Client là gì? Tổng quan và sự khác biệt giữa Agency và Client

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Đối với các bạn trẻ mới vào nghề Marketing, một trong những câu hỏi thường được đặt ra là chọn làm việc tại Agency hay Client. 

Vậy AgencyClient là gì? Họ là ai, làm gì và khác nhau ra sao? Sau đây hãy cùng việc làm VCCorp đi tìm hiểu hai thuật ngữ này nhé!

Client là gì?

Từ Client mang nghĩa là khách hàng, và trong ngành Marketing, nó cũng mang đúng nghĩa như vậy. Cụ thể hơn, đây chính là những doanh nghiệp, công ty đang mong muốn sử dụng các dịch vụ Marketing để quảng bá cho sản phẩm của họ. Các công ty này có thể có đội ngũ Marketing riêng hoặc không. 

Client là gì?

Nếu bạn chọn trở thành một Marketer tại Client, nghĩa là bạn phải thực sự hiểu dòng sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình có. Sau đó, bạn cũng phải có mặt trong tất cả công việc Marketing, từ quan hệ công chúng, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mới, xử lý khủng hoảng, quảng bá, thúc đẩy bán dịch vụ.

Bởi số lượng công việc nhiều như vậy, do đó các doanh nghiệp Client sẽ thường thuê những đơn vị chuyên trách về một lĩnh vực nào đó nhất định để hỗ trợ, đồng hành hoặc phụ trách những chi tiết nhỏ. Nhờ những đội ngũ có chuyên môn cao từ những đơn vị truyền thông này mà chất lượng của các sản phẩm Marketing sẽ được nâng cao hơn. Và những đơn vị này chính là các Agency truyền thông - quảng cáo. 

Phía bên Client sẽ đưa ra những đề bài, những brief, trong đó chứa mục tiêu, ý tưởng, mong muốn trong hoạt động truyền thông đó. Sau đó, bên Client cũng sẽ theo dõi, giám sát quá trình thực hiện cũng như nghiệm thu kết quả cuối cùng. 

>>>Xem thêm: Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Client trong máy tính là gì?

Client trong máy tính là gì?

Một thuật ngữ Client nữa cũng rất hay được dùng và có thể nhầm lẫn chính là từ Client trong máy tính. Ở đây, từ Client này có nghĩa là Khách, nhưng lại hướng tới chỉ mô hình Khách - Chủ (Client - Server). Theo đó, các thiết bị Client có thể là phần mềm, phần cứng hoặc thậm chí là một người dùng. 

Trong ngành Khoa học máy tính, khái niệm Client mang đến những điểm có lợi cho người sử dụng như: hạn chế sự cố xảy đến, ngăn ngừa tình trạng mạng quá tải hay có thể mở rộng hệ thống kết nối mạng một cách dễ dàng hơn. Thêm vào đó, nhờ có Client mà việc truy cập, xử lý dữ liệu mạng từ xa cũng đơn giản hơn, các thao tác nhận và gửi tệp cũng sẽ được đơn giản hóa. 

Tóm lại, khái niệm Client trong ngành Marketing sẽ đi kèm với Agency. Trong khi đó, ở ngành khoa học máy tính, Client sẽ là một khái niệm đi kèm với Server. 

Agency là gì?

Như đã nhắc ở trên, Agency là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về Marketing cho các doanh nghiệp, hay còn gọi là Client. Nếu là một Marketer tại một Agency, có nghĩa là bạn sẽ gặp rất nhiều kiểu Client khác nhau, thuộc mọi lĩnh vực ngành hàng. 

Agency là gì?

Nếu làm việc tại Agency, bạn sẽ có thể phụ trách làm việc trên nhiều khâu khác nhau của quá trình Marketing, từ nghiên cứu thị trường, khách hàng cho tới xác định insight người dùng, hiểu hành vi của họ để đưa ra những sản phẩm sáng tạo thu hút sự chú ý của họ một cách khéo léo nhất.

Yêu cầu ở mỗi Agency là bạn không chỉ hiểu sản phẩm của Client đưa ra, mà bạn cũng phải hiểu khách hàng, người tiêu dùng. Bạn sẽ xây chiếc cầu nối để hai bên có thể hiểu nhau hơn. Bạn cần đặt mình vào vị trí của người dùng, nghĩ như những gì họ nghĩ để thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng sử dụng sản phẩm. 

Đi kèm với sự phát triển của ngành quảng cáo - Marketing ở Việt Nam, cũng như việc các khách hàng ngày càng trở nên khó tính, nhiều mô hình Agency mới đã được ra đời để bắt kịp với xu hướng. Trên thị trường hiện nay có một số mô hình Agency nổi bật như: 

Advertising Agency: hay Ad Agency, chuyên cung cấp các dịch vụ quảng cáo, ví dụ như sản xuất TVC hoặc Print Ad. 

Brand Agency: chuyên cung cấp các dịch vụ nhằm xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, bao gồm nhiều bước như: tư vấn chiến lược, thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu. Mục đích của những Agency này là đẩy mạnh hình ảnh, danh tiếng của thương hiệu đối với người dùng. 

PR Agency: chuyên cung cấp, thực hiện các hoạt động truyền thông, truyền tải thông tin giữa doanh nghiệp đến với khách hàng. Ngoài ra, các agency này cũng thường xử lý các khủng hoảng truyền thông, mối quan hệ với báo chí.

Digital marketing Agency: chuyên cung cấp các hoạt động Marketing thông qua nền tảng số và môi trường Internet.

Market Research Agency: các Agency có nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thị trường, đưa ra các số liệu, báo cáo để làm cơ sở cho các Agency, Client thực hiện các kế hoạch Marketing. 

Media Agency: là một đơn vị quảng cáo truyền thông, chuyên tư vấn về cách thức cũng như nơi truyền thông, nhằm truyền thông trúng thời điểm và đúng địa điểm thu hút khách hàng. 

Social media Agency: chuyên về các sản phẩm, dịch vụ Marketing trên môi trường mạng xã hội

Graphic design Agency: chuyên về các sản phẩm sáng tạo, thiết kế đồ họa

Print Agency: chuyên về các sản phẩm Marketing in ấn

Web designing Agency: chuyên về việc xây dựng và phát triển website cũng như Marketing thông qua website. 

Sự khác biệt giữa Agency và Client là gì?

Sự khác biệt giữa Agency và Client là gì?

Agency là những đơn vị cung cấp các dịch vụ Marketing cho các doanh nghiệp (client). Những nhân viên tại agency phải hiểu được bản chất kinh doanh, những vấn đề trong sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó đưa ra được những cách Marketing phù hợp, nhằm tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn. 

Nếu như công việc của những Marketer làm việc cho Client chỉ là một công ty, một doanh nghiệp duy nhất thì Agency lại có nhiều khách hàng khác nhau, với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Trong khi tại Client, một Marketer sẽ phải phụ trách nhiều chuyên môn khác nhau, từ viết bài, làm thương hiệu, làm quảng cáo, thực hiện chiến dịch truyền thông ở nhiều khâu, nhiều phân đoạn. 

Còn tại Agency, những công việc này sẽ được chuyên môn hóa cao hơn, ví dụ như người Copywriter sẽ chỉ chuyên tâm vào sản xuất nội dung. Tuy nhiên, họ có thể được thử thách để sản xuất nội dung cho nhiều mặt hàng, dịch vụ cũng như phân khúc, dòng sản phẩm khác nhau. 

Tóm lại, làm việc tại Agency cho bạn được thử nghiệm một vị trí làm việc với nhiều khách hàng (client) khác nhau. Trong khi đó, làm việc tại Client sẽ giúp bạn tập trung làm cho một khách hàng duy nhất (chính là doanh nghiệp của mình) nhưng với nhiều vị trí, vai trò khác nhau. 

Vai trò của Client trong doanh nghiệp

Vai trò của Client trong doanh nghiệp

Không phải doanh nghiệp nhỏ hay công ty khởi nghiệp nào cũng đủ vốn cũng như thời gian đầu tư vào xây dựng một bộ phận Marketing hoàn chỉnh. Do đó, những agency thuê ngoài đã có cơ hội được phát triển. Đây được xem như một bước đi khôn ngoan để doanh nghiệp vừa có thể tập trung làm chuyên môn, phát triển sản phẩm, vừa có thể tiết kiệm được một phần chi phí so với việc xây dựng hẳn một đội ngũ Marketing riêng. 

Tuy nhiên khi doanh nghiệp đã phát triển đến một mức độ nhất định và gây được danh tiếng, việc xây dựng một phòng Marketing là điều cần thiết. 

Những cá nhân làm việc tại Client phải trực tiếp thực hiện tất cả các công việc trọng hoạt động truyền thông. Từ việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp cũng như làm việc, trao đổi với agency để xây dựng những hoạt động truyền thông hiệu quả nhất. 

Công việc của Client trong doanh nghiệp là gì?

Một Marketer làm trong môi trường của Client phải đảm trách rất nhiều công việc khác nhau. Họ cũng phải có kiến thức cũng như am hiểu sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ mà công ty họ đang cung cấp. 

Sau đây sẽ là một số vị trí phổ biến mà các Marketer làm trong môi trường Client: 

Quản trị thương hiệu

Quản trị thương hiệu

Làm Client là gì?

Hình ảnh thương hiệu là một trong những yếu tố cốt lõi để một công ty khẳng định vị trí và mức độ uy tín của họ trên thị trường. 

Làm việc tại client trong vị trí Brand Manager hay Quản trị thương hiệu đòi hỏi bạn phải là người có tư duy logic, nhạy bén, am hiểu sâu sắc thị trường của ngành, nghề của công ty bạn cũng như thị trường Marketing. 

Ngoài ra, bạn cũng cần hỗ trợ các bộ phận khác trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty bạn tới khách hàng để cho các hoạt động Marketing sau này trở nên hiệu quả hơn. 

Trade Marketing

Trade Marketing

Nói một cách dễ hiểu, đây chính là những Marketer có nhiệm vụ đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới tận tay khách hàng. 

Vị trí này yêu cầu chúng ta phải xây dựng những chiến lược kinh doanh, bán sản phẩm hiệu quả nhằm thúc đẩy doanh số sản phẩm của công ty. 

Quản trị truyền thông

Quản trị truyền thông

Các hình thức truyền thông ở đây có thể kể đến như các kênh mạng xã hội, kênh tìm kiếm Google, đài phát thanh, truyền hình. Những người làm quản trị truyền thông sẽ phải chịu trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng và triển khai các hoạt động đó sao cho hiệu quả, thu hút được lượng lớn công chúng quan tâm. 

Điều này giúp cho hình ảnh, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi hơn, góp phần khẳng định uy tín và vị thế của công ty. 

Xem thêm>>> 

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm Client là gì cũng như một vài so sánh giữa Agency và Client. Hy vọng là một Marketer trẻ tuổi, bạn đã có được sự lựa chọn cho mình là nên làm việc tại Agency hay Client. 

Dù làm việc trong môi trường nào, sẽ luôn có những thách thức và khó khăn riêng dành cho các Marketer. Bạn có thể linh hoạt làm việc giữa Agency hoặc Client để trau dồi kinh nghiệm, trải nghiệm cũng như nâng cao tay nghề của mình. 

Tuyển dụng việc làm Marketing, có thể bạn quan tâm:

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan