Copywriter là gì? 4 kỹ năng cơ bản của Copywriter chuyên nghiệp

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Copywriter chắc chắn là một cụm từ đã quá quen thuộc đối với những ai làm trong ngành quảng cáo. Đây được mệnh danh là một nghề vừa danh giá nhưng cũng lại gặp nhiều trắc trở. Bên cạnh đó, thuật ngữ này vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn với thuật ngữ Content Writer. Chính vì vậy, hãy để Tuyển dụng VCCorp giúp bạn biết được một cách chính xác nhất CopyWriter là gì? Và cách phân biệt Copywriter và Content Writer!

Copywriter là gì?

Trong Marketing, Copywriter là người sản xuất nội dung sáng tạo với mục đích quảng cáo cho doanh nghiệp, thương hiệu dưới nhiều hình thức. Họ có thể sáng tạo thông qua văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… phục vụ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, truyền thông, quảng cáo sản phẩm cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Copywriter là gì?

>>> Xem thêm: Sales là gì? Top nghề sales lương cao nhất hiện nay

Công việc Copywriter là gì?

Copywriter sẽ tham gia sản xuất nội dung sáng tạo như viết Slogan, lên ý tưởng hình ảnh,… nhằm phục vụ xây dựng thương hiệu, truyền thông và quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ cho các chiến dịch, dự án marketing của doanh nghiệp.

Công việc của một Copywriter sẽ có thể bao gồm:

  • Viết nội dung
  • Nghiên cứu vấn đề
  • Phỏng vấn nhân vật
  • Biên tập nội dung
  • Quản lý các dự án, chiến dịch
  • Search hình ảnh
  • Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch truyền thông marketing

Mặc dù từ ngữ là kết quả công việc của một Copywriter, nhưng việc viết không nhất thiết chiếm phần lớn thời gian của họ. Thực tế, để có được script cho một dự án, Copywriter phải dành đến một nửa thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu, 1/3 để biên tập lại và chỉ có 1/6 thời gian thực sự để viết. Không phải như mọi người vẫn thường nghĩ, copywriting gồm nhiều việc hơn là chỉ sử dụng và sáng tạo con chữ.

Kỹ năng của nghề Copywriter là gì?

Trước khi chính thức bước chân vào nghề và trở thành một Copywriter chính hiệu thì bạn cần trau dồi và phát triển những kỹ năng sau:

Kỹ năng viết lách

Kỹ năng không thể thiếu của một Copywriter chính là kỹ năng viết lách. Vì đây là một công việc cơ bản của một người làm nghề sản xuất nội dung sáng tạo. Họ sẽ phải viết những nội dung làm sao thu hút được một lượng lớn khách hàng bằng những ngôn từ. Một Copywriter sẽ có công việc chính là làm việc với nội dung và quảng cáo nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng, mở rộng thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp, thương hiệu.

Kỹ năng viết lách là không thể thiếu với nghề copywriter

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Chắc chắc một Copywriter giỏi sẽ phải có kỹ năng tư duy sáng tạo dồi dào, thoát khỏi những điều sẵn có, mang đến những tư duy mới mẻ, phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Sự sáng tạo của Copywriter sẽ được thể hiện trong việc Copywriter đó đem lại lượng traffic như thế nào cho doanh nghiệp. Thay vì sử dụng văn bản nhiều chữ, dài lê thê để quảng bá sản phẩm theo cách truyền thống, Copywriter có thể chắt lọc từ ngữ hoặc biến văn bản đó thành hình ảnh hoặc đoạn video để giúp người xem đỡ nhàm chán.

Kỹ năng nghe, đọc và hiểu

Việc sáng tạo nội dung là vô hạn, không có một thước đo nào cho cái xấu, cái đẹp. Tuy nhiên, nội dung sẽ được đánh giá trên độ phù hợp. Copywriter là người làm về sản phẩm, dịch vụ và cái đích cuối cùng họ hướng đến cũng chỉ là làm sao thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt. Để có thể chạm đến số đông khách hàng thì Copywriter phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến đa chiều về bài viết, sản phẩm sáng tạo của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh lại thành quả một cách phù hợp nhất. Ngoài ra, bên cạnh việc sáng tạo nội dung sao cho mới mẻ, bắt mắt thì việc thể hiện nội dung dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ cũng là một cách thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng.

Khả năng tối ưu hóa SEO onpage cơ bản

Copywriter là người đảm nhiệm vị trí quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của họ đến gần hơn với người tiêu dùng. Họ sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Website, Landing page… Tuy nhiên, để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng mà vẫn tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp thì Copywriter phải có khả năng tối ưu hoá SEO onpage cơ bản. Thay vì chỉ tối ưu hoá văn bản thì Copywriter phải tối ưu cả hình ảnh và title để nội dung bài viết dễ đọc, cung cấp đầy đủ thông tin và gần gũi thì sẽ dễ dàng trong việc thu hút được lượng lớn khách hàng mục tiêu.

Phân biệt Copywriter và Content Writer 

Có rất nhiều người sử dụng thuật ngữ Content Writer và Copywriter là gì. Tuy nhiên, họ lại thường dễ bị nhầm lẫn hai thuật ngữ này với nhau và sử dụng chúng trong sai trường hợp. Đúng là Content writer và Copywriter đều là những người phụ trách sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, trên thực tế, mục đích và cách thức thực hiện của hai vị trí công việc hoàn toàn khác nhau.

Content writer là người thực hiện chịu trách nhiệm sản xuất ra những nội dung hữu ích và thu hút người xem từ đó tạo ra traffic cho website, fanpage,... Nội dung mà Content writer tạo ra sẽ có mục đích marketing. Tuy rằng sẽ không đề cập trực tiếp về việc bán sản phẩm, nhưng phải có mối liên hệ mật thiết với thương hiệu và sản phẩm. Hình thức thực hiện sản xuất content sẽ thường thực hiện bằng văn bản như SEO website hay Social Media…với độ dài không giới hạn, có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu, mục đích hay kênh phân phối nội dung.

Copywriter và Content Writer khác nhau thế nào?

Copywriter cũng có công việc tương tự như một Content writer nhưng họ lại chịu trách nhiệm nhiều hơn là chỉ viết nội dung. Copywriter chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung nhằm thuyết phục và thúc đẩy người đọc mua hàng. Nội dung thường được tạo ra với mục đích quảng cáo và marketing, dùng nội dung để trực tiếp thuyết phục người đọc rằng họ cần đến sản phẩm này của doanh nghiệp. Hình thức thực hiện nội dung của Copywriter thường ngắn gọn và súc tích như xây dựng ý tưởng cho Slogan, Viral Video, TVC,... thông qua các ấn phẩm quảng cáo (có cả in ấn và kỹ thuật số).

>>> Xem thêm: Coaching là gì? Bí quyết để trở thành một coach xuất sắc

Để trở thành Copywriter nên học ngành gì?

Nếu bạn có đam mê trong việc sản xuất nội dung và giàu sự sáng tạo. Vậy thì việc lựa chọn làm Copywriter là một điều sáng suốt. Mặc dù hiện nay chưa có trường đại học nào có ngành học chuyên về Copywriter nhưng bạn có thể học các khối ngành như báo chí, truyền thông, quảng cáo, marketing… để có thêm nền tảng kiến thức căn bản về đặc thù của nghề này. Đồng thời, các ngành đó cũng sẽ giúp bạn học về việc am hiểu insight khách hàng, kỹ năng viết quảng cáo thu hút, hiệu quả.

  • Ngành báo chí: Đây sẽ là một ngành học giúp bạn trang bị những kiến thức nền tảng cho bạn trở thành một Copywriter. Ngành học này đào tạo nghiệp vụ như viết tin, phỏng vấn, biên tập chương trình, chụp ảnh, quay phim, làm phóng sự,... Tất cả kỹ năng này đều có ích cho quá trình trở thành một Copywriter.
  • Ngành truyền thông: Hiểu biết về truyền thông bạn sẽ nhanh nhạy và dễ dàng nắm bắt các xu hướng. Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết của người làm Copywriting. Ngành học này giúp bạn trong việc tạo ra các quảng cáo “bắt trend”, dễ dàng thu hút được nhiều lượng khách hàng mục tiêu.
  • Ngành quảng cáo: Đây có lẽ là ngành đào tạo ra nhiều Copywriter nhất. Bởi đây là ngành học đào tạo bài bản việc nghiên cứu và lập creative brief, cách lên kế hoạch và chiến lược, sáng tạo nội dung hay như cả với quan hệ với khách hàng nữa.
  • Ngành marketing: Ngành học này có thể giúp bạn trau dồi khả năng tự nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ, insight khách hàng; cách lập kế hoạch; kỹ năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng;...

Mức lương của Copywriter là bao nhiêu?

Copywriter thường sẽ làm việc trong môi trường Agency. Họ sẽ tập trung vào việc xây dựng ý tưởng, kế hoạch và thiết kế cho nhiều chiến dịch truyền thông. Chính vì nắm giữ nhiều đầu việc quan trọng nên mức lương của một Copywriter khá hấp dẫn. Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, năng lực, trình độ của bạn và quy mô của công ty bạn ứng tuyển. Tại Việt Nam, thu nhập của Copywriter sẽ dao động trung bình từ 10 - 15 triệu đồng/ tháng và có thể hơn tuỳ theo chức vụ cụ thể.

Mức lương của Copywriter là bao nhiêu?

Còn đối với một Copywriter tự xây dựng thương hiệu riêng hay nói cách khác là một freelancer thì thu nhập linh hoạt hơn. Vì họ phải cân tất cả các đầu việc của cả một team trong Agency nên họ sẽ ăn lương theo dự án, sản phẩm mà lượng khách hàng tìm đến họ. Người có portfolio ấn tượng và thường xuyên nhận dự án thì chắc chắn thu nhập sẽ thuộc vào hạng khủng, có thể lên tới 50 - 70 triệu/tháng hoặc hơn.

>>> Cơ hội việc làm Copywriter: Chuyên viên SENIOR COPYWRITER tại Admicro

Kết luận

Có một sự thật mà không ai phủ nhận được đó chính là độ hot của Copywriter trong ngành quảng cáo. Ngành nghề này thu hút được rất nhiều bạn trẻ săn đón và theo đuổi. Mong rằng qua bài viết này, Tuyển dụng VCCorp đã giúp độc giả trang bị được thêm một kiến thức mới để có thể hiểu nghề copywriter là gì, hiểu ngành mà mình đã, đang và sẽ chọn lựa!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan