Account là một thuật ngữ khá rộng vì được sử dụng trong vô cùng nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực lại thể hiện một ý nghĩa khác biệt. Điều này khiến cho không ít người thắc mắc: Không biết Account trong Tiếng Việt có nghĩa là gì? Vậy thì hãy để Việc làm VCCorp giúp bạn giải đáp Account là gì? Và lộ trình thăng tiến nghề Account như thế nào?
Chắc chắn ai cũng có thể hiểu Account là gì? Nếu dịch word by word thì Account có thể hiểu là một loại tài khoản. Tuy nhiên, trong lĩnh vực về truyền thông - marketing thì thuật ngữ về nghề Account lại hoàn toàn mang một ý nghĩa khác. Trên thị trường việc làm hiện nay, nghề Account là một mắt xích vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, agency. Vị trí này cân cả việc đối nội và đối ngoại với client, nhà đầu tư hay đối tác.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản là những người làm nghề Account chính là những người duy trì và cân bằng mối quan hệ tốt giữa agency và client của họ. Account được mệnh danh là một nghề “làm dâu trăm họ” vì phải trở thành một cây cầu nối vững chắc giữa hai bên, giúp các mối quan hệ tiến lại gần nhau hơn để có thể tạo ra nhiều giá trị, sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.
>>> Xem thêm: Sales là gì? Top nghề sales lương cao nhất hiện nay
Customer account có thể hiện đơn giản khi cụm từ được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tài khoản khách hàng.
Tài khoản được sở hữu bởi một cá nhân trong tiếng Anh được biết đến với cụm từ “My account”.
Bank account được dịch ra trong tiếng Việt là “tài khoản ngân hàng”. Đây là một loại tài khoản thông dụng để có thể chuyển hoặc nhận tiền một cách tiện lợi.
Khi đã tiếp cận được kiến thức Account là gì? Bạn sẽ cần tìm hiểu sâu hơn vào những vị trí trong nghề Account. Cụ thể nhóm nghề này chia ra 3 vị trí sau:
Trong bộ phận Account management, Account Executive chiếm vị trí nhỏ nhất. Đây là bộ phận đảm nhiệm việc làm chuyên viên kinh doanh ở lĩnh vực truyền thông quảng cáo, sự kiện, làm dịch vụ cho client. Đồng thời, account executive trở thành sợi dây liên kết giữa công ty với các khách hàng hiện tại của Agency. Nhiệm vụ của những ai đảm nhiệm vị trí này là họ sẽ xử lý những vấn đề phát sinh, yêu cầu của khách hàng, phải luôn đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn đem đến những sản phẩm, dịch vụ cũng như sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng, đối tác của mình.
Account Executive là vị trí nằm dưới trướng quản lý của Account Manager. Vị trí này chính là người quản lý account trong những dịch vụ về truyền thông và quảng cáo. Nhiệm vụ của Account Manager là đồng hành cùng khách hàng từ khâu đàm phán, thuyết phục đến khi hoàn thành dự án kinh doanh được hợp tác giữa hai bên. Account Manager có trách nhiệm tập trung vào việc tạo dựng lên các mối quan hệ tốt đẹp, dài lâu với Client và mang lại nhiều giá trị, lợi ích lớn cho Agency hoặc công ty.
Đứng đầu trong bộ phận account management chính là Account Director. Đây là vị trí quản lý cấp cao trong Agency - đơn vị cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp truyền thông, quảng cáo và tổ chức sự kiện. Khi một Account Manager có đủ kinh nghiệm sẽ có cơ hội được thăng tiến lên vị trí Account Director.
Vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sâu, chịu được áp lực tốt. Một Account Director sẽ phụ trách những khách hàng, đối tác lớn và giải quyết những đầu việc, vấn đề phát sinh khó nhằn. Và cũng chính là người giao và phân công công việc cho các vị trí cấp thấp hơn, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận account management.
Có một sự thật là khi bạn dấn thân vào nghề Account thì đồng nghĩa với việc bạn phải là một người hoạt ngôn, tư duy nhanh nhẹn. Chính vì vậy kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng thiết yếu với vị trí việc làm này. Hay nói cách khác, đối với Account bạn có thể từ bỏ bất cứ kỹ năng nào nhưng với kỹ năng giao tiếp thì không thể! Đặc thù của một Account là bạn phải thật khôn khéo trong giao tiếp nhằm làm hài lòng với mọi đối tượng khách hàng. Không ngoa khi nói rằng Account là vị trí đòi hỏi giao tiếp nhiều hàng đầu trong ngành công nghiệp Marketing.
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì kỹ năng giải quyết vấn đề cũng không kém phần quan trọng. Account là một vị trí phải làm việc với khách hàng vô cùng nhiều, chính vì vậy họ phải trang bị cho mình sự cầu toàn về mọi mặt. Luôn luôn giữ được cho mình một cái đầu lạnh, bình tĩnh giải quyết mọi tình huống phát sinh. Việc khó nhất trên đời này là làm hài lòng khách hàng. Đôi khi họ có thể đưa ra cho Account những bài toán khó đỡ hay những tình huống dở khóc, dở cười. Nhưng với cương vị là “cầu nối” cho doanh nghiệp và khách hàng, hãy luôn kiểm soát được cơn giận và tư duy nhanh nhẹn, khéo léo giải quyết vấn đề.
Kỹ năng lãnh đạo không chỉ quan trọng với vị trí Account Manager hay Account Director mà ngay cả những Account Executive cũng nên có kỹ năng này. Vì nó sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp, quản lý và cân bằng khối lượng công việc dễ dàng hơn, không bị chậm deadline dự án.
>>> Xem thêm: Copywriter là gì? 4 kỹ năng cơ bản của Copywriter chuyên nghiệp
Sau khi cùng nhau tìm hiểu Account là gì, chắc chắn điều mà độc giả quan tâm nhất có lẽ là về cơ hội thăng tiến nghề Account. Hãy để Việc làm VCCorp giúp bạn làm rõ vấn đề này nhé!
Lộ trình thăng tiến của nghề Account rất rõ ràng, được đề rõ qua 3 vị trí việc làm. Để có thể đi theo lộ trình này, bạn cần phải không ngừng trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, phát triển kỹ năng chuyên môn và sự kiên trì.
Các bậc thăng tiến của nghề Account từ thấp đến cao như sau:
Hơn nữa, hiện nay nghề Account là một ngành nghề đang được săn đón rộng rãi. Đồng thời Account là một vị trí đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng việc làm của nghề Account rất lớn. Từ các doanh nghiệp nhỏ, vừa cho đến các doanh nghiệp lớn đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm Account.
>>> Tham khảo các công việc liên quan đến nghề Account tại VCCorp:
Kết luận
Người ta thường ví làm nghề Account như “làm dâu trăm họ”, có lẽ đây không phải là một câu nói ngoa. Mong rằng qua bài phân tích trên, Việc làm VCCorp đã giúp được độc giả hiểu được Account là gì? Đồng thời định hướng được một phần sự nghiệp hành nghề Account của các bạn!
Trả lời Huỷ