Top 5+ mẫu bảng lương nhân viên chuẩn nhất 2023

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Mẫu bảng lương nhân viên là gì? Bảng lương sẽ bao gồm những thông tin gì? Thu nhập chính có khác mức lương cơ bản hay không? Cùng Tuyển dụng VCCorp trả lời các câu hỏi trong bài viết dưới đây!

Mẫu bảng lương nhân viên là gì?

Mẫu bảng lương nhân viên là gì?

Mẫu bảng lương cá nhân là gì?

Mẫu bảng lương nhân viên được hiểu đơn giản là một văn bản tổng hợp số tiền thực mà đơn vị doanh nghiệp sử dụng lao động chi trả cho người lao động. Văn bản này bao gồm các nội dung: Khoản tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp… trong một khoảng thời gian cụ thể. Như vậy, khoản thu nhập mà người lao động nhận được trong tháng sẽ được căn cứ và tính toán dựa theo bảng lương, cùng với năng suất và mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân.

Tầm quan trọng của việc xây dựng mẫu bảng lương nhân viên

Vì có liên quan đến thuế, tiền lương của từng cá nhân và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập ròng của doanh nghiệp, do đó, bảng lương nhân viên giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người lao động.

  • Về phía doanh nghiệp: Mẫu bảng lương nhân viên sẽ giúp các nhà lãnh đạo linh hoạt trong vấn đề thanh toán và đưa ra điều chỉnh phù hợp với ngân sách của công ty. Ngoài ra, mẫu bảng lương nhân viên cũng là một công cụ hữu ích giúp phòng kế toán và nhân sự so sánh tương quan giữa các cá nhân với nhau (nhân sự nào vượt tiến độ, hay chưa đạt KPI…)
  • Về phía người lao động: Bảng lương là cơ sở để các nhân sự tự đối chiếu thu nhập thực nhận được so với mức lương được ghi trên giấy tờ. Bất kỳ một thay đổi nào liên quan đến chính sách lương - thưởng thì mẫu bảng lương cũng nơi được ưu tiên điều chỉnh đầu tiên.
Tầm quan trọng của việc xây dựng mẫu bảng lương nhân viên

Mẫu bảng lương nhân viên văn phòng

Nội dung cơ bản của mẫu bảng lương nhân viên

Mẫu bảng lương nhân viên sẽ bao gồm các thông tin sau:

Họ và tên: Bao gồm họ tên người lao động, mã nhân sự và các thông tin liên quan đến chức vụ và cách thức liên lạc (email, số điện thoại…) nếu cần.

Lương chính (lương cơ bản): Chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và các khoản đi kèm khác. Mức lương này được thoả thuận trong quá trình bạn tham gia phỏng vấn và ký hợp đồng lao đồng với công ty.

Lương cơ bản

Nội dung cơ bản mẫu bảng lương 2023

Thông thường, mức lương cơ bản sẽ cao hơn hoặc bằng mức lương cơ bản tối thiểu vùng. Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động kể từ ngày 01/07/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng như sau:

  • Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng)
  • Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng)
  • Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng)
  • Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng)

Đồng thời, quy định bổ sung mức lương tối thiểu giờ làm việc theo vùng như sau: 

  • Vùng I: 22.500 đồng/giờ
  • Vùng II: 20.000 đồng/giờ
  • Vùng III: 17.500 đồng/giờ
  • Vùng IV: 15.600 đồng/giờ

Phụ cấp gồm:

  • Lương tăng ca được áp dụng trong trường hợp nhân sự có phát sinh lịch tăng ca, trực tăng cường ngày Lễ, Tết. 
  • Các khoản phụ cấp khác về KPI, đồng phục, ăn trưa, điện thoại… là khoản phụ cấp lương thêm và được quy định theo nội quy nội bộ của từng doanh nghiệp.

Phụ cấp được chia làm hai loại chính là phụ cấp liên quan đến bảo hiểm (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp công việc độc hại…) và phụ cấp không liên quan đến bảo hiểm (điện thoại, tiền ăn, nhà ở, hỗ trợ xăng xe…)

Nội dung cơ bản của mẫu bảng lương nhân viên

Bảng lương nhân viên kinh doanh

Thu nhập danh nghĩa: Số tiền trên lý thuyết mà người lao động được hưởng sau khi cộng các khoản lương cơ bản và phụ cấp.

Số ngày công thực tế: Chỉ thời gian mà mỗi cá nhân làm việc và người lao động sẽ được nhận lương theo số ngày công thực tế đó.

Tổng lương thực tế: Số tiền mà nhân sự được nhận và không có bất kỳ phát sinh nào khác. Tính dựa trên số ngày công của từng tháng:

Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày công trong tháng) X Số ngày công thực tế

Lương để đóng bảo hiểm: Doanh nghiệp sẽ chia ra thành từng loại bảo hiểm mà người lao động cần đóng và khấu trừ vào lương của nhân viên. 

Thuế TNCN: Là phần thuế cần đóng khi người lao động ký hợp đồng với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên. (Bao gồm: Thu nhập chịu thuế, thu nhập tính TNCN và thuế TNCN phải nộp)

Thuế thu nhập cá nhân

Thực lĩnh: Đây là phần thu nhập chính thức mà nhân sự sẽ nhận được trong từng kỳ lương. Thực lĩnh sẽ bao gồm tổng lương trừ đi các khoản thuế TNCN, tiền bảo hiểm và tạm ứng (nếu có)

Tổng hợp 5 mẫu bảng lương nhân viên chi tiết nhất

Mẫu bảng lương nhân viên đơn giản

Mẫu bảng lương nhân viên đơn giản

Mẫu bảng lương năm 2023

Mẫu bảng lương nhân viên Excel

Mẫu bảng lương nhân viên Excel
Mẫu bảng lương nhân viên Excel

Mẫu bảng lương mới nhất 2023 file Excel

Mẫu bảng lương nhân viên file word

Mẫu bảng lương nhân viên file word
Mẫu bảng lương nhân viên file word

Bảng lương nhân viên file word

Mẫu bảng lương cho nhân viên kinh doanh

Mẫu bảng lương cho nhân viên kinh doanh

Tải mẫu bảng lương nhân viên: 

Tải mẫu bảng lương nhân viên TẠI ĐÂY

Tạm kết

Hy vọng những thông tin cơ bản về mẫu bảng lương nhân viên mà Tuyển dụng VCCorp tổng hợp trên sẽ giúp các nhà quản lý nhân sự dễ dàng thiết lập bảng lương phù hợp với doanh nghiệp của mình, đồng thời cũng giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về những quyền lợi mà mình sẽ nhận được khi tham gia vào thị trường lao động.

Đừng quên rằng hiện VCCorp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo ngay danh sách việc làm tại VCCorp

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan