Thời đại 4.0 lên ngôi, mọi thứ đều được số hóa, những công việc liên quan tới công nghệ ngày càng được xem trọng hơn. Trong đó, Dev được xem là một nghề kiếm ra tiền nhưng đồng thời cũng yêu cầu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Vậy công việc sinh lời này cần những tố chất nào, cần làm gì để có thể trở thành một Dev giỏi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau để tìm hiểu Dev là gì? Liệu đây có phải vua của mọi nghề trong thời đại kỹ thuật số.
Dev (Software Developer) là những lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế và xây dựng các chương trình máy tính. Một số Dev tập trung vào việc xây dựng hệ điều hành cơ bản, trong khi một số khác ưa thích việc phát triển các ứng dụng mới từ điện thoại và máy tính. Thông qua ngôn ngữ lập trình, họ tạo ra các app nội bộ giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn hoặc tạo ra phần mềm giúp công ty có thể bán trên thị trường.
>>> Xem thêm: Business Analyst là gì? 4 kỹ năng cần có của Business Analyst
Như đã tìm hiểu Dev là gì bạn sẽ thấy để Dev thành công đòi hỏi cả kỹ năng cứng và mềm để làm việc hiệu quả. Tùy từng vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số kỹ năng cốt yếu mà nhà tuyển dụng yêu cầu về Dev.
- Java: một ngôn ngữ lập trình đa năng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau. Nếu bạn muốn phát triển những ứng dụng trên điện thoại, thì bạn nên học ngôn ngữ này.
- Python: một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cấp cao, khiến nó trở thành lựa chọn ưu tiên cho việc phát triển ứng dụng và web. Mặc dù các chương trình Python thường chạy chậm hơn các chương trình Java, nhưng chúng lại ngắn hơn chương trình Java từ bốn đến năm lần.
- C++: một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác được sử dụng cho các hàm cấp cao và cấp thấp. Nó là một ngôn ngữ lập trình phổ quát có thể hoạt động trên mọi hệ điều hành và phát triển bất kỳ loại phần mềm nào.
- Ruby: một trong những ngôn ngữ đơn giản nhất vì người ta không phải học lệnh hoặc từ vựng. Ngôn ngữ này thường được dùng để phát triển các trang web nhỏ.
- Scala: đây là một ngôn ngữ lập trình tương đối mới. Nếu so sánh với C++ và Java, Scala rất dễ học. Ngoài ra, ngôn ngữ này kết hợp chức năng và lập trình hướng đối tượng trong một ngôn ngữ ngắn gọn.
- JavaScript: giúp phát triển ứng dụng giao diện người dùng tương tác. JavaScript là ngôn ngữ lập trình của web và rất linh hoạt, các nhà phát triển phần mềm có thể sử dụng nó để xây dựng một loạt các ứng dụng khác nhau.
Làm việc theo nhóm
Trái ngược với những gì mọi người thường nghĩ, Dev không sống ẩn dật tại bàn làm việc và không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Trên thực tế, họ dành rất nhiều thời gian để hợp tác với các nhà phát triển và Dev khác để tạo ra sản phẩm hàng đầu cho người dùng. Giao tiếp, biết lắng nghe, làm việc nhóm với những người khác là điều bắt buộc.
Phân tích, tư duy logic
Viết code có vô vàn khả năng xảy ra. Nếu bạn là người thích giải quyết bí ẩn bằng cách nhìn vào bức tranh lớn cũng như các bước nhỏ hơn trong quá trình thực hiện, bạn sẽ có thể tự phát triển phần mềm ngay tại nhà. Bằng khả năng phân tích và tư duy, bạn có thể tìm ra con đường nhanh nhất hoặc hiệu quả nhất từ điểm A đến điểm B, nhiều cơ hội về lập trình sẽ mở ra cho bạn.
Kiên trì, tỉ mỉ
Dev phải ngồi hàng giờ với các ngôn ngữ lập trình, đây có thể là một công việc phức tạp và tẻ nhạt. Vì vậy, điều quan trọng là bạn không bị nản lòng khi chương trình không thể chạy chỉ vì bạn lỡ viết thiếu một dấu “.” chẳng hạn.
Frontend Dev xây dựng giao diện người dùng (UI) của các trang web và ứng dụng web, là phần mà người dùng thực sự nhìn thấy và tương tác.
Frontend Dev sử dụng các ngôn ngữ web như HTML, CSS và JavaScript để tạo các trang web và ứng dụng cho phép người dùng truy cập và tương tác. Khi bạn truy cập một trang web, các yếu tố thiết kế bạn thấy được tạo bởi một người làm Frontend Dev.
Ví dụ: nếu ai đó muốn xây dựng một trang web, họ có thể thuê nhà phát triển Frontend để tạo bố cục của trang web. Họ sẽ xác định vị trí đặt hình ảnh, điều hướng trông như thế nào và cách trình bày trang web. Phần lớn công việc của họ liên quan đến việc đảm bảo giao diện và bố cục của trang web hoặc ứng dụng nhằm điều hướng dễ dàng và trực quan cho người dùng.
Backend Dev là những người làm việc trên phần mềm máy chủ, lưu trữ dữ liệu, bảo mật và các chức năng khác mà bạn không thể thấy trên trang web. Backend Dev phải đảm bảo trang web hoạt động chính xác, tập trung vào cơ sở dữ liệu, logic backend, giao diện lập trình ứng dụng (API), kiến trúc và máy chủ. Họ sử dụng những đoạn mã code giúp trình duyệt giao tiếp với cơ sở dữ liệu, lưu trữ, hiểu và xóa dữ liệu.
Backend Dev viết code giúp tạo thành xương sống của một trang web hoặc ứng dụng. Họ phải quen thuộc với nhiều loại công cụ và framework (các đoạn code được viết sẵn), bao gồm các ngôn ngữ như Python, Java và Ruby.
Fullstack Dev là những người am hiểu về cả Frontend và Backend. Fullstack Dev phải có một số kỹ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cơ sở dữ liệu đến thiết kế đồ họa và quản lý UI / UX để làm tốt công việc. Đối với Dev Fullstack Dev cần có đủ sự linh hoạt để chuyển đổi giữa phát triển front end, back end và đảm nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà công ty cần giải quyết.
Mobile Dev là một nhà phát triển thiết bị di động, chuyên về công nghệ di động, chẳng hạn như xây dựng ứng dụng cho các nền tảng chính như Android của Google, iOS của Apple và Windows Phone của Microsoft.
Một Mobile Dev sẽ không ngừng tìm kiếm các giải pháp công nghệ sáng tạo, biến những ý tưởng mới thành ứng dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Công việc của Dev thường xoay quanh việc viết code để xây dựng cấu trúc, môi trường (một tập hợp phần cứng, configuration, phần mềm, dữ liệu, để một ứng dụng có thể hoạt động) và ứng dụng trực tuyến. Do đó, việc thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình là cần thiết cho công việc này. Họ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phát triển và kiểm tra phần mềm dựa trên thông số kỹ thuật của khách hàng.
- Nâng cấp phần mềm hiện có.
- Ghi lại công việc của họ để tham khảo trong tương lai.
- Đảm bảo chất lượng trên các ứng dụng do họ phát triển hoặc nâng cấp.
Cơ hội việc làm cho các Dev (lập trình viên) là rất lớn và đa dạng. Dev có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Thiết kế hệ thống máy tính và các dịch vụ liên quan
- Game
- Tài chính và bảo hiểm
- Nhà xuất bản phần mềm
- Chế tạo
- Quản lý công ty, xí nghiệp
- Dịch vụ kỹ thuật
Ngoài ra, hiện nay còn vô vàn ngành nghề khác cũng cần đến lập trình viên. Sự phát triển kỹ thuật giúp Dev có thể lựa chọn giữa làm việc văn phòng hoặc làm việc từ xa. Sự đa dạng này cho phép Dev điều chỉnh nghề nghiệp của mình để phù hợp với sở thích cá nhân.
>>> Xem thêm: Trả lời ấn tượng cho bộ câu hỏi phỏng vấn Web Developer
Nghề Dev trở nên ngày càng hot hơn khi mọi thứ đều xoay quanh công nghệ. Cục Thống kê Lao động (BLS) tại Mỹ dự báo nghề Dev về việc phát triển phần mềm ứng dụng sẽ tăng 26% đến năm 2026, cao hơn năm lần so với mức trung bình quốc gia cho tất cả các ngành nghề. Con số này nói lên nhu cầu này ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong việc sản xuất các ứng dụng thiết bị di động mới. Bởi nhu cầu cao, lương của ngành Dev cũng cao hơn những ngành khác. Vậy, nghề Dev lương bao nhiêu? Mức lương trung bình của fresher Dev rơi từ 11-15 triệu/tháng, trong khi những Dev có kinh nghiệm lương trung bình có thể lên tới 30 triệu/tháng.
Cụ thể:
- Lương thấp nhất: 4.000.000 VNĐ/tháng (lương lập trình viên mới ra trường)
- Lương bậc thấp: 8.200.000 VNĐ/tháng
- Lương trung bình: 11.500.000 VNĐ/tháng
- Lương bậc cao: 14.700.000 VNĐ/tháng
- Lương cao nhất: 40.000.000 VNĐ/tháng
Kết luận:
Tương lai của nghề Dev vô cùng triển vọng. Bài viết này đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về nghề Dev là gì. Nếu bạn đang bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực này, hãy bắt tay ngay vào một lĩnh vực ngành Dev mà bạn yêu thích và học một ngôn ngữ lập trình phù hợp. Chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn!
Trả lời Huỷ