Tại các công ty hiện nay, Manager (hay Quản lý) là một chức danh phổ biến, tùy vào quy mô, sự phát triển của doanh nghiệp đó, nhưng ít nhất cũng thường có một, hai Manager. Đây cũng là vị trí mà sau một vài năm đi làm và tích lũy kinh nghiệm, nhiều bạn trẻ cũng khát khao đạt được.
Vậy thật sự thì một người Manager là gì? Công việc, nhiệm vụ của họ ra sao? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!
Dịch theo tiếng Anh, Manager được hiểu đơn giản là “người quản lý”, đôi khi có thể dịch là “trưởng phòng”. Thông thường, tại các công ty, Manager sẽ đảm nhận phụ trách một ban, một bộ phận mang chuyên môn cao.
Dù có thể tính chất công việc và quy mô của các doanh nghiệp khác nhau, và công việc của Manager có thể khác nhau theo từng chuyên môn cụ thể. Tuy nhiên, công việc chung của một người Manager chính là quan sát, phân công, theo dõi, đánh giá hiệu quả cũng như hiệu suất làm việc của những nhân viên dưới quyền. Đối với những tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc, người Manager chính là người chịu trách nhiệm xử lý chính.
>>> Xem thêm: Supervisor là gì? Giám sát viên giỏi cần những kỹ năng này
Đối với cấp quản lý cao hơn, Manager chính là cầu nối với các nhân viên trong bộ phận mình.
Các vị trí Manager lại tiếp tục được phân theo cấp bậc và có các vị trí như sau:
- Top Manager (Nhà quản trị cao cấp): Đúng như tên gọi, đây là những người thuộc vị trí quản lý cấp cao nhất, với nhiệm vụ hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển của công ty. Họ chính là “đầu não” hoạt động, có vai trò hết sức quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp được hoạt động trơn tru, ổn định.
- Functional Manager (Nhà quản trị chức năng); Đây là những người chịu trách nhiệm về những lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong công ty. Ví dụ như: marketing, tuyển dụng, nhân sự hay tài chính.
- Team Manager/Supervisory Manager (Nhà quản trị nhóm/ Nhà quản trị giám sát): Đây là những người quản lý đội, nhóm hoặc một bộ phận nào đó cụ thể. Ngoài ra, đây cũng có thể là người quản lý một nhóm thành viên từ nhiều phòng, ban khác nhau trong công ty.
- Line Manager (Nhà quản trị ủy quyền): Đây là người quản lý trực tiếp các nhân viên. Công việc của họ là hướng dẫn nhân viên mới, quản lý, theo sát các hoạt động của phòng, ban của mình để hoàn thành các mục tiêu về đã đăng ký với cấp cao hơn. Một số ví dụ về vị trí Line Manager mà bạn có thể bắt gặp như: Quản lý cửa hàng trong một chuỗi cửa hàng.
>>> Xem thêm: CEO là gì? 6 kỹ năng chính để trở thành CEO giỏi
Account Manager là người quản lý toàn bộ các công việc account từ thỏa thuận và thực hiện hợp đồng, giữ mối quan hệ phát triển với khách hàng và cả vấn đề chăm sóc khách hàng.
Để trở thành một Account Manager cần có kỹ năng phối hợp tốt với đội ngũ kinh doanh để đạt được doanh số và đảm bảo chăm sóc khách hàng tốt.
Project Manager là người được các công ty giao nhiệm vụ quản lý một dự án, chịu trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai cho dự ánđể đạt mục tiêu ban đầu.
Project Manager là người làm việc giữa khách hàng và bộ phận công nghệ thông tin. Project Manager sẽ xác nhận các yêu cầu của khách hàng và truyền đạt đến cho các nhân sự đang thực hiện dự án đó.
Mỗi một vị trí công việc cần đòi hỏi những nhóm kỹ năng khác nhau. Đối với công việc của một Manager, ngoài những kiến thức chuyên môn cần nắm vững thì cũng cần những kỹ năng mềm chung mà bất cứ người quản lý nào cũng cần có. Vậy cùng tìm hiểu một số kỹ năng của manager là gì?
“Giao tiếp tốt là chìa khóa thành công” - đây chắc hẳn là câu nói mà bạn đã nghe nhiều. Nó cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công việc cũng như trong cuộc sống của chính chúng ta.
Đối với một người Manager, kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn có thể trình bày, giải thích các ý tưởng, vấn đề một cách dễ hiểu, rõ ràng hơn với nhân viên.
Ngoài ra, đây sẽ là lợi thế lớn cho bạn trong quá trình báo cáo, làm việc với những cấp lãnh đạo cao hơn. Là một người đứng giữa nhiều bên như nhân viên, ban giám đốc, hay khách hàng thì việc một người Manager khéo léo giao tiếp là vô cùng quan trọng.
Kỹ năng quan sát ở đây không chỉ là việc quan sát nhân viên, để có thể đánh giá đúng hiệu quả công việc của cấp dưới. Đây còn là kỹ năng quan sát sự việc, vấn đề, từ đó có cái nhìn thấu đáo với mọi chuyện đang diễn ra tại phòng, bộ phận mình quản lý.
Người quản lý cũng cần quan sát nhạy bén thị trường, đối thủ để trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.
Đối với những Line Managers, trong quá trình làm việc, sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh có thể xảy đến. Lúc này, phát ngôn và hành động của họ có thể đại diện cho cả một công ty lớn. Do đó, sự quan sát giúp họ có thể nhận định được tình hình một cách nhanh chóng và đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất.
Từ một người quan sát tốt, người quản lý có thể luyện tập được kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Khi phát sinh vấn đề, người quản lý cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, bản chất của sự việc. Nắm bắt được đâu là lý do thật sự tạo ra vấn đề, trách nhiệm của từng bên, sẽ giúp những nhà quản lý tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất.
Có thể nói rằng, kỹ năng quan sát và kỹ năng giải quyết vấn đề là hai kỹ năng đi kèm và bổ trợ lẫn nhau, đều là hai kỹ năng cần thiết cho bất cứ nhà quản lý nào.
Như đã đề cập, ngoài các kỹ năng chung thì kỹ năng chuyên môn là yêu cầu bắt buộc của mỗi nhà quản lý. Bởi nhà quản lý cần biết và hiểu rõ những quy trình mà nhân viên của mình đang thực hiện mới có thể đưa ra những đường hướng đúng đắn. Ngoài ra, quản lý cũng cần có kinh nghiệm làm việc, xuất phát điểm từ một nhân viên để có thể quản lý cấp dưới hiệu quả nhất.
Bởi người quản lý phải có thời gian trải qua những gì mà nhân viên của anh ta đã trải qua, khi đó họ mới có thể vận hành bộ phận một cách trơn tru. Người quản lý khi đó thậm chí có thể trở thành một “mentor” cho các nhân viên cấp dưới.
Ngoài ra, nhìn từ góc độ nhân viên, họ cũng sẽ yêu thích và tín nhiệm một người Manager có chuyên môn tốt. Những quyết định được đưa ra bởi người quản lý đó cũng sẽ được mọi người tin theo nhiều hơn.
Là người dẫn dắt một đội nhóm, kỹ năng lãnh đạo chắc chắn là thứ được nhắc tới trong bộ kỹ năng của các Manager. Vậy thế nào là một người quản lý có kỹ năng lãnh đạo tốt?
Kỹ năng lãnh đạo tốt thể hiện ở việc người đó biết được năng lực của từng nhân viên dưới quyền mình, từ đó phân chia công việc sao cho họ có thể phát huy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bên cạnh đó, người Manager cần tạo dựng được một môi trường làm việc có kết nối, thân thiện và tích cực.
Ngoài ra, người Manager với kỹ năng lãnh đạo tốt còn phải biết cách quan tâm và hành xử một cách công bằng, minh bạch với nhân viên. Điều này giúp các cấp dưới sẽ dành sự tôn trọng và nâng cao uy tín của người quản lý. Có được một người quản lý như vậy cũng sẽ là động lực để nhân viên cống hiến hết mình hơn.
>>> Xem thêm: Senior là gì? 4 kỹ năng không thể thiếu của một người lãnh đạo
Với những kỹ năng như trên, công việc của Manager cũng bao gồm nhiều thứ chồng chéo nhau. Tuy nhiên có những công việc chính của manager là gì?
Đúng như tên gọi của một nhà quản lý, công việc chính của Manager là kiểm tra, giám sát cũng như nhắc nhở nhân viên dưới quyền trong quá trình thực hiện công việc.
Mỗi nhà quản lý có thể có những cách quản lý khác nhau theo các phong cách quản lý riêng biệt, tuy nhiên tất cả đều cần đảm bảo nhân viên làm đúng công việc được giao, đạt đủ chỉ tiêu và hoàn thành kịp thời gian.
Không chỉ là giám sát trong suốt quá trình nhân viên làm việc, người quản lý còn cần biết đánh giá hiệu quả của những việc mà cấp dưới của họ đã hoàn thành. Đây chính là lý do giải thích vì sao một người Manager cần có năng lực, các kiến thức chuyên môn cũng như cần kinh nghiệm đã trải qua các vị trí thấp hơn. Bởi có vậy thì họ mới có thể từng bước đánh giá được hiệu quả của công việc.
Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên giúp cho Manager có thể xác định rõ năng lực, mức độ phù hợp của từng người trong phòng, ban với công việc được giao. Từ đó, Manager có thể kịp thời động viên, khen thưởng hoặc chấn chỉnh đội ngũ nhân viên của mình để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Trong quá trình làm việc, đôi lúc không thể tránh khỏi những sai sót hoặc những việc đi chệch hướng kế hoạch, dù có được chuẩn bị tốt đến đâu. Đó cũng có thể là những sự việc nhỏ xảy đến bất ngờ.
Để phát hiện ra điều bất thường, người Manager cần giám sát chặt chẽ thì mới có thể phát hiện ra được vấn đề. Sau đó, cũng chính Manager sẽ phải là người đưa ra hướng giải quyết cho những vấn đề đó.
Manage cũng là người sẽ đào tạo, hướng dẫn các nhân sự mới, chỉ dẫn cho họ những công việc cụ thể. Điều này ít hay nhiều còn phụ thuộc vào cơ cấu của công ty đó hoặc xem công ty đó có bộ phận đào tạo riêng hay không.
Đây là câu hỏi cũng như hai chức danh mà mọi người hay nhầm lẫn cũng như đặt rất nhiều câu hỏi. Theo đó, Manager là người sẽ giao các đầu việc, phát hiện và triển khai những kế hoạch mới. Đồng thời, họ cũng cần chịu trách nhiệm với công việc và với đội, nhóm của mình. Manager cũng là người biết rõ và quyết định xem ai sẽ là nhóm trưởng của các nhóm làm việc và đảm bảo rằng mỗi người trong nhóm đều được giao đúng việc để phát huy khả năng của mình.
Trong khi đó, Leader được nhắc đến như một nhân viên dưới quyền của Manager. Một người Manager có thể quản lý nhiều Leader của nhiều đội, nhóm khác nhau. Ngoài ra, một người được gọi là Manager chính là một người Leader (người lãnh đạo), tuy nhiên một người Leader chưa chắc đã là một Manager.
Để đạt được hiệu quả cao trong công việc, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Leader và Manager.
Ở cùng một vị trí, mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những mức thu nhập khác nhau. Ngoải ra, dù cùng vị trí, cùng lĩnh vực, nhưng mức thu nhập của Manager đôi khi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như địa điểm làm việc, quy mô công ty, tần suất công việc, số nhân viên dưới quyền… Thêm vào đó, những kinh nghiệm, kỹ năng và tầm ảnh hưởng của Manager cũng là một yếu tố quyết định đến mức lương mà bạn nhận được.
Hiện tại, ở khu vực Hà Nội, mức lương cho vị trí Project Manager (Quản lý dự án) với 5-7 năm kinh nghiệm rơi vào khoảng từ $2.200 đến $3.000. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, ghi nhận mức lương cao hơn một chút so với Hà Nội, khoảng từ $2500 đến $3500.
Nếu tính riêng trong ngành Marketing, với vị trí Marketing Manager - Giám đốc Marketing, đã có những công việc ghi nhận mức lương khoảng từ 40 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng. Với vị trí Trưởng phòng hoặc Trưởng nhóm Marketing, mức lương sẽ là khoảng từ 10 đến 30 triệu đồng.
>>> Công việc Manager HOT tại Vccorp: Creative Manager tại Admicro
Kết luận
Sau nhiều năm đi làm và gắn bó, cống hiến cho công việc, chắc chắn chúng ta ai cũng muốn được thử sức với vị trí Manager để thể hiện bản thân mình. Hy vọng với bài viết tổng quát về vị trí Manager là gì ở trên cũng như những khái niệm xoay quanh như :Account Manager là gì và Project Manager là gì , bạn sẽ tìm được cho mình câu trả lời những thắc về về công việc nhiều thử thách nhưng cũng rất thú vị này.
Trả lời Huỷ