BackEnd là gì? Làm thế nào để trở thành lập trình viên BackEnd?

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Backend là gì chắc hẳn là câu hỏi khiến không ít bạn trẻ đi theo chuyên ngành công nghệ thông tin còn băn khoăn trong việc tìm lời giải. Nếu bạn là người quan tâm đến hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới thì đừng bỏ qua bài viết này của Việc làm VCCorp nhé! 

Backend là gì?

Backend là gì?

Back end là gì?

Backend, còn được gọi là phía máy chủ, bao gồm máy chủ cung cấp dữ liệu theo yêu cầu, ứng dụng phân luồng dữ liệu đó và cơ sở dữ liệu tổ chức thông tin. 

Xem thêm>>> Dev là gì? Mức lương "khủng" của Dev 2023

Backend cần học những gì? 

Kiến thức về Fontent

Mặc dù bạn di chuyển sau bên backend nhưng cũng cần những kiến thức cơ bản về fontend để làm việc với kỹ sư lập trình fontend. Vì một sản phẩm cần sự kết hợp giữa fontend và backend nên nếu bạn trang bị cả kiến thức cơ bản của fontend thì bạn sẽ hiểu được cách thức vận hành để kết hợp ăn ý và hiệu quả hơn.

Ngôn ngữ lập trình Backend

Có khá nhiều ngôn ngữ lập trình dùng cho Backend. Tuy nhiên bạn chỉ cần chọn ra ít nhất một ngôn ngữ phổ biến để học. Đó là;

1. Java

Hầu hết các nhà phát triển web thích và lựa chọn Java. Mặc dù so với Phython hay Ruby việc học Java có phần khó hơn, tuy nhiên nó vẫn có sức hút với đông đảo nhưng người muốn theo học mảng lập trình web. 

2. PHP

So với Java thì PHP dễ học hơn. Ngôn ngữ này có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Unix, Linux, Mas OS,.. Đồng thời nó cũng cung cấp khả năng tương tác với nhiều máy chủ như Apache, IIS,… PHP hỗ trợ nhiều cơ sở dữ liệu và là mã nguồn mở nên có thể dowload miễn phí. Thêm điểm cộng cho ngôn ngữ này là nó cung cấp sẵn công cụ để báo cáo lỗi mã nguồn 1 cách hiệu quả.

3. Phython

So với PHP và Java, với những người mới bắt đầu sẽ dễ dàng hơn. Ngôn ngữ lập trình Phython được biết là ngôn ngữ thông dịch cấp cao. Nó cho phép làm việc trên nhiều nền tảng. Cú pháp rất dễ hiểu, việc chỉnh sửa mã nguồn cũng dễ dàng. Nhôn ngữ này rất thân thiện với các cơ sở dữ liệu, backend và cung cấp các giao diện cơ sở dữ liệu cho các hệ thống DBMS thương mại. Ngoài ra Phython còn có tính năng tự động dọn dẹp các tệp rác giúp cải thiện hiệu suất làm việc.

4. Ruby

Hiện nay, Ruby cũng trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình Backend phổ biến. Một trong những điều khiến nó được lựa chọn vì Ruby có framework tuyệt vời mang tên Rails được đánh giá là ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và hoàn hảo để phát triển trên website.

Framework lập trình

Để hỗ trợ trong lập trình backend, bạn cũng cần biết sử dụng ít nhất một framework phổ biến của ngôn ngữ lập trình.
Để lựa chọn được framework nên học thì cũng tùy vào project và ngôn ngữ lập trình mà bạn chọn học. Mỗi ngôn ngữ có rất nhiều lựa chọn framework tuy nhiên chọn framework đang sử dụng phổ biến.

Kiến thức về cơ sở dữ liệu( Database)

Trong lập trình backend, Database chịu trách nhiệm lưu trữ và truy xuất dữ liệu phát sinh từ ứng dụng.

Việc chọn lọc hệ thống cơ sở dữ liệu nào phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình bạn chọn theo. Ví dụ nến ngôn ngữ là lập trình PHP, Java bạn sẽ cần học sử dụng MySQL hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên SQL.

Ngoài cơ sở dữ liệu nếu bạn có thêm kiến thức về cơ chế bộ nhớ đệm( cache) như Memcached, Redis thì càng tốt

Kiến thức bảo mật

Vấn đề bảo mật trong lập trình rất quan trọng và luôn được đặt lên đầu. Đặc biệt là sau những cuộc tấn công của các hacker gây tổn thất hàng tỷ đồng cho các công ty và quốc gia.

Các kỹ năng và công cụ khác

  • Kinh nghiệm làm việc theo các framework như Django cho Python, Larval cho PHP, v.v.
  • Khả năng viết các bài kiểm tra đơn vị chất lượng (unit test)
  • Kiến thức về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu cũng là một yêu cầu thiết yếu đối với bất kỳ nhà phát triển chuyên nghiệp nào
  • Nhận thức về các mối quan tâm về mặt bảo mật là rất quan trọng, vì mỗi lớp đều có lỗ hổng bảo mật
  • Nên biết sự khác biệt giữa nhiều nền tảng phân phối như thiết bị di động và máy tính để bàn
  • Tiếp xúc cơ bản với các công nghệ giao diện người dùng như HTML và CSS là điều cần thiết.
  • Kiến thức về quản lý phiên trong môi trường máy chủ phân tán

Vai trò của Backend là gì?

Vai trò của Backend là gì?

Công việc của Back end developer là hiểu mục tiêu của trang web và đưa ra các giải pháp hiệu quả

Lưu trữ dữ liệu và cũng đảm bảo rằng nó được hiển thị cho người dùng được cho là có quyền truy cập vào nó

Chịu trách nhiệm phát triển hệ thống xử lý Thanh toán như chấp nhận dữ liệu, lưu trữ an toàn thông tin đó và tính phí cho khoản thanh toán đó

Quản lý tài nguyên API hoạt động trên các thiết bị

Người đó có thể tham gia vào kiến ​​trúc của hệ thống và các phân tích Khoa học dữ liệu.

Các nhà phát triển chịu trách nhiệm tổ chức logic của hệ thống chạy trên các thiết bị khác nhau

Back end developer cũng cần tham gia vào việc xây dựng các khuôn khổ hoặc kiến ​​trúc để giúp lập trình dễ dàng hơn.

Nhà phát triển web Back End phải có kỹ năng triển khai các thuật toán và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống.

Các lập trình viên Backend làm gì? 

Các lập trình viên Backend làm gì?

Lập trình viên Back-end là những chuyên gia xây dựng và duy trì các cơ chế xử lý dữ liệu và thực hiện các hành động trên trang web. Không giống như các nhà phát triển front-end, những người kiểm soát mọi thứ bạn có thể thấy trên một trang web, các nhà phát triển back-end có liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu, bảo mật và các chức năng phía máy chủ khác mà bạn không thể thấy.

Tuyển dụng việc làm công nghệ thông tin tại VCCorp, có thể bạn quan tâm:

Công cụ cần thiết cho lập trình viên BackEnd là gì?

Một lập trình viên BackEnd không chỉ cần có kiến thức, kỹ năng mà cần có một số công cụ hữu ích có thể hỗ trợ. Dưới đây là một số yếu tố cần có nếu muốn theo đuổi ngành nghề này.

Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ

Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ

Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình phía sever, được gọi là ngôn ngữ được các lập trình viên sử dụng để viết các chương trình, câu lệnh cho việc vận hành ứng dụng, phần mềm, website. Dưới đây, sẽ là một số công cụ và ngôn ngữ lập trình phổ biến:

- HTML: có thể hiểu là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được thiết kế để taọ nên các trang web, nó không phải là một ngôn ngữ lập trình. Công cụ HTML là bố cục và định dạng trang web.

- CSS: là một loại ngôn ngữ tạo phong cách cho website, hay cụ thể hơn CSS được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử tạo bởi HTML

- PHP: là một loại ngôn ngữ lập trình kích bản hay một mã lệnh để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, rất thích hợp với web và có thể dễ dàng những vào trang HTML

- Node.js: là hệ thống phần mềm dùng JavaScript để viết ứng dụng Internet có khả năng mở rộng như máy chủ web. Chương trình sử dụng các kỹ thuật xuất - nhập không đồng bộ , điều khiến theo sự kiện để tối đa khả năng mở rộng và tối thiểu chi phí.

- Python: là một ngôn ngữ lập trình bậc cao cho các mục đích đa năng, được sinh ra vào năm 1991. Ưu điểm của Python là dễ đọc, dễ học và dễ nhớ.

Hệ thống cơ sở dữ liệu

Hệ thống cơ sở dữ liệu

Hệ thống cơ sở dữ liệu là tổng cộng của các cơ sở dữ liệu, DBMS và các ứng dụng liên quan có thể.

- Khung framework: được gọi là các đoạn code được viết sẵn, cấu thành nên một bộ khung mà ứng dụng web giúp xác định cấu trúc website. Giao diện lập trình ứng dụng API, cho phép tính năng sử dụng trong các sản phẩm khác cũng như sử dụng mã code ở những nơi khác.

- Framework cho Node.js: khung framework ứng dụng web nên dùng là Express.js nếu bạn quyết định sử dụng toàn bộ hệ thống JavaScript. Tuy còn có một số tùy chọn khác nhưng Express là phổ biến nhất.

- Framework cho PHP: trên PHP có 2 khung framework và một CMS được xây dựng. Nếu trang web bạn làm liên quan đến wordPress thì bạn cần một số kiến thức PHP trong trường hợp cần thiết tùy chỉnh các plugin.

- Framework cho Python: Bạn sẽ cần phải học thêm web frame Django nếu lựa chọn Python. Điều đó sẽ khiến framework hoạt động hiệu quả.

Frontend và Backend cái nào khó hơn? Sự khác biệt giữa Frontend và Backend

Các nhà phát triển frontend làm việc trên những gì người dùng có thể nhìn thấy trong khi các nhà phát triển backend xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ nó.

Sự khác biệt giữa Frontend và Backend

Cả hai đều là các thành phần cần thiết cho một ứng dụng hoặc trang web hoạt động cao.

Không có gì lạ khi các công ty vấp phải sự phân chia “frontend so với backend” khi cố gắng điều hướng phát triển phần mềm mới.

Xét cho cùng, ngày càng có nhiều công cụ trên thị trường nhằm mục đích giúp các nhà phát triển trở nên theo định hướng "full-stack" hơn, vì vậy, những người không phải là kỹ thuật viên sẽ dễ dàng cho rằng không có sự khác biệt lớn giữa frontend và backend các chuyên gia.

Các nhà phát triển frontend và backend làm việc song song với nhau để tạo ra các hệ thống cần thiết cho một ứng dụng hoặc trang web hoạt động bình thường.

 

Kết luận

Trên đây là tổng quan về backend là gì và công việc & yêu cầu khi bạn trở thành một lập trình viên backend. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về công việc & chúc bạn thành công trên con đường trở thành một lập trình viên back-end. 

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan