8 Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hiệu quả

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Kỹ năng đàm phán là gì? Đàm phán không chỉ diễn ra trong công việc mà còn tồn tại trong cuộc sống. Tại nơi làm việc, các cuộc đàm phán có thể diễn ra giữa đồng nghiệp, giữa khách hàng hoặc sếp. Ngay cả khi đi ứng tuyển công việc mới, bạn cũng cần kỹ năng đàm phán để đảm bảo quyền lợi tối đa cho bản thân. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được kỹ năng này và áp dụng nó vào cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết: “8 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh ” của tuyển dụng VCCorp để nắm được kỹ năng này nhé!

Kỹ năng đàm phán là gì?

Kỹ năng đàm phán là việc trao đổi, giải quyết các xung đột, vấn đề giữa hai hoặc nhiều bên để tìm ra một giải pháp hợp lý chung. Tuy nhiên, kỹ năng đàm phán phụ thuộc vào môi trường làm việc, các bên liên quan và kết quả mong muốn. Thông thường, khi một bên đạt được thỏa hiệp, thì bên kia có thể phản đối. Điều này làm cho việc đàm phán trở nên khó khăn và dễ dàng gặp phải tình huống như vậy ở nơi làm việc. Đó là lý do tại sao bạn cần phải thành thạo kỹ năng đàm phán. 

Kỹ năng đàm phán là gì

Ví dụ về kỹ năng đàm phán

Trong cuộc sống, bạn có thể bắt gặp một số ví dụ về kỹ năng đàm phán của mình trong việc mua bán như đi chợ, mua quần áo,...Ở nơi làm việc, bạn phải thể hiện kỹ năng đàm phán của mình trong nhiều tình huống khác nhau như:

- Đàm phán tăng lương sau khi thăng chức.

- Đàm phán về thời hạn dự án với leader hoặc người quản lý.

- Đàm phán các điều khoản hợp đồng với khách hàng tiềm năng.

Thiếu kỹ năng đàm phán ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và có thể hủy hoại mối quan hệ với khách hàng. Kỹ năng đàm phán là kỹ năng mềm, rất cần thiết để thăng tiến trong sự nghiệp và giải quyết các xung đột tại nơi làm việc.  

Mục đích của kỹ năng đàm phán là gì?

Mục tiêu của cuộc đàm phán là đạt được thỏa thuận chung giữa hai hoặc nhiều bên, giúp những bên thỏa thuận có được tiếng nói chung và đạt được sự thỏa hiệp. Tuy nhiên, trong một cuộc đàm phán, các bên cần buông bỏ cái tôi, nhường nhịn nhau, chịu thiệt vài phần để giữ được hòa khí và mối quan hệ, đặc biệt là trong công việc. 

Lợi ích của kỹ năng đàm phán hiệu quả

Đàm phán là một kỹ năng bất cứ ai cũng cần có để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là một số lợi ích của kỹ năng đàm phán giúp hiệu quả trong công việc:

Lợi ích của kỹ năng đàm phán là gì

- Xây dựng mối quan hệ: Bất chấp sự khác biệt về quan điểm, kỹ năng đàm phán giúp đưa ra giải pháp, tập trung hơn vào việc tạo ra tính thiện chí và giá trị bền vững. Điều này xây dựng một mối quan hệ lâu dài.

- Giải pháp lâu dài: Kỹ năng đàm phán tốt đảm bảo rằng việc xử lý những xung đột không phải là giải pháp ngắn hạn. Nó tập trung vào việc tạo ra cách giải quyết lâu dài vì cả hai bên đều cần nhượng bộ khi có được một thỏa thuận phù hợp.

- Tránh xung đột trong tương lai: Khi cả hai bên đồng ý với một giải pháp chung, khả năng xảy ra xung đột trong tương lai sẽ giảm đi rất nhiều.

- Tạo môi trường thành công trong doanh nghiệp: Kỹ năng đàm phán tốt đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Điều này cũng làm tăng cơ hội giao dịch kinh doanh trong tương lai.

>>> Xem thêm: 

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng hợp tác là gì?

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

Các kỹ năng bạn cần tùy thuộc vào môi trường bạn làm việc, mục tiêu nghề nghiệp bạn hướng tới và những người hoặc doanh nghiệp có liên quan. Dưới đây là một số kỹ năng đàm phán áp dụng cho nhiều tình huống.

Tạo ấn tượng đầu tiên

Ấn tượng ban đầu, tốt hay xấu có thể tạo ra hoặc phá vỡ một cuộc đàm phán bởi nó sẽ cố định trong tâm trí người đàm phán. Trên thực tế, nghiên cứu phát hiện ra rằng ấn tượng đầu tiên ảnh hưởng không tương xứng đến nhận thức của chúng ta. Các nhà đàm phán được cho là hiếu chiến đã bị đối tác của họ đối xử với sự nghi ngờ. Các nhà đàm phán được cho là người cứng rắn đã được đối xử lại bằng sự cứng rắn. Họ đã thất bại trong việc chia sẻ thông tin hoặc thuyết phục bên kia nhượng bộ. Với ý nghĩ này, làm thế nào chúng ta có thể tạo được tác động tích cực về ấn tượng đầu tiên? Và làm thế nào chúng ta có thể đánh giá đúng hơn những ấn tượng ban đầu về người khác?

Cần tạo ấn tượng đầu tiên trong kỹ năng đàm phán

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ấn tượng về thái độ và năng lực tạo nên 80% đánh giá của chúng ta về người khác. Trong đó, thái độ hòa nhã, lịch sự, đáng tin cậy, chân thành, thân thiện và tốt bụng thường được coi trọng hơn năng lực. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như tuyển dụng và thăng chức, mọi người sẽ quan tâm đến năng lực hơn. 

Xác định mục tiêu và kế hoạch đàm phán

Lập kế hoạch kèm mục tiêu phù hợp trước khi đàm phán, để đảm bảo bạn biết được những khả năng có thể xảy ra khi bàn về các điều khoản đàm phán. Bởi có thể đối phương không đồng ý với giải pháp bạn đưa ra. Những nhà đàm phán giỏi thường đi kèm với một hoặc nhiều kế hoạch dự phòng. Hãy xem xét tất cả các giải pháp cho vấn đề trước khi bước vào một cuộc đàm phán. 

Lắng nghe đối tác

Lắng nghe một cách chủ động cũng rất quan trọng để hiểu ý kiến của người khác trong đàm phán. Không giống như lắng nghe thụ động, là hành động nghe một người nói mà không ghi lại thông điệp của họ, lắng nghe chủ động đảm bảo bạn có thể ghi nhớ các chi tiết cụ thể mà không cần hỏi lại. Lắng nghe cũng giúp bạn thể hiện được sự tôn trọng với người đối diện. 

Thuyết phục một cách logic

Thuyết phục logic có thể giúp lý giải tại sao giải pháp đề xuất của bạn có lợi cho tất cả các bên, từ đó khuyến khích những người khác ủng hộ quan điểm. Ngoài khả năng thuyết phục, bạn cũng cần phải quyết đoán trong nhiều trường hợp cần thiết. Tính quyết đoán cho phép bạn bày tỏ ý kiến của mình trong khi vẫn tôn trọng quan điểm của người đối diện. 

Không để cảm xúc chi phối

EQ (trí tuệ cảm xúc) là khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình và nhận biết cảm xúc của người khác. Biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình trong quá trình đàm phán có thể cho phép bạn giữ bình tĩnh và tập trung vào các vấn đề cốt lõi. Nếu bạn không hài lòng với cuộc thương lượng hiện tại, hãy cho phép cả hai bên có “khoảng nghỉ” để có thể quay lại sau với những quan điểm mới.

Chiến thuật bán hàng từng phần

Chiến thuật bán hàng từng phần là việc chia nhỏ các phần của sản phẩm, dịch vụ để báo giá. Chiến thuật này sẽ giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn về giá cả và tỷ lệ chốt đơn hàng thành công sẽ cao hơn. Để áp dụng được chiến thuật này, bạn cần xác định nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng hiểu được mục tiêu về các tính năng của sản phẩm và đưa ra kết luận về những lợi ích mà sản phẩm có thể cung cấp. Hãy tập trung vào lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại hơn là giá cả. 

Không vội vàng

Những nhà đàm phán giỏi có thể hành động quyết đoán trong một cuộc đàm phán. Tuy nhiên, quyết đoán khác với vội vàng. Bạn có thể sẽ cần phải đồng ý thỏa hiệp trong một cuộc đàm phán. Nhưng bạn không nên vội vàng đồng ý mà hãy suy nghĩ kỹ và sau đó hẵng đưa ra một quyết định đúng đắn. Hãy nhớ rằng các quyết định của bạn có thể có ảnh hưởng lâu dài đến bản thân hoặc công ty bạn. 

Điều quan trọng là phải suy nghĩ kỹ các lựa chọn thay vì suy nghĩ quá nhiều về quyết định. Quay đi quay lại giữa các lựa chọn mà không có câu trả lời rõ ràng có thể mang lại căng thẳng không cần thiết.

Không vội vàng khi đàm phán

Không tiết lộ mức giá vốn

Giá cả là một vấn đề nhạy cảm, bạn không cần phải nói giá vốn bạn thực nhận cho đối phương. Điều này sẽ khiến đối phương suy nghĩ nhiều và khiến cuộc thương lượng đi theo chiều xấu. 

Kết

Dù cho bạn có thay đổi nơi làm việc, nhưng việc tìm hiểu kỹ năng đàm phán là gì luôn cần dùng trong bất kỳ nơi công sở nào. Kỹ năng đàm phán có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp, giúp bạn tăng lương và đáp ứng các nhu cầu kinh doanh quan trọng. Thực hành liên tục là chìa khóa để cải thiện khả năng đàm phán của bạn.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan