỉ là một chốn dừng chân tạm thời để bạn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Vì vậy, đây chắc chắn là phần mà nhà tuyển dụng sẽ quan tâm, chú ý và có thể hỏi khó bạn về sau. Do đó, bạn nên chủ động đề cập đến phần này trước trong phần giới thiệu để tạo lợi thế cho mình.
Trong phần trình bày những triển vọng của bản thân, bạn có thể chia chúng ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Điều này giúp bạn xác định rõ con đường phát triển sự nghiệp của bản thân, cũng như thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người biết mình cần gì, muốn gì và có định hướng rõ ràng về tương lai. Đây cũng chính là một cách trình bày khác của câu hỏi “Bạn sẽ trở thành ai trong vòng 5 năm tới?” mà các nhà tuyển dụng rất thường hay hỏi các ứng viên. Vì vậy, hãy nhớ chuẩn bị tốt phần này và nhớ đừng bỏ sót những ý mà bạn có thể trình bày, ví dụ như: môi trường làm việc, các khóa đào tạo hay bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phúc lợi kèm theo, hay cơ hội thăng tiến…
Bên cạnh đó, căn cứ vào những điều mà bạn trình bày về kỳ vọng công việc của bản thân, nhà tuyển dụng sẽ thêm cơ sở để cân nhắc xem bạn có phải là ứng viên phù hợp với tiềm năng phát triển của công ty hay không. Lời khuyên chính là bạn nên thẳng thắn bày tỏ những nguyện vọng của mình để hai bên có thể xác định tư tưởng ngay từ đầu rằng chúng ta có phù hợp với nhau hay không.
Bao giờ cũng vậy, bạn nên hiểu rõ đối phương mà bạn đang muốn chinh phục. Ở đây chính là công ty mà bạn đang ứng tuyển. Để tìm hiểu về một doanh nghiệp, bạn nên lưu ý một số thông tin như: lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, văn hóa nội bộ, đối tượng khách hàng, tính chất công việc, phúc lợi của nhân viên…
Bạn có thể dễ dàng tìm được những thông tin trên trang chủ của công ty hoặc trong các báo cáo tài chính của họ. Việc tìm hiểu kỹ như vậy sẽ giúp bạn có thể tự đánh giá, tự biết sức mình xem có phải một nhân viên mà công ty đó đang tìm kiếm hay không, hoặc khả năng, quan điểm trong cuộc sống, công việc của bạn có phù hợp với doanh nghiệp đó hay không.
Việc bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn rằng bạn hiểu về doanh nghiệp còn khiến nhà tuyển dụng thấy được sự chuẩn bị chu đáo, sự tâm huyết và hết lòng của bạn với vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ khiến họ có ấn tượng tốt và tạo được thiện cảm với bạn. Và dù về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bạn có phù hợp hay không, họ cũng sẽ đánh giá thái độ của bạn là một người chuyên nghiệp, nghiêm túc.
Dù đã có sự chuẩn bị tốt về những thứ kể trên, nhưng mọi thứ có thể “đổ sông để bể” nếu như bạn không giữ được một tinh thần thép để thể hiện hết khả năng những gì bạn có. Hãy cố gắng giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái, giữ bình tình và luôn ở trạng thái minh mẫn, tập trung nhất.
Điều quan trọng là đừng tạo áp lực cho bản thân, bởi khi bạn càng áp lực, bạn sẽ càng rối trí, luống cuống nếu như có một câu hỏi bất ngờ nào đó từ nhà tuyển dụng mà bạn chưa hề chuẩn bị trước.
Hãy nhớ rằng cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn mới chỉ là phần mở đầu và phía sau sẽ còn là nhiều câu hỏi khác. Và đây là phần bạn có thể hoàn toàn chuẩn bị trước, vậy nên hãy cố gắng giữ tinh thần để thể hiện thật tốt nhé!
Nếu như bạn đang đọc bài viết này, cũng có nghĩa là rất có thể những đối thủ cạnh tranh với bạn tại vòng phỏng vấn cũng đang đọc nó. Vậy nếu như rất nhiều ứng viên cùng thuộc lòng những tips giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như trên, thì đâu sẽ là điểm đặc biệt của bạn?
Để không biết mình trở thành một người dập khuôn, máy móc và nhàm chán với nhà tuyển dụng, bạn cần tạo được điểm nhấn của riêng mình. Có thể với những ngành nghề cần sự sự chỉn chu, chính xác hoặc tác phong làm việc hơi cổ điển thì chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bạn sẽ ăn điểm. Nhưng còn những ngành cần sự sáng tạo, bay bổng thì sao? Một điều gì đó cuốn hút ngay từ phần giới thiệu bản thân chính là điểm cộng rất lớn cho bạn rồi đó.
Ví dụ bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp, mặc dù kinh nghiệm làm việc không nhiều, nhưng điểm mạnh và đáng chú ý của những bạn trẻ này chính là sự nhiệt huyết, năng động và háo hức được làm việc và cống hiến. Bạn có thể dựa vào đó để khiến mình trở nên thật đặc biệt hoặc đáng nhớ trong phần giới thiệu bản thân. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng dù bạn là một người trẻ nhưng có chí tiến thủ, chịu khó học hỏi và sẵn sàng đón nhận những thử thách trong công việc.
Nếu như bạn đã bắt đầu bài trình bày của mình bằng một lời cảm ơn, vậy thì hãy kết thúc nó trọn vẹn cũng bằng một lời cảm ơn. Đó là lời cảm ơn những người tuyển dụng đã chăm chú lắng nghe bạn, dù trong khi giới thiệu chắc chắn không thể thiếu những sai sót.
Đây vừa là phép lịch sự tối thiểu trong công việc, cũng như là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng. Từ đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ đáp lại bạn bằng thái độ tôn trọng và đáng mến.
Em chào các anh chị,
→ Nếu biết đầy đủ thông tin, bạn có thể gửi lời chào tên của họ kèm chức vụ
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn các anh chị và Quý công ty đã tạo điều kiện và cơ hội cho em được tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Trước tiên, em muốn giới thiệu vài nét về bản thân. Em là (+ đầy đủ họ tên), ... tuổi. Năm…, em tốt nghiệp đại học…, chuyên ngành … với tấm bằng loại… và điểm tổng kết…
Sau khi tốt nghiệp X năm, em đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí …, tại công ty…. Em khá tự tin vào kỹ năng … của mình nhờ vào việc…. (+ những thành tích, hoạt động thời đi học của bạn). Em luôn tiếp tục rèn luyện (những) kĩ năng đó…. thông qua công việc … (+kể tên những công chuyên môn trước đây bạn đã từng làm) tại công ty…
Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm, em cũng không quên việc rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng…, kỹ năng, bằng cách… (+kể tên những việc bạn đã thực hiện để rèn luyện các kỹ năng đã liệt kê). Nhờ vậy mà team em đã hoàn thành các nhiệm vụ một cách đầy năng suất và hiệu quả, bằng chứng là việc… (+hãy nêu ra những con số cho thấy hiệu suất làm việc cao).
Em tin rằng với những kinh nghiệm và thành tích em đã gặt hái được trong thời gian qua, em có thể đảm nhận tốt vị trí … tại công ty mình. Một lần nữa, em cảm ơn anh chị đã lắng nghe.
Lời đầu tiên, cho phép tôi cảm ơn các anh chị tham gia phỏng vấn ngày hôm nay và quý công ty vì đã cho tôi cơ hội tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Tôi tên là …. Tôi vừa tốt nghiệp đại học ngành ngân hàng. Và tôi đang tìm kiếm công việc toàn thời gian đầu tiên của mình, một nơi mà tôi có thể học hỏi và cống hiến hết mình.
Tôi là một người yêu đọc sách, thích khám phá những thứ mới lạ và khá hướng ngoại. Tôi thích làm việc trong môi trường công bằng, nghiêm túc để có thể phát triển sự nghiệp. Tôi tin rằng với những gì tôi đã tích lũy được trong thời gian học tập cũng như qua các hoạt động ngoại khóa, tôi có thể đảm nhận tốt vị trí ... tại ngân hàng. Một lần nữa, xin cảm ơn anh chị đã lắng nghe.
Tôi là…Tôi đã tốt nghiệp … năm ngoái, và chuyên ngành của tôi là kế toán. Từ khi còn nhỏ, tôi đã yêu các con số và phép tính rồi. Kể từ đó, tôi muốn trở thành một kế toán viên và đó là lý do tại sao bạn thấy tôi ở đây hôm nay. Tôi là một người luôn tính toán tỉ mỉ vì tôi biết rằng một kế toán viên cần phải chính xác trong công việc. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường đọc tin tức trên mạng, đặc biệt là các tin tức về kinh tế, tài chính.
Tôi là chuyên viên marketing có … năm kinh nghiệm làm việc tại các agency có tiếng tại Hà Nội, tôi là...
Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing và bắt đầu các công việc ngay từ khi mới tốt nghiệp. Từ vai trò nhân viên SEO, tôi chuyển sang làm chuyên viên marketing mảng digital marketing, thành thạo các kiến thức và kỹ năng về SEO, content, lập campaign và chạy chiến dịch, quản lý ngân sách và một chút về xây dựng thương hiệu. Dự án lớn nhất tôi từng hoàn thành độc lập là campaign cho công ty khách hàng với ngân sách 2 tỷ đồng, tôi đã hoàn thành tốt và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thêm 15%.
Tôi tin rằng với năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tôi sẽ tham gia nhiều dự án, chiến dịch tiếp thị lớn, hiệu quả hơn cho công ty mình. Tôi đặt mục tiêu trở thành trưởng phòng marketing sau khoảng 3 - 5 năm làm việc".
Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn số 1
Greetings, sir and madam. … is my name. I've been a Marketing staff member for three years. I currently create, develop, and carry out successful marketing communication strategies. Additionally, I create the content for all marketing materials, such as websites, emails, letters, and brochures.
I have a reputation for being a detail-oriented and effective communicator. I can handle several jobs at once and I never miss deadlines. Also appreciating my zeal for the task is my boss.
I'm searching for an open position given my experience. Since environmental improvement is something I'm interested in, I hope to work for a company like yours. I appreciate your attention.
Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn số 2
I want to express my gratitude for providing me the chance to take part in this interview today. … is my name. I recently earned my degree from college with a Marketing emphasis. And I am seeking my first employment.
I read a lot, I enjoy learning, and I'm outgoing. I enjoy working in a professional setting where I may advance my career. I think I'm qualified to fill the role of Marketing Executive at your organization with the knowledge I've gained from my studies and social activities. I appreciate your attention.
>>> Xem thêm: Cách viết đơn xin việc bằng tay gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Kết luận
Vừa rồi là những gợi ý của chúng tôi về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hay và có được cho mình một phần giới thiệu thật ấn tượng. Chúc bạn sẽ có một buổi phỏng vấn thành công mỹ mãn!
Trả lời Huỷ