Web developer là gì? Công việc này bao gồm những ngách nhỏ nào và cần học những gì để trở thành một web developer? Web Developer cần học những gì? Thời đại số hóa và cơn bão 4.0 sinh ra rất nhiều vị trí công việc mới và giúp nhiều công việc được chú trọng hơn trước. Một trong số đó phải kể đến các vị trí công việc thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin.
Tuyển dụng VCCorp sẽ giải đáp vị trí được quan tâm hàng đầu hiện nay là web developer để từ đó hiểu được tường tận về công việc, tính chất, những yếu tố cần có trong nghề.
Web developer (tạm dịch lập trình viên website) là vị trí đảm nhiệm việc tạo ra chương trình hoặc ứng dụng dành riêng cho website. Lập trình viên website sẽ thực hiện các công việc như viết code bằng ngôn ngữ lập trình để tạo ra được một trang web, thiết kế và kiểm soát về mặt kỹ thuật, bảo trì cho website đó.
Tuy lập trình web hay web developer không phải là nghề mới nhưng hiện nay lại trở thành nhóm nghề đứng đầu nếu tính trên mức lương.
>>> Xem thêm: Dev là gì? Mức lương "khủng" của Dev 2022
Qua việc tìm hiểu Web Developer là gì sẽ thấy tuy cùng là web developer nhưng cũng có thể phân loại ra nhiều nhóm web developer khác nhau, ở đó, mỗi vị trí lại đảm nhận một công cụ đặc thù. Có thể kể đến các vị trí thường thấy nhất là frontend developer, backend developer, full stack developer.
Vậy frontend developer là gì? Lập trình viên frontend được hiểu là người xử lý toàn bộ phần công việc liên quan đến giao diện người dùng. Ví dụ khi tiếp xúc một trang website, bạn sẽ thấy các yếu tố bề mặt là giao diện web, màu sắc, bố cục, các khu vực đặc thù,... toàn bộ các yếu tố tiếp xúc trực tiếp với người dùng này sẽ do frontend developer đảm nhiệm việc viết code, thiết kế, bảo trì và quản lý.
Vì làm việc liên quan đến mọi yếu tố hiện diện trên website nên các frontend developer thường phải làm việc phối hợp với nhiều vị trí khác như designer hoặc product owner tùy nhu cầu và sản phẩm.
Vị trí backend developer có thể hiểu là vị trí đảm nhiệm những phần công việc đối lập với frontend developer. Thay vì xây dựng phần giao diện bên ngoài, backend developer sẽ làm việc với những thành tố bên trong ví dụ như các mã và ngôn ngữ máy chủ. Phần lớn những thành tố này sẽ góp phần vào việc giúp trang web hoạt động một cách thật hiệu quả.
Người làm vị trí này cần phải biết sử dụng các công vụ như MySQL, Oracle để tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu. Website có hoạt động được trơn tru, không xảy ra lỗi hay không là nhờ các backend developer làm việc có hiệu quả hay không.
Full stack developer là người đảm nhiệm phần công việc của cả frontend và backend developer, do đó họ sẽ đa năng linh hoạt làm việc trên giao diện tiếp xúc người dùng lẫn cơ sử dữ liệu phía sau.
Vì cần có một lượng kiến thức tổng quát của cả hai vị trí mà tư duy logic, kỹ năng phân tích và ứng biến giữa các công cụ là điều không thể thiếu ở vị trí làm việc này.
>>> Xem thêm: Tester là gì? Làm Tester cần học những gì?
Như vậy, công việc của một lập trình viên website sẽ bao gồm các công việc liên quan đến một trang web như cách vận hành, quản trị, bảo trì đến giao diện, hiển thị, trải nghiệm người dùng.
Các nhiệm vụ cơ bản của một web developer là gì? Đó là bao gồm viết code, thiết kế giao diện người dùng, xử lý dữ liệu, thu thập và cải thiện website tùy theo yêu cầu kỹ thuật, duy trì các tài liệu liên quan đến trang web, mở rộng trang web, cập nhật xu hướng và áp dụng vào các hoạt động của website, làm việc với designer để tăng trải nghiệm người dùng qua các thiết kế,...
Để làm công việc lập trình website, kiến thức quan trọng nhất bạn cần học là thành thạo ngôn ngữ lập trình mà bạn sẽ phải tiếp xúc mỗi ngày trong quá trình làm việc. Một số ngôn ngữ lập trình có thể kể đến Python, JavaScript, C/C++, Java, PHP, Swift, C# (C-Sharp), Ruby, Objective-C, SQL.
Ngoài ra, không thể bỏ qua việc học các kiến thức liên quan đến dữ liệu máy tính như Arraylist, Stack, Queue, Tree,… Để bổ sung bộ kiến thức được hoàn chỉnh hơn, các web developer thường sẽ học thêm về SEO hay photoshop. Các kiến thức này sẽ giúp quá trình phối hợp làm việc với các bên như designer, SEO được hiệu quả hơn và để các bên không bị xung đột khi làm việc trên cùng một môi trường làm website.
Ngoài các kiến thức cần học, bạn cũng cần có những yếu tố khác để trở thành một web developer. Các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của một lập trình viên website có thể sẽ đặc thù hơn những ngành nghề khác.
Điều quan trọng nhất của một lập trình viên dù làm việc tại môi trường nào là thành thạo ngôn ngữ lập trình, đặc biệt là các ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất hiện nay và không ngừng cập nhật ngôn ngữ lập trình mới để tối ưu công việc.
Chức năng của HTML là tạo nên bộ khung cho website, cấu thành một sườn cấu trúc và nội dung cho trang web đó. Còn với CSS đảm nhiệm phần nhìn bên ngoài. Do đó, lập trình viên website sẽ tích lũy kiến thức về HTML/CSS cho quá trình làm việc thuận lợi hơn.
Dù không trực tiếp thiết kế logo, các vùng giao diện về phần nhìn cho website nhưng web developer sẽ cần làm việc nhiều với các designer cho phần việc này. Do đó, các lập trình viên website sẽ cần nắm bắt được về mặt thẩm mỹ, tính tối ưu trong trải nghiệm người dùng dựa trên website và khả năng dùng photoshop cơ bản sẽ giúp cải thiện những yếu tố này.
Bên cạnh kỹ năng cứng, lập trình viên website còn cần bổ sung các kỹ năng mềm như linh hoạt làm việc giữa nhóm và độc lập, khả năng tư duy logic và giao tiếp để thể hiện quan điểm cá nhân.
Như mọi ngành nghề khác, lập trình viên website cũng được trả lương dựa trên kinh nghiệm, vị trí làm việc và kỹ năng bổ sung. Bên cạnh đó, các yếu tố như nơi làm việc, quy mô doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức lương đề xuất.
Con đường phát triển sự nghiệp sẽ bắt đầu từ thực tập sinh với khoảng thời gian giao động từ 3 - 6 tháng. Sau thời gian thực tập, trung bình một lập trình viên ra trường, theo một khảo sát năm 2022 sẽ có mức lương khoảng 12.000.000 VNĐ cho 1 - 2 năm kinh nghiệm.
Với kinh nghiệm từ 3 - 5 năm, mức lương rơi vào khoảng 20.000.000 VNĐ. Các cấp bậc cao hơn từ trưởng nhóm, trưởng phòng và giám đốc sẽ phụ thuộc và nhiều yếu tố khác như kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, phát triển bộ phận và quy mô doanh nghiệp, làm việc trong nước hay nước ngoài.
>>> Xem thêm: Trả lời ấn tượng cho bộ câu hỏi phỏng vấn Web Developer
Kết luận:
Nếu bạn mong muốn theo con đường web developer thì hy vọng bài viết về web developer là gì sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng nghề nghiệp.
Trả lời Huỷ