CEO là gì? 6 kỹ năng chính để trở thành CEO giỏi

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

CEO chắc hẳn không phải một cụm từ xa lạ đối với chúng ta. Nhắc đến cụm từ này, mọi người thường liên tưởng đến sự quyền lực, sự tôn trọng cũng như uy tín lãnh đạo cao. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vai trò, công việc hay những nhiệm vụ mà một CEO phải đảm nhận. Ngoài ra cũng còn nhiều khái niệm khác mà mọi người vẫn thường nhầm lẫn so với CEO. 

Vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về CEO là gì nhé! 

CEO là gì?

CEO là viết tắt của từ gì? Đó là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Executive Officer”, hay dịch ra tiếng Việt là Giám đốc điều hành. 

Theo đó, Giám đốc điều hành là người phụ trách chính của doanh nghiệp. Đây được xem như người vạch ra các đường lối chiến lược, xác định mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của một công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn. CEO được xem như người nhạc trưởng để dẫn dắt cả dàn nhạc chơi đúng nhịp và thăng hoa hơn trên những thành công. 

CEO là gì

Vị trí này cần một người có khả năng bao quát công việc, dữ liệu, có một cái nhìn toàn cảnh và có thể đưa ra các quyết định một cách đúng đắn. Ngoài ra, CEO cũng sẽ là người “đứng mũi chịu sào”, là người đứng ra chịu trách nhiệm chính cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó.

Ngoài vị trí CEO là quen thuộc nhất, trong một công ty to, một tập đoàn lớn thường có các vị trí lãnh đạo cấp cao khác như CFO (Giám đốc Tài chính), CPO (Giám đốc Sản xuất), CTO (Giám đốc Công nghệ), hay như CMO (Giám đốc Marketing)... Những vị trí này thường được gọi chung với cái tên là “C-level”. 

>>> Xem thêm: Senior là gì? 4 kỹ năng không thể thiếu của một người lãnh đạo

Vai trò của CEO là gì?

Ngay từ tên gọi “giám đốc điều hành” đã cho thấy vai trò của CEO. Đó là người đứng đầu, người chịu trách nhiệm chính trong việc vạch định và triển khai hành động trong các chương trình, dự án của công ty. Yêu cầu mà các cổ đông đặt ra cho người CEO chính là thu lợi nhuận và tăng giá trị doanh nghiệp. 

Tuy có những vai trò chung, nhưng trong mỗi công ty hoặc doanh nghiệp lại có những sự khác biệt nhất định thì tùy theo tình hình cụ thể mà CEO sẽ có vài trò không giống nhau. Vai trò của một người CEO lớn hay mạnh đôi khi phụ thuộc vào tổ chức và quy mô của công ty đó. 

CEO đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Ví dụ tại những doanh nghiệp vừa và nhỏ, người CEO cũng sẽ chính là người sếp và sẽ có được phần lớn quyền lực. Còn tại với những công ty lớn, những tập đoàn, thì người CEO sẽ chỉ đưa ra quyết định với những vấn đề vĩ mô, những chiến lược quan trọng và mang tính tầm nhìn. 

Dẫu vậy, vị trí CEO vẫn có các vai trò chính như: 

  • Là người phát ngôn, đại diện công ty trong các cuộc gặp gỡ, ngoại giao với các cổ đông, nhân viên và quan chức chính phủ. 
  • Vạch ra các chiến lược ngắn hạn lẫn dài hơn 
  • Đặt ra các mục tiêu và triển vọng trong một doanh nghiệp
  • Làm việc trực tiếp và đánh giá hiệu quả công việc của các vị trí lãnh đạo cấp cao như Giám đốc, Phó Giám đốc, các Trưởng phòng, ban. 
  • Là người phát hiện, tìm ra những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp có thể phải gặp trong tương lai. Từ đó, CEO cũng sẽ là người đề xuất hướng giải quyết hợp lý và tận dụng tầm hiểu biết, khả năng tư duy, óc nhạy bén cũng như các mối quan hệ của mình để kịp thời nhìn thấy cơ hội trong các thách thức đó và chỉ dẫn doanh nghiệp đi đúng hướng.

Để trở thành CEO cần những kỹ năng gì?

Như đã tìm hiểu CEO là gì bạn sẽ thấy trong công việc, đặc biệt là những vị trí cấp cao như một người CEO thì không chỉ đòi hỏi những kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết về nhiều vấn đề mà cũng cần có những kỹ năng bổ trợ. Đặc biệt chính là những kỹ năng mềm - một điều mà không chỉ những người thành công như các CEO cần có mà mỗi người chúng ta cũng cần trau dồi trong cuộc sống. 

Sau đây sẽ là một số kỹ năng mà bạn cần rèn luyện ngay từ lúc này nếu đang có khát khao trở thành một người CEO:

Kỹ năng lãnh đạo

Không còn nghi ngờ gì nữa, kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng được nhắc tới nhiều nhất trong những năm gần đây. Không chỉ dành cho những cấp độ quản lý cao mà ai cũng cần một kỹ năng lãnh đạo. Đối với một người làm quản lý ở mức độ cao như CEO thì kĩ năng này càng cần thiết hơn bao giờ hết. 

Một người có kỹ năng lãnh đạo tốt sẽ là người biết cách giải quyết các vấn đề, công việc một cách hiệu quả. Đó không phải là việc người CEO sẽ “ôm” hết các công việc vào người, mà họ là người có thể phân công, giao trách nhiệm cho các cấp dưới một cách hiệu quả và nhìn ra năng lực phù hợp của các nhân sự để giao các đầu việc sao cho hiệu quả nhất. 

Ngoài ra, là một người lãnh đạo cũng cần học cách khích lệ, động viên tinh thần của các nhân viên dưới quyền để gắn kết được tinh thần tập thể của toàn tổ chức. 

CEO cần có kỹ năng lãnh đạo để xây dựng và phát triển doanh nghiệp

Kỹ năng giao tiếp 

Không chỉ trong các công việc cần sự quảng bá, giao lưu với bên ngoài, mà trong những công việc nội bộ, kỹ năng giao tiếp của các CEO cũng sẽ giúp họ cố thể truyền tải tốt suy nghĩ và yêu cầu đến nhân viên. Từ đó, hiệu suất công việc sẽ được cải thiện đáng kể nếu có được một người CEO tốt. 

Không chỉ giúp đạt được thành công trong sự nghiệp mà kỹ năng giao tiếp với các CEO cũng là một cách thức để họ phát triển chính bản thân mình. 

Kỹ năng xây dựng chiến lược 

Đối với mỗi người, đặc biệt là người nắm giữ chức vụ cho như một CEO thì việc trau dồi kỹ năng xây dựng chiến lược hiệu quả là rất quan trọng. Bởi CEO chính là người đề xuất, định hình hướng đi và quyết định công việc cho rất nhiều nhân viên cấp dưới. 

Một nhà lãnh đạo giỏi kỹ năng xây dựng chiến lược sẽ giúp cho công việc được hoàn thành một cách đúng với thời hạn, giúp tối ưu những mục tiêu đã đề ra. 

Kỹ năng quản lý thời gian

Đối với những người bận rộn với công việc, thời gian là thứ mà họ luôn thiếu. Bởi vậy nếu không có kỹ năng quản lý thời gian tốt, sẽ rất khó cho một CEO có thể hoàn thành tốt vị trí của mình. Đặc biệt khi ở vị trí quản lý thì việc quản lý thời gian không còn của riêng cá nhân người lãnh đạo nữa mà việc này còn tác động đến công việc của rất nhiều người khác. 

Bởi vậy nếu muốn trở thành một CEO tốt thì bạn cần biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý, tránh để ảnh hưởng đến thời gian của người khác. Ngoài ra việc quản lý tốt thời gian cũng giúp ích hơn cho chính người CEO để tránh sự quá tải, chồng chéo. 

Kỹ năng quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự là công việc chưa bao giờ đơn giản, bởi nó ảnh hưởng và liên quan đến từng cá nhân khác nhau. Để rèn luyện kỹ năng này, CEO cần biết thêm về những kiến thức nhân sự, khả năng điều phối cũng như khả năng gắn cả một tập thể với nhau. 

Bí quyết để có thể nhanh chóng và dễ dàng hiểu thấu từng người chính là sự “thấu hiểu”. Những nhân việc được giao nhiệm vụ phù hợp, làm đúng những gì mà họ yêu thích sẽ khiến họ có thể phát huy tốt khả năng, từ đó đóng góp vào thành tích của toàn công ty. 

Người CEO cần phải tạo ra một môi trường công sở lành mạnh, có tính hợp tác. Để làm tốt điều đó, bạn nên có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên, để mọi người có thể gặt hái được những thành tựu trong sự nghiệp và đem lại thành công cho chính doanh nghiệp của mình.

Kỹ năng tự học

Đây chính là quá trình mà mỗi người tự bổ sung kiến thức cho mình, không ngừng cố gắng và học hỏi để nâng cấp, cải thiện bản thân. Đó không chỉ là những kiến thức từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống, trong công việc, từ những lần rút kinh ở những thất bại, vấp ngã. 

Điều này còn thể hiện ở việc không ngừng bổ sung, cập nhật những tri thức, phát hiện mới của thế giới dù đã ở cấp độ CEO. Trí tò mò và việc ưa thích khám phá sẽ giúp bạn có thể học hỏi được bất cứ điều gì bạn muốn, dù công việc của bạn chỉ là một nhân viên hay là một CEO. 

>>> Xem thêm: Manager là gì? Mức lương của Manager có HOT nhất trên thị trường hiện nay?

Công việc của CEO là gì?

Các công việc của CEO

  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
  • Điều hành và quản lý các phòng, bộ phận khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc
  • Khích lệ và thúc đẩy hiệu suất làm viẹc của từng cá nhân trong tập thể. Giúp đỡ và tạo điều kiện cho từng cá nhân cải thiện năng lực, nhằm đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
  • Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và đem lại lợi nhuận cao nhất.
  • Điều chỉnh cơ sở pháp lý và các quy định, nội quy trong công ty để đảm bảo doanh nghiệp đạt được những giá trị cốt lõi và văn hóa, duy trì kỷ luật để hoàn thành mục tiêu kinh doanh đã đề ra. 
  • Đọc và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược / điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với công việc kinh doanh.
  • Xây dựng quan hệ tốt với các khách hàng, nhà cung cấp trọng điểm và các thành viên cổ đông của công ty.
  • Có hiểu biết sâu rộng và và liên tục cập nhật các thông tin về ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh và vận hành. 
Công việc của CEO là gì?

Đo lường hiệu quả công việc của CEO

Trong công việc, vị trí nào cũng cần có những KPI được đặt ra và một CEO cũng vậy, sau đây là một vài chỉ số mà các CEO cần hoàn thành: 

  • Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng (Order Fulfilment Cycle Time)
  • Tỷ lệ giao hàng đủ và đúng thời hạn (Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT)
  • Tỷ lệ hao hụt hàng tồn kho (Inventory Shrinkage Rate - ISR)
  • Chênh lệch so với tiến độ dự án (Project Schedule Variance - PSV)
  • Chênh lệch chi phí dự án (Project Cost Variance - PCV)
  • Đo lường giá trị thu được (Earned Value Metric)
  • Thời gian tới thị trường (Time to Market)
  • Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ đầu (First Pass Yield - FPY)
  • Mức độ gia công lại (Rework Level)
  • Chỉ số chất lượng (Quality Index)
  • Chỉ số hiệu quả thiết bị tổng thể (Overall Equipment Effectiveness - OEE)

CEO học ngành gì?

Để trở thành CEO, bạn cần phải có đủ kiến thức và bản lĩnh để vận hành một doanh nghiệp, một tập đoàn. CEO phải là người có cái nhìn bao quát, dù có thể không trực tiếp tham gia nhưng phải nắm được công việc của từng bộ phận. Vậy, CEO học ngành gì? Ngành học phù hợp nhất cho vị trí này là ngành Quản trị kinh doanh. 

Đây là ngành học sẽ cung cấp cho chúng ta những  kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh. 

Từ đó, người học sẽ có những kiến thức nhất định nhằm phát triển và duy trì công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể học những chuyên ngành khác như Kinh tế, Kế toán - Kiểm toán, Ngân hàng, Marketing, Khoa học quản lý, Quản trị nhân sự…

Điều quan trọng chính là bạn biết nỗ lực cố gắng và trau dồi những kỹ năng của một CEO mà chúng tôi đã nhắc ở trên. 

>>> Xem thêm: MENTOR là gì? Kỹ năng giúp bạn trở thành một Mentor giỏi

Mức lương của CEO là bao nhiêu?

Câu hỏi mức lương bao nhiêu luôn là một câu hỏi nhạy cảm, đặc biệt với một vị trí cao như CEO. Lương bao nhiêu còn phụ thuộc vào quy mô hoạt động, nơi làm việc và kinh nghiệm của ứng viên, hiệu suất công việc và nhiều yếu tố khác nữa. 

Theo một số thống kê chưa chính thức, mức lương dành cho một vị trí CEO làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện rơi vào khoảng 28 - 45 triệu đồng/tháng. 

Mức lương của CEO cò phục thuộc vào quy mô hoạt động của công ty

Đối với  những công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc của nước ngoài, số tiền này tăng lên mức 40 - 90 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, có những doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng cho CEO nhà máy điều hành và quản lý hàng nghìn nhân viên.

Kết luận

Với những phân tích, đánh giá và dẫn chứng vừa nêu, chắc hẳn bạn đã hình dung được những công việc, trách nhiệm cũng như những công việc CEO là gì. 

Đây là một vị trí không dễ dàng có được, tuy nhiên đây vẫn luôn là chức danh được nhiều nhiều khao khát và theo đuổi. Nếu bạn có ước mơ trở thành một CEO trong tương lai, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé! 

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan