Kỹ năng cứng là gì? Cần bổ sung kỹ năng cứng nào vào CV để có thể hạ gục được các nhà tuyển dụng khó tính?
Kỹ năng cứng chính là yếu tố đầu tiên giúp bạn chinh phục được các nhà tuyển dụng. Vậy kỹ năng cứng là gì? Đâu là những kỹ năng cứng mà bất kì ứng viên nào cũng cần có? Sự khác nhau giữa căn bản giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Cùng tuyển dụng VCCorp tìm hiểu ngay sau đây!
Kỹ năng cứng bao gồm những kiến thức, kỹ năng được đúc kết qua quá trình học tập và rèn luyện bài bản, có hệ thống. Kỹ năng cứng thường mang tính chất thiên về kỹ thuật, chuyên môn trong công việc nhiều hơn.
Khác với kỹ năng mềm, kỹ năng cứng sẽ được tích lũy dần dần theo thời gian, thông qua việc học nghề, các khóa học ngắn ngày hay tại các trường học chính quy.
Kỹ năng cứng sẽ thường đi kèm với các kỳ thi để chứng minh được khả năng, năng lực của bản thân. Sau đó, kỹ năng cứng sẽ được đánh giá qua các loại bằng cấp, chứng chỉ... Đây là loại kỹ năng có thể định lượng được và thường được liệt kê một cách cụ thể. Là yêu cầu cơ bản cần có trước khi bạn tham gia vào quá trình tuyển dụng.
Một số Ví dụ về kỹ năng cứng:
Kỹ năng cứng là yếu tố nền tảng cần có ở mỗi ứng viên. Vì đây là yếu tố có thể đo lượng được nên các nhà tuyển dụng thường nhìn vào những kỹ năng này để đánh giá, so sánh các ứng viên với nhau. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn cần phải lựa chọn và sắp xếp một cách khéo léo để đưa những kỹ năng cứng của bản thân vào trong CV nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý từ phía nhà tuyển dụng.
Mặt khác, ở một số ngành nghề như bác sĩ, giáo viên, luật sư… thì kỹ năng cứng là kỹ năng bắt buộc mà bạn cần phải có. Doanh nghiệp sẽ không thể thuê một bác sĩ phẫu thuật tim mà không có những kỹ năng cứng (bằng cấp, chứng chỉ) trong lĩnh vực hành nghề đó.
Song, nếu bạn muốn phát triển công việc cũng như có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, bạn cần trang bị đầy đủ cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Đây là chìa khóa giúp bạn đạt tới thành công nhanh hơn.
Nhìn chung, kỹ năng cứng sẽ bao gồm 4 vai trò chính:
Kỹ năng tin học là một trong số kỹ năng cần có ở mỗi ứng viên khi bạn ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào hiện nay. Ngoài việc thành thạo sử dụng Office Word, Exel, Powerpoint, bạn cần trau dồi thêm cả kỹ năng sử dụng email, các phím tắt trên máy tính, phần mềm sao lưu dữ liệu…
Kỹ năng cứng gồm những gì? Ngoại ngữ mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các ứng viên. Nếu như bạn thông thoại ngoại ngữ, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng trăm hồ sơ ứng tuyển còn lại. Nhờ đó, bạn cũng có cơ hội đạt mức thu nhập hấp dẫn, được làm trong những tập đoàn đa quốc gia, môi trường quốc tế năng động.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, các ứng viên cần chứng tỏ đa di năng của mình thông qua sự hiểu biết về kỹ thuật số. Bạn cần phải biết sử dụng những loại hình máy móc phổ biến ở mức cơ bản như máy fax, máy in, hệ thống đèn studio, máy ảnh (nếu bạn làm trong công ty lĩnh vực về media, quảng cáo)...
Kỹ năng tính toán thường được yêu cầu khi các ứng viên ứng tuyển vào các vị trí thuộc chuyên ngành kế - kiểm toán hoặc nhân viên tư vấn tài chính. Khi đó, bạn cần:
Tùy vào các ngành nghề khác nhau mà các ứng viên lại trang bị cho mình sự thông thạo nhất định về một phần mềm nào đó.
Ngoài các kỹ năng cứng vừa kể trên, còn có:
>>> Xem thêm:
Kỹ năng cứng bao gồm các kỹ năng có được thông qua quá trình học tập, giáo dục. Đây là những kỹ năng mang tính chuyên môn nhằm phục vụ cho công việc như Kỹ năng cơ khí, kỹ năng tin học, kỹ năng phát triển phần mềm…
Kỹ năng mềm là các kỹ năng được phát triển dựa theo bản năng có sẵn của mỗi người. Đây là kỹ năng liên quan đến trí tuệ cảm xúc, như Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tự học...
>>>Xem thêm:
Kỹ năng cứng chiếm khoảng 15 - 25% trong đời sống và công việc của mỗi người. Những kỹ năng này là yêu cầu cơ bản và cần thiết trong mỗi ngành nghề khác nhau, giúp mỗi cá nhân thực hiện được tốt công việc và nhằm tạo ra thu nhập.
Kỹ năng mềm chiếm khoảng 75% trong đời sống và công việc của mỗi người. Đây là tiền đề dẫn bạn đến thành công. Sở hữu các kỹ năng mềm sẽ giúp mỗi cá nhân nâng cao mức độ hiệu quả công việc cũng như mức độ hạnh phúc của bản thân.
Nếu kỹ năng cứng mang tính chất học thuật, chuyên môn và có thể định lượng được thì kỹ năng mềm lại mang tính linh hoạt, sáng tạo và xã hội hoá.
Kỹ năng cứng được tích lũy qua quá trình học tập và đào tạo ở các trường học, cơ sở dạy nghề. Sau đó, bạn có thể nâng cao kiến thức thông qua việc học lên các cấp bậc cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ…
Kỹ năng mềm được tích lũy thông qua các lớp dạy về kỹ năng sống, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh và do thói quen sinh hoạt…
Trước khi muốn rèn luyện, trau dồi kỹ năng cứng hiệu quả, bạn cần lên danh sách những kiến thức chuyên môn mà cần cần có. Tuỳ thuộc vào việc bạn đang theo đuổi và làm việc ở ngành nghề nào, mà chúng ta cần trang bị kỹ năng cứng phù hợp với công việc ở ngành nghề đó. Ví dụ như người làm về nhân sự thì cần kiến thức về quản trị nguồn nhân lực; người làm marketing cần kiến thức về thị trường, digital marketing, content…
Hiểu rõ bản thân mình cần gì, phù hợp với gì sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí để theo đuổi, học tập những kỹ năng cứng cần thiết.
Sau khi xác định được những kỹ năng cứng mình cần trau dồi, tích luỹ, bước tiếp theo chính là việc bạn tìm và đăng kí học những khoá học ngắn hạn, những trường lớp đào tạo chính thống… Vì tại đây, bạn sẽ không chỉ được đào tạo kiến thức bổ ích mà còn được cấp đầy đủ bằng cấp và chứng chỉ. Điều này sẽ có lợi cho bạn khi trình bày trong CV.
Bạn có thể đăng ký tham gia các lớp học trực tuyến để bổ sung thêm kiến thức, bao gồm không cấp bằng cấp và lớp học có cấp bằng cấp, chứng chỉ. Với những lớp học không bao gồm bằng cấp, bạn có thể lựa chọn học trên các trang mạng xã hội, các kênh youtube…
Còn với những lớp học cấp bằng và chứng chỉ, bạn cần phải đăng kí và tham gia khoá học như các lớp trực tiếp thông thường. Tuy nhiên, ưu điểm của lớp học này là bạn không cần phải đến trường lớp mà có thể học ở bất cứ đâu, miễn là có thiết bị kết nối internet. Các lớp học này thường tương đối linh động về thời gian nên phù hợp với cả đối tượng là học sinh/sinh viên và cả những người đi làm.
Kỹ năng cứng của bạn cũng được đánh giá theo thang điểm Tốt, Trung Bình, Khá. Do vậy, bạn cần phải rèn luyện và thực hành thường xuyên để nâng cao mức độ thành thạo, nhạy bén trong công việc. Nếu như bằng cấp, chứng chỉ là điều kiện “cần” có ở ứng viên thì thực lực lại là điều kiện “đủ”, giành để đánh giá và so sánh các ứng viên có cùng bằng cấp với nhau. Do vậy, hãy thường xuyên “tập thể dục” cho bộ não của mình bằng cách áp dụng các lý thuyết được học vào thực tế cuộc sống.
Hiện nay, những buổi hội thảo có trả phí thu hút được sự tham gia đông đảo của rất nhiều các cá nhân. Đây là nơi chúng ta giao lưu, học hỏi thêm rất nhiều kiến thức từ những chuyên gia đầu ngành, những người có chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó… Đây là những kiến thức độc quyền mà có thể chưa từng được chia sẻ trên bất kì phương tiện truyền thông nào.
Kết luận:
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức để hiểu hơn về kỹ năng cứng là gì và tầm quan trọng của kỹ năng cứng. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có ý thức trau dồi, rèn luyện và tích lũy mỗi ngày. Đây chính là những kỹ năng nền tảng, tạo cho bạn cơ hội có được công việc phù hợp cùng với thu nhập hấp dẫn.
Đừng quên rằng hiện VCCorp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn, nếu quan tâm bạn có thể xem thêm tại việc làm VCCorp
Trả lời Huỷ