TOP mẫu CV xin việc xây dựng bạn không thể bỏ qua

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Thời điểm mùa tốt nghiệp là lúc các bạn sinh viên bắt đầu rời ghế nhà trường để gia nhập thị trường lao động. Sau nhiều năm học tập, bất cứ ai cũng muốn có một công việc phù hợp với những gì mình được đào tạo. Đối với những bạn sinh viên theo học ngành xây dựng, cạnh tranh để có một công việc tốt là điều không hề dễ dàng. Do ngày nay có rất nhiều sinh viên theo học đồng thời áp lực từ nhà tuyển dụng là vô cùng lớn. 

Để tăng khả năng tiếp cận công việc và được nhận vào làm, những bạn trẻ theo học ngành xây dựng cần có một chiếc CV thật hoàn chỉnh. Nếu bạn vẫn chưa biết viết CV xin việc xây dựng chuẩn thì bài viết này sinh ra là để dành cho bạn. Hãy tham khảo những mẫu CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp dưới đây cùng Việc làm Vccorp nhé!

Hướng dẫn viết mẫu CV xin việc xây dựng chuẩn

Giống như nhiều ngành nghề khác, CV ngành xây dựng cũng bao gồm các phần đó là: Giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm. 

Ở mỗi phần sẽ có một lưu ý khác nhau, sau đây là những điều bạn cần để tâm khi viết CV:

Hướng dẫn cách viết CV xin việc ngành xây dựng chuẩn

Thông tin cá nhân

Nhiều người cho rằng phần thông tin cá nhân không có quá nhiều ảnh hưởng đến đánh giá của nhà tuyển dụng. Nhưng các bạn đã lầm. Phần thông tin cá nhân được trình bày khoa học, rõ ràng chắc chắn sẽ được đánh giá cao những chiếc CV còn lại.

Cần phải lưu ý rằng những thông tin ở đây phải thật chính xác. Thêm vào đó, bạn cũng cần sử dụng email nghiêm túc để dùng làm liên lạc. 

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên điền vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng lọc hồ sơ xin việc nhanh hơn, từ đó mang lại thiện cảm.

Mục tiêu nghề nghiệp

Đây là phần cho thấy sự nghiêm túc cũng như tham vọng của mỗi người. Nếu bạn đặt mục tiêu nghề nghiệp quá nhỏ, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao. Trong khi đó, nếu đặt mục tiêu quá xa vời thì đối phương sẽ cho rằng bạn chưa tìm hiểu kỹ công việc.

Giải pháp ở đây là viết cả kế hoạch ngắn hạn lẫn dài hạn. Ví dụ, bạn muốn học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng trong ngành xây dựng trong 2 năm đầu. Tiếp đó, trong tương lai xa hơn, bạn có thể đặt ra mục tiêu đạt đến vị trí nào đó. Những thông tin này bạn có thể tham khảo những người đã có kinh nghiệm hoặc bạn bè của mình.

Kinh nghiệm

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm là một phần không dễ để điền. Với những người có cơ hội được thử sức tại một số vị trí, việc có kinh nghiệm sẽ tạo lợi thế rất lớn khi đem so sánh với các ứng viên khác.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là những bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm bị lép vế. Bạn có thể liệt kê ra các hoạt động đã tham gia ở trường với những kỹ năng mình đã học được.

Để trình bày tốt nhất, bạn nên liệt kê các chức vụ, công việc và tên cơ quan, tổ chức mình đã làm theo thứ tự thời gian từ xa đến gần. Đồng thời, bạn cũng nên chọn lọc những công việc liên quan đến vị trí tuyển dụng, tránh lan man, không cần thiết.

Trình độ bằng cấp

Bằng cấp là một yếu tố không thể thiếu trong CV xin việc ngành xây dựng. Có thể nói, đây là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá điểm mạnh của những ứng viên chưa có hoặc có ít kinh nghiệm phỏng vấn (chủ yếu là sinh viên mới ra trường). 

Không những vậy, nếu bạn có thê những chứng chỉ khác như ngoại ngữ, tin học, thiết kế… thì đừng ngần ngại thêm vào CV xin việc xây dựng. Đó sẽ là một điểm cộng lớn cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Thông tin khác:

Đây là phần thông tin thêm nhưng không kém phần quan trọng. Tại đây, bạn có thể trình bày điểm mạnh, điểm yếu hoặc các sở thích khác của mình. Thông thường, các ứng viên sẽ liệt kê thêm các hoạt động ngoại khóa hoặc những thành tích của mình trong quá trình rèn luyện.

Một gợi ý nhỏ để CV xin việc xây dựng của bạn được đánh giá cao hơn đó là chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có trách nhiệm, ham học hỏi và có tham vọng phát triển trong ngành này.

>>> Xem thêm:

10+ Mẫu cv xin việc bán hàng chuyên nghiệp, ấn tượng năm 2022

Các mẫu CV ứng tuyển vị trí designer “chuẩn chỉ” nhất 2022

Top các mẫu cv xin việc Marketing cực chất thu hút nhà tuyển dụng

Mẫu cv xin việc giáo viên và bí quyết viết CV hiệu quả nhất 2022

 

Những lưu ý khi viết CV xin việc xây dựng

Nội dung bản CV

Một trong những công việc hàng ngày của nhà tuyển dụng là đọc các mẫu CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp vì vậy việc nhận lỗi sai về căn chỉnh nội dung là rất nhanh. Bạn nên chăm chút tỉ mỉ cho nội dung CV sao cho hợp lý và thuận mắt người đọc

Lỗi chính tả và font chữ

Cách đánh dấu các đề mục, từ khóa cần hợp lý, ý lớn bao quát ý nhỏ, gạch chân đúng mục đích...bạn sẽ tìm ra lỗi sai về font chữ và rà soát chính tả để bản CV được khoa học và chuyên nghiệp hơn.

Cần chú ý lỗi chính tả khi viết CV xin việc ngành xây dựng

Một số lỗi khác

  • Nội dung CV súc tích, ngắn gọn
  • Ảnh hồ sơ sắc nét
  • Không đưa những thông tin sai lệch vào trong CV

Mẫu CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp

Để bạn dễ hình dung hơn, chúng tôi có đưa ra một số gợi ý mẫu CV xin việc dưới đây để bạn có thể tham khảo. 

Mẫu CV xin việc kỹ sư xây dựng mới ra trường

Mẫu CV xin việc kỹ sư xây dựng mới ra trường thu hút

Mẫu CV xin việc giám sát xây dựng

Mẫu CV xin việc giám sát xây dựng đúng chuẩn

Mẫu CV xin việc kỹ sư xây dựng cầu đường

Mẫu CV xin việc kỹ sư cầu đường cho ứng viên

Tải mẫu CV xin việc xây dựng file word: TẠI ĐÂY

>>> Xem thêm: Cách viết cv chăm sóc khách hàng chuẩn không cần chỉnh năm 2022

Kết luận:
Bài viết trên đây chúng là toàn bộ nội dung về cách viết mẫu CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp dành cho ứng viên. Bạn hãy tham khảo, sau đó có thể tự thiết kế cho mình một bản CV xin việc ấn tượng nhé.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan