Kỹ năng mềm là gì? Tại sao phải bổ sung kỹ năng mềm song song với kỹ năng cứng khi đi làm? Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khi bước vào thị trường lao động, người lao động hẳn sẽ càng tiếp xúc gần hơn với các khái niệm mới mẻ như kỹ năng mềm, kỹ năng cứng,... Điều gì khiến các loại kỹ năng này được nhắc đến nhiều như vậy? Vì sao nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao các ứng viên làm tốt kỹ năng mềm?
Tuyển dụng VCCorp sẽ giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến kỹ năng mềm là gì trong bài viết dưới đây!
Kỹ năng mềm liên quan đến cách bạn triển khai công việc. Theo đó, kỹ năng mềm được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau và mỗi khía cạnh sẽ nắm tầm quan trọng tương tự nhau. Trong đó về cơ bản bao gồm kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, kỹ năng liên kết con người, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quản lý thời gian và khả năng đồng cảm. Nếu đào sâu hơn, kỹ năng mềm còn hàm chứa nhiều loại kỹ năng nhỏ khác nhau nhưng hầu hết sẽ thuộc vào nhóm kỹ năng cơ bản kể trên.
Trên thị trường lao động, nhà tuyển dụng thường sẽ đề cao các kỹ năng mềm bên cạnh kỹ năng chuyên môn. Cần phải hiểu rằng rất hiếm có những công việc mà cá nhân làm việc một mình trong toàn bộ quá trình triển khai công việc. Vì thế mà cần phải có kỹ năng mềm để mỗi cá nhân trở thành một tổng thể hài hòa với công ty, tỏa sáng trong môi trường làm việc của riêng họ.
Không phải tự nhiên mà các ứng viên đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng mềm lại được đánh giá cao đến vậy. Khi một nhà tuyển dụng tiếp cận ứng viên, kỹ năng mềm được coi như điểm sáng trên hồ sơ xin việc, trong buổi phỏng vấn và cuối cùng là trong quá trình triển khai công việc.
Ví dụ về kỹ năng mềm là khi tìm việc, ứng viên sẽ dễ dàng thấy có rất nhiều nhà tuyển dụng liệt kê một số kỹ năng mềm cụ thể để trở thành điểm cộng ưu tiên trong vị trí đó. Một số công việc yêu cầu tính tỉ mỉ, số khác lại muốn ứng viên đáp ứng yêu cầu dẫn dắt, lãnh đạo hay giao tiếp tốt,... Mỗi một yêu cầu về kỹ năng mềm là gì? Đó là nhà tuyển dụng sẽ giúp ứng viên cái nhìn cụ thể hơn, một hình dung rõ hơn về công việc mà mình ứng tuyển.
Bên cạnh đó, kỹ năng mềm còn có tính chuyển đổi giữa các vị trí, ngành nghề khác nhau. Do đó, có thể bản thân ứng viên có rất nhiều kỹ năng mềm nhưng vẫn không phù hợp với công việc do các kỹ năng mềm của ứng viên đó không liên quan đến công việc ứng tuyển.
Nhiều người lầm tưởng rằng các kỹ năng mềm sẽ khó lòng được thể hiện rõ qua các cuộc phỏng vấn ngắn. Nhưng ví dụ về kỹ năng mềm như bằng cách trả lời các câu hỏi như: “Kể về một lần bạn vượt qua khó khăn”, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn một cách dễ dàng.
Do đó, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trên toàn bộ quá trình ứng tuyển, tiếp xúc và làm việc của một ứng viên.
Song hành cùng kỹ năng mềm, hẳn nhiều người sẽ biết đến một định nghĩa nữa là kỹ năng cứng. Vậy làm thế nào để phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm? Đâu là điểm khác biệt giữa hai loại kỹ năng này và đâu là kỹ năng cần thiết hơn cho ứng viên khi đi ứng tuyển?
Hiểu một cách cơ bản thì kỹ năng cứng là các loại kỹ năng, khả năng mà ứng viên có thể học được nhờ các khóa học. Một số nơi sẽ coi kỹ năng cứng là kỹ năng chuyên môn. Các kỹ năng này có thể bao gồm: thuần thục một số loại ngôn ngữ, bằng cấp hoặc chứng chỉ, khả năng tin học văn phòng, khả năng lập trình,...
Trong khi kỹ năng mềm lại thiên về tính chất con người hơn như việc giao tiếp, khả năng linh hoạt, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian,...
Khá khó để một ứng viên chứng minh xem liệu mình có sở hữu các kỹ năng mềm cần thiết như đã nói trong hồ sơ xin việc hay không. Nhưng điều này hoàn toàn dễ dàng với kỹ năng cứng nhờ các bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan, chứng nhận một cá nhân có kỹ năng này.
Đầu năm 2022, trường Đại học Nguyễn Trãi tại Hà Nội có chia sẻ về thực trạng đáng buồn hiện nay là có đến 90% sinh viên Việt Nam thiếu kỹ năng mềm. Điều này đồng nghĩa với việc có đến hơn 400.000 sinh viên ra trường mà không có kỹ năng mềm để làm việc.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng mềm chiếm đến 75% khả năng thành công của một người. Vì thế, việc sinh viên Việt Nam không thể đảm bảo yêu cầu về kỹ năng mềm khi ra trường ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển giao từ môi trường đi học sang môi trường đi làm.
Thực tế là bất kể sinh viên có lựa chọn làm việc tại doanh nghiệp, theo đuổi cuộc sống nhân viên văn phòng hay mở startup và trở thành chủ doanh nghiệp hay không, kỹ năng mềm cũng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định một người có thể đạt được mục tiêu trong cuộc sống hay không.
Với hiện trạng này, không thể tránh khỏi kết quả là nhiều bạn vấp ngã ngay tại ngưỡng cửa cuộc đời bởi việc thiếu kỹ năng mềm. Để cải thiện tình trạng này thì các trường đại học, các tổ chức nên thêm kỹ năng mềm thành môn học bắt buộc để sinh viên cải thiện không chỉ chuyên môn mà cả cách giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian,... và nhiều kỹ năng khác nữa.
Tùy từng ngành nghề mà yêu cầu về kỹ năng mềm sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng đều sẽ ưu tiên một số kỹ năng mềm hơn. Dẫn đến sẽ có các kỹ năng mềm cần thiết hơn cả và có thể được ưu tiên để học trước các kỹ năng mềm khác. Vậy kỹ năng mềm gồm những gì?
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thuộc nhóm các kỹ năng mềm cần thiết xuất hiện tại hầu khắp các công việc hiện nay. Khi bạn có thể giao tiếp hiệu quả với người khác nghĩa là bạn hiểu chính xác mình muốn gì và bạn hiểu công việc mình đang triển khai đến đâu. Ví dụ việc trao đổi và kết nối trong quá trình làm việc sẽ giúp ích nhiều cho tiến độ công việc. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp còn bao gồm cả khả năng từ chối, bất đồng với người khác mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây là điều nhà tuyển dụng đánh giá cao ở ứng viên.
Trong công việc sẽ thường xuyên nảy sinh các vấn đề khi bạn triển khai kế hoạch của mình. Vấn đề nằm ở nhiều điểm khác nhau và đòi hỏi bạn có khả năng tư duy để dẫn dắt, giải quyết vấn đề đó. Kỹ năng có thể bao gồm việc tư duy giải quyết hiệu quả, dành thêm thời gian nghiên cứu và xin sự trợ giúp, tham vấn từ đồng nghiệp để đưa ra giải pháp phù hợp. Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc.
>>>Xem thêm:
Kỹ năng mềm gồm những gì? Bạn tự đánh giá bản thân thích ứng được thay đổi đến mức nào? Ngày nay, các công ty công nghệ và startup mọc lên ngày một nhiều. Đặc điểm chung của các công ty này là ứng viên cần phải có khả năng thích ứng, thích nghi cao. Thay đổi nào cũng sẽ sẵn có trong mọi quá trình, đặc biệt là về phương thức và cách làm việc với khách hàng có thể diễn ra chóng mặt. Một người có thể linh hoạt xoay chuyển chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn trong nhiều vị trí công việc.
>>> Xem thêm:
Như bên trên bạn đã tìm hiểu kỹ năng mềm là gì, dưới đây Tuyển dụng VCCorp gợi ý cho bạn một số cách để cải thiện kỹ năng mềm của bản thân dưới đây.
Mọi kỹ năng đều có thể học được nếu rèn luyện thường xuyên. Hầu hết các kỹ năng mềm đều sẽ được hình thành nếu một người coi kỹ năng đó như một phần của cuộc sống hằng ngày. Ví dụ kỹ năng quản lý thời gian hoàn toàn có thể luyện tập được bằng cách lập thời gian biểu, ghi lại các việc cần làm trong ngày và theo dõi sát sao các đầu công việc đó.
Khi đi làm, bạn có thể gặp rất nhiều người có các kỹ năng mềm hữu ích. Hãy thử quan sát kỹ năng của họ và bắt chước cách họ luyện tập, triển khai kỹ năng mềm vào thực tế. Ví dụ một số người sở hữu kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thói quen ghi lại thông tin khi người khác nói. Việc ghi chép giúp sắp xếp suy nghĩ gãy gọn và khi đến lượt họ trình bày thì việc giao tiếp không còn là rào cản với họ nữa.
Hãy cố hình dung ra một mục tiêu càng cụ thể càng tốt, sau đó bạn có thể xác định được bản thân đang tiến bộ đến đâu. Đồng thời, bạn bè, đồng nghiệp có thể tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá để giúp bạn có những góp ý mang tính chất xây dựng. Điều này giúp bạn có thể xác định ra kỹ năng mềm cần được chú trọng, đâu là kỹ năng điểm mạnh của bạn và từ đó khai thác triệt để cho các vị trí công việc.
Kết luận:
Kỹ năng mềm không tự nhiên mà có, nó được hình thành trong quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Việc tìm hiểu kỹ năng mềm là gì cũng như kỹ năng mềm quan trong như thế nào sẽ rất hữu ích trong cuộc sống của bạn. Vì thế hãy không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân từ hôm nay nhé!
Trả lời Huỷ