Để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững không thể thiếu sự đóng góp của nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh là người tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ từ đó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu nhân viên kinh doanh là gì và nhân viên kinh doanh cần kỹ năng gì?
Nhân viên kinh doanh là người đại diện doanh nghiệp đi giới thiệu, tư vấn với mục đích bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, giải pháp. Họ đóng vai trò là kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh còn được gọi là đại diện bán hàng hoặc nhân viên bán hàng và chức năng chính của họ là thuyết phục khách hàng mua những gì họ đang cung cấp.
>>>Xem thêm: CCO là gì? 03 phương thức trở thành CCO giỏi năm 2023
Một nhân viên kinh doanh sẽ thường làm việc ở bên ngoài, ít khi ở trong phạm vi công ty, không có sự giám sát trực tiếp hoặc rất ít, trong khi những nhân viên khác phải làm việc dưới sự giám sát chặt chẽ. Một nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng quan hệ khách hàng và khi tiếp xúc với nhiều người trong các tình huống khác nhau, người làm nhân viên kinh doanh cần phải thể hiện các kỹ năng ngoại giao cũng như sự điềm tĩnh.
>>> Xem thêm: Sales là gì? Top nghề sales lương cao nhất hiện nay
Chắc hẳn nhiều người vẫn thắc mắc nhân viên kinh doanh có phải sale không? Ở Việt Nam, khi tìm việc nhân viên kinh doanh thì đa phần kết quả hiển thị sẽ toàn những công việc liên quan đến sale. Thực chất sale và nhân viên kinh doanh là 2 khái niệm không giống nhau hoàn toàn nhưng về cơ bản chúng là một, ít nhất ở Việt Nam là vậy.
Đối với nhân viên kinh doanh, bán hàng thì những bạn học ngành liên quan đến kinh doanh & kinh tế, marketing nói chung đều có thể làm được. Thực chất, nhân viên kinh doanh là một ngành khá đặc thù, khi những kỹ năng phù hợp cho ngành nghề này đa phần đều là kỹ năng mềm. Những kiến thức chuyên môn không phải là điểm nổi trội để đánh giá ai giỏi hơn ai khi làm nhân viên kinh doanh. Do đó, có khá nhiều bạn lựa chọn nhân viên kinh doanh là công việc đầu tiên của mình khi bắt đầu làm việc “trái ngành” học của mình.
Tất nhiên, có kiến thức chuyên môn về quản trị kinh doanh sẽ cho bạn một nền tảng tốt tuy nhiên thứ quyết định bạn có phải một nhân viên kinh doanh giỏi hay không lại nằm trong bộ kỹ năng mềm của bạn. Những kỹ năng như giao tiếp, thuyết phục, thấu cảm,... sẽ là yếu tố quyết định xem bạn có phải người phù hợp cho công việc này không.
Bán một sản phẩm/dịch vụ là một công việc thú vị nhưng đầy thách thức. Nó đòi hỏi trí óc phán đoán và kiến thức về tâm lý con người và sản phẩm. Vậy, nhân viên kinh doanh cần kỹ năng gì?
Sau khi tìm hiểu nhân viên kinh doanh là gì bạn sẽ thấy đây là một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh. Việc tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng sẽ giúp cho nhân viên kinh doanh có thêm thu nhập từ hoa hồng, giúp công ty bán được hàng, từ đó nâng cao vị thế của bản thân trong công việc.
Lưu trữ hồ sơ khách hàng là một hoạt động quan trọng đối với những nhân viên kinh doanh, những người dựa rất lớn vào việc nhận được thêm những đơn hàng từ khách hàng cũ của họ. Nhân viên kinh doanh được khuyến khích duy trì dữ liệu, mối quan hệ cũng như ghi nhớ về các yêu cầu và hành vi của khách hàng để từ đó cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và giúp họ cảm thấy mình được tôn trọng, được chăm sóc khi làm việc.
>>> Xem thêm: Cách viết cv chăm sóc khách hàng chuẩn không cần chỉnh năm 2022
Sau khi đã hoàn thiện các công đoạn từ làm việc, trao đổi, thuyết phục thì cuối cùng để một nhân viên kinh doanh được ghi nhận doanh số chính là giai đoạn triển khai thực hiện hợp đồng. Mặc dù đây là bước cuối cùng tuy nhiên nó tiềm ẩn không ít khó khăn. Chỉ 1 chữ, 1 số được ghi nhầm so với thỏa thuận trước đó có thể phá huỷ công sức bạn dày công bỏ ra suốt hàng tháng trời. Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ lưỡng, cùng với khách hàng duyệt hợp đồng trước khi chính thức đi đến thỏa thuận và ký kết.
Bên cạnh những công việc chính nêu trên, nhân viên kinh doanh còn phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ và giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với họ. Sử dụng hiệu quả phần mềm và công nghệ trong ngành để cải thiện trải nghiệm của khách hàng.Tham gia đào tạo và tìm kiếm cơ hội cải tiến hoạt động cũng như cần phát triển và áp dụng kiến thức chuyên sâu về sản phẩm và dịch vụ để trả lời các câu hỏi của khách hàng và xác định các giải pháp phù hợp.
Nhân viên kinh doanh sẽ có cách tính lương hơi khác một chút so với những công việc thông thường khi mà tiền lương chính của họ phụ thuộc khá nhiều vào “hoa hồng” hay khoản lương mềm hơn thay vì lương cứng. Khoản lương mềm này thường được đánh giá dựa trên KPI doanh số gán cho mỗi cá nhân, tuỳ thuộc vào doanh số của tháng/quý đó mà lương của nhân viên kinh doanh sẽ giao động tăng hoặc giảm. Về lương cứng, những nhân viên kinh doanh mới thường sẽ nhận mức cứng từ 2-4 triệu đồng/tháng; những người kinh nghiệm hơn sẽ rơi vào khoảng 5-7 triệu/tháng. Chính vì thế, những nhân viên kinh doanh giỏi hoàn toàn có thể kiếm cho mình khoản thu nhập gấp 2, gấp 3, thậm chí gấp 5,10 lần so với lương cứng thực nhận. Kiếm được nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào việc bạn có hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch bán hàng đã đề ra hay không.
>>> Xem thêm: Lương offer là gì? Nghệ thuật Offer lương bách phát bách trúng
Kết luận:
Nhân viên kinh doanh là công việc thu hút nhiều ứng viên bởi môi trường cũng như mức thu nhập hấp dẫn. Hi vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có cái khái khái quát nhất về ngành nghề nhân viên kinh doanh là gì. Nếu mong muốn làm công việc này, hãy trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nhanh chóng thành công.
Trả lời Huỷ