PM là gì? Lộ trình thăng tiến của một Project Manager như thế nào?

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Project Manager (PM) là một vị trí then chốt, “đầu tàu” của một dự án. Bài viết này sẽ phân tích rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của người quản lý dự án, và mức lương khi trở thành một PM. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về PM là gì qua bài viết dưới đây.

PM là gì?

PM (người quản lý dự án) là người có vai trò lãnh đạo trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát tiến độ dự án. Họ chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án, các nguồn lực, ngân sách và sự thành công hay thất bại của dự án. Công việc chính của PM là lập kế hoạch, ngân sách, trang thiết bị, tài liệu và nhân sự để thực hiện dự án đó.

PM cần đảm bảo cho toàn bộ dự án được triển khai theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Bên cạnh đó là công việc theo dõi, giám sát tình hình thực hiện của dự án để báo cáo tiến độ cho ban giám đốc.

PM là gì

Những người đảm nhận vị trí PM là người tham gia dự án và cũng là người quản lý tổng thể dự án. Và đây cũng là vị trí chủ chốt, không thể thiếu trong việc quyết định sự thành bại của dự án.

>>> Xem thêm: Product Owner là gì? Lộ trình nghề nghiệp của Product Owner như thế nào?

Một số nghĩa khác của PM

PM trong facebook

PM trong Facebook là Private Message, hay nghĩa Tiếng Việt là những tin nhắn cá nhân, riêng tư. Đây là một chế độ của Facebook giúp bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng để tương tác với những người khác mà vẫn có sự riêng tư. Tất cả những gì bạn phải làm là gửi cho người nhận một tin nhắn cá nhân.

PM trong đơn vị

PM trong đơn vị thời gian được viết đầy đủ là Post Meridiem, nghĩa là đơn vị chỉ thời gian buổi tối, tính từ 12h trưa đến 0h đêm. Ngược lại, AM để chỉ ban ngày, tính từ 0h-12h trưa. 

PM trong đơn vị

Vai trò của PM là gì?

Người quản lý dự án, cùng các thành viên nhóm, thực hiện nhiều công việc quan trọng trong từng giai đoạn gồm: (giai đoạn bắt đầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kết thúc). Vậy vai trò chủ yếu của PM là gì? Các giai đoạn quản lý dự án yêu cầu rất nhiều kiến thức bao gồm phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng, nguồn nhân lực, truyền thông, rủi ro và quản lý các bên liên quan.

Giai đoạn bắt đầu

- Quản lý tích hợp: Xây dựng các quy định và thỏa thuận về dự án.

- Quản lý các bên liên quan: List các bên liên quan.

Giai đoạn lập kế hoạch

- Quản lý phạm vi: Xác định và quản lý phạm vi, tạo cấu trúc phân chia công việc và thu thập yêu cầu.

- Quản lý thời gian: Lập kế hoạch, xác định tiến độ dự án, ước tính nguồn lực và thời gian của từng mục.

- Quản lý chi phí: Lập kế hoạch, ước tính chi phí, và xác định ngân sách.

- Quản lý chất lượng: Lập kế hoạch và xác định các yêu cầu chất lượng đầu ra.

- Quản lý nguồn nhân lực: xác định nhu cầu nguồn nhân lực của từng đầu việc

Vai trò của PM là gì?

- Quản lý truyền thông: Lập kế hoạch truyền thông, Marketing và đẩy bán hàng.

- Quản lý rủi ro: xác định các rủi ro tiềm ẩn, thực hiện phân tích rủi ro định tính, định lượng và lập kế hoạch chiến lược giảm thiểu rủi ro.

- Quản lý mua sắm: Lập kế hoạch và xác định các thiết bị, đồ dùng mua sắm cần thiết.

- Quản lý các bên liên quan: Lập kế hoạch về mục tiêu của các bên liên quan.

Giai đoạn tiến hành

- Quản lý tích hợp: Chỉ đạo và điều hành mọi công việc của dự án.

- Quản lý chất lượng: quản lý chất lượng, đầu ra của từng sản phẩm.

- Quản lý nguồn nhân lực: Lựa chọn nhân sự, phát triển và quản lý nhân sự trong nhóm.

- Quản lý truyền thông: theo dõi giai đoạn của truyền thông.

- Quản lý mua sắm: Đảm bảo mua vật dụng cần thiết và tiết kiệm chi phí.

- Quản lý các bên liên quan: Quản lý để có thể đáp ứng mục tiêu được đề ra của các bên liên quan.

Giai đoạn giám sát và kiểm tra

- Quản lý tích hợp: Theo dõi, kiểm soát công việc và quản lý các công việc bị thay đổi bất ngờ.

- Quản lý phạm vi: kiểm tra và rà soát lại từng phạm vi của dự án.

- Quản lý thời gian: Kiểm soát tiến độ của dự án.

- Quản lý chi phí: Theo dõi chi phí dự án để không vượt quá chi phí đề ra.

PM có vai trò giám sát và kiểm tra

- Quản lý chất lượng: Kiểm soát chất lượng sản phẩm bàn giao.

- Quản lý truyền thông: Kiểm soát tất cả các thông tin liên lạc của nhóm và các bên liên quan.

- Quản lý mua sắm: Kiểm soát mua sắm các vật phẩm và liệu có hụt chi phí.

- Quản lý các bên liên quan: đầu nối giữa các bên liên quan.

Giai đoạn kết thúc

- Quản lý tích hợp: kết thúc dự án..

- Quản lý đấu thầu: Nghiệm thu kết quả.

Lộ trình thăng tiến PM

Qua việc tìm hiểu về PM là gì có thể thấy được rằng, project manager là công việc đầy triển vọng và hấp dẫn. Project Manager cũng có từng cấp bậc khác nhau, dưới đây là từng level của PM từ thấp đến cao.

Lộ trình thăng tiếnMô tả công việc
Điều phối viên dự án (Project coordinator)Hỗ trợ các công việc hành chính cho các dự án cụ thể.
Quản lý dự án I  (Project manager I)Quản lý các dự án nhỏ dưới sự giám sát của Senior PM.
Quản lý dự án II ( Project manager II)Quản lý một dự án lớn hơn hoặc một số dự án nhỏ.
Quản lý dự án III  (Project manager III)Quản lý nhiều dự án được ưu tiên hơn.
Quản lý dự án cấp cao (Senior project manager)Dẫn dắt nhiều nhóm dự án hoặc sự kiện lớn.
Giám đốc chương trình (Program manager)Giám sát một nhóm các dự án liên quan để mang lại kết quả có lợi cho doanh nghiệp.
Giám đốc danh mục (Portfolio manager)Quản lý danh mục các dự án và chương trình của một doanh nghiệp.
Giám đốc phòng Quản lý Dự án (PMO)Chỉ đạo lập kế hoạch chiến lược cho nhiều dự án và báo cáo cho ban điều hành cấp cao.

>>> Xem thêm: Tổng quan về ngành Quản trị nhân sự tại Việt Nam

Mức lương của PM là bao nhiêu?

Hiện nay, vị trí PM xuất hiện trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Do đó, có sự khác biệt về thu nhập khá lớn. Bên cạnh đó, những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề luôn có được mức thu nhập cao hơn những người mới vào nghề hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm.

Mức lương của PM là bao nhiêu?

Vị trí PM phải thực hiện một khối lượng lớn công việc và chịu nhiều áp lực trong quá trình làm việc, nhưng lại có mức lương project manager rất tốt. Theo khảo sát, mức lương trung bình của PM dao động từ 35.000.000 - 117.000.000 đồng/tháng.

Kết luận:

Trên đây là những thông tin chi tiết về PM là gì. PM là một ngành nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức ở đa dạng các lĩnh vực. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một PM giỏi, hãy bắt tay ngay vào việc học thêm nhiều kỹ năng liên quan để phục vụ cho công việc tương lai thôi nào!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan