Supervisor là gì? Giám sát viên giỏi cần những kỹ năng này

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Supervisor đóng một vai trò thiết yếu trong bộ phận quản lý của công ty. Supervisor giám sát, trông coi để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nếu bạn đang có kế hoạch trở thành một Supervisor giỏi, dưới đây là một vài yếu tố cần có mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu từ Supervisor. Vậy Supervisor là gì ? Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Supervisor là gì?

Supervisor là gì?

Supervisor (người giám sát) là một cá nhân có vị trí sau cấp quản lý, người chịu trách nhiệm giám sát nhân viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, họ giám sát hoạt động hàng ngày của một nhóm nhỏ hoặc một bộ phận. Supervisor có quyền đề xuất hoặc thực hiện kỷ luật, thăng chức, khen thưởng và tuyển dụng, đồng thời họ thực hiện nhiều công việc khác giúp cải thiện năng suất của công ty. 

Các công việc của supervisor

Các công việc của supervisor

Supervisor là làm gì?

Supervisor là một vai trò chuyên sâu, đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Dưới đây là một số công việc mà supervisor thương chịu trách nhiệm:

- Hoàn thành mục tiêu của bộ phận, công ty thông qua việc giám sát nhân viên và tổ chức các quy trình làm việc

- Thực hiện các thủ tục, chính sách và hệ thống của công ty.

- Giám sát năng suất của nhân viên bằng cách lắng nghe ý kiến phản hồi, báo cáo và đào tạo nhân viên.

- Đặt mục tiêu hiệu suất phù hợp với kế hoạch và tầm nhìn của doanh nghiệp.

- Đảm bảo tuân thủ các chính sách và thủ tục pháp lý của công ty.

- Chuyển tiếp thông tin từ cấp trên xuống nhân viên và ngược lại.

- Hỗ trợ tuyển dụng và sa thải nhân viên.

- Kiểm soát thông tin ngân sách, giám sát chênh lệch và sử dụng các biện pháp khắc phục

Supervisor và Manager khác nhau thế nào?

Manager dùng để chỉ người quản lý hay còn gọi là trưởng phòng. Nhiệm vụ chính là quản lý công việc, nhân viên của một bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Có các chức danh quản lý khác nhau dựa trên phòng ban của họ quản lý như Giám đốc điều hành, Giám đốc nhân sự, Tổng giám đốc,...

Supervisor và Manager khác nhau thế nào?

Công việc Supervisor và Manager khá giống nhau - cũng lập kế hoạch, phân chia công việc và quản lý nhân viên thực hiện đúng tiến độ. Supervisor được xem là cánh tay đắc lực của Manager. Vậy 2 vị trí này khách nhau ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu:

  • Nhiệm vụ và trách nhiệm chính

Supervisor trực tiếp giảm sát và phân công công việc cho nhân viên trong phạm vi quản lý. Người quản lý lại không nhất thiết phải thực hiện công việc. Thay vào đó, họ kiếm soát và điều phối công việc chung qua sự phối hợp với tất cả bộ phận để đảm bảo đạt được mục tiêu chung. Tất cả công việc giám sát đều phải báo cáo lại cho người quản lý. Và quản lý bảo cáo ban giám đốc về hiệu suất làm việc của phòng ban, bộ phận.

  • Quyền tuyển dụng, thăng chức, thôi việc
Quyền tuyển dụng nhân viên

Một giám sát viên chỉ có thể ủy thác nhiệm vụ, đào tạo và giới thiệu nhân viên. Họ không có quyền hạn trong việc thuê, thăng chức hoặc sa thải nhân viên. Quyết định cuối cùng những hành động này được thực hiện với bởi quản lý. 

  • Cấp quản lý

Manager là một phần của quản lý cấp trung trong khi  Supervisor được xếp vào quản lý cấp thấp và chịu sự quản lý của Manager.

  • Hướng tiếp cận

Supervisor có hướng tiếp cận nội bộ vì họ chủ yếu giám sát và làm việc với các nhân viên làm việc trực tiếp với mình. Manager thường phải đối phó với bộ phận, các bên liên quan trong họ khác. họ thường phải gặp mặt, trao đổi với đối tác nên có hướng tiếp cận bên ngoài.

  • Sắp xếp nhiệm vụ
Sắp xếp nhiệm vụ

Manager chịu trách nhiệm điều chỉnh và định hướng lại cấu trúc tổ chúc, mô tả công việc. Họ chỉ đạo công việc và mục tiêu đến các bộ phận. Trong đó, Supervisor phân công, sắp xếp lại nhiệm vụ cho các nhân viên trong nhóm hay phạm vi quản lý.

  • Mức lương

Cả 2 vị trí đều có mức lương cao hơn nhân viên bình thường. Nhưng xét về cấu trúc tổ chức quyền hạn, lượng công việc thì Manager vẫn có mức lương cao hơn Supervisor.

Ví dụ: một công ty có thể có một Managers giám sát tất cả nhân viên trong văn phòng, trong khi mỗi bộ phận có một Supervisor giám sát hoạt động của nhóm cụ thể đó, chẳng hạn như kế toán hoặc quan hệ khách hàng.

Những yếu tố để trở thành một Supervisor

Kỹ năng lập kế hoạch

Là một giám sát viên luôn xoay quanh khối lượng công việc lớn từ quản lý nhân sự, điều phối hoạt động đến giám sát hàng hóa. Chính vì vậy việc lập kế hoạch cụ thể sẽ giúp đường công việc diễn ra dễ dàng và ít sai sót hơn. 

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng của một Supervisor. Bởi một Supervisor chịu trách nhiệm giám sát và quản lý nhân viên, họ cần kỹ năng lắng nghe, đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể và nhanh nhạy, tính tế trong việc đưa ra phản hồi cho nhân viên và khách hàng. Ngoài ra, họ cần có khả năng giải quyết sự xung đột trong nhóm và biết cách thiết lập văn hóa nhóm để tạo một tập thể đoàn kết, vững mạnh.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo

Giám sát không là chưa đủ, một Supervisor sẽ là người có tầm nhìn, hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, biết nghĩ đến lợi ích tập thể. Một Supervisor có kỹ năng lãnh đạo sẽ đưa nhóm đi xa và giúp từng thành viên trong nhóm đều phát triển.

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý yêu cầu khối lượng công việc lớn. Vì thế, quản lý thời gian là kỹ năng được ưu tiên hàng đầu để một Supervisor không bị quá tải khi làm việc. Bạn có thể tăng hiệu suất làm việc để giảm thời gian làm và không nhất thiết phải ôm đồm hết công việc.

Làm việc minh bạch, công tư phân minh

Supervisor luôn phải giữ cho mình một “cái đầu lạnh” để có thể nhìn nhận sự việc và phán xét công bằng giữa các thành viên trong nhóm. Làm việc trong nhóm có thể không tránh khỏi xích mích, tranh cãi nhưng bạn cần phân biệt rạch ròi giữa công việc và tình cảm cá nhân để tránh làm mất sự uy tín và tin tưởng của nhân viên.

Lộ trình thăng tiến của Supervisor

Về cơ bản, tùy từng công ty, từng lĩnh vực sẽ có tên gọi khác nhau cho vị trí này. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của Supervisor mà bạn có thể tham khảo: 

Lộ trình thăng tiến của Supervisor

Mức lương của Supervisor 

Mức lương của Supervisor

Với từng ngành nghề khác nhau, Supervisor sẽ có những mức lương khác nhau. 

- Sale supervisor sẽ có mức lương từ 7.000.000 đồng/tháng - 18.000.000 triệu/tháng

- Floor supervisor có mức lương dao động từ 7.000.000 đồng/tháng đến 15.000.000 đồng/ tháng

- Production supervisor có mức lương dao động từ 15.000.000 đồng/tháng đến 30.000.000 đồng/ tháng 

Một số khái niệm Supervisor khác

Sales Supervisor là gì?

Sale Supervisor là người giám sát kinh doanh, có trách nhiệm giám sát và theo dõi bán hàng, hướng dẫn cách bán hàng. Công việc của một Sale Supervisor sẽ là:

  • Xây dựng kể hoạch kinh doanh
  • Đảm bảo độ bao phủ
  • Đảm bao tồn kho, cung ứng và trưng bài hàng hóa
  • Đảm bảo doanh số
  • Đảm bảo đội ngũ nhân viên
  • Yêu cầu với giám sát kinh doanh

Floor Supervisor là gì?

Floor Supervisor

Floor Supervisor là thuật ngữ trong lĩnh vực khách sạn, chỉ giám sát tầng - người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý nhân viên tại khu vực làm việc nhất định. Tùy vào quy mô, khối lượng công việc, giam sát tầng lại được chia khác nhau. Công việc bao gồm:

  • Phân công, chia đầu việc cho nhân viên theo tầng phụ trách. Lập bảng phân công và lưu ý về những yêu cầu đặc biệt về các phòng khách. Giám sát nhân viên. Chịu trách nhiệm về hiệu suất và chất lượng công việc của nhân viên. Đảm bảo công việc thực hiện theo đúng tiêu chuẩn khách sạn.
  • Kiểm tra các phòng có khách. Chú ý nhu cầu khách hàng để đáp ứng kịp thời mong muốn của khách. Chú ý nhu cầu khách để đáp ứng kịp thời mong muốn của khách. Đồng thời xử lý sự cố có thể xảy ra.
  • Giúp đỡ khách trong xử lý đồ thất lạc.
  • Quản lý, kiểm soát vật dụng, thiết bị, tiện nghi trong các phòng. Nếu có vấn đề phải báo về bộ phận đầy đủ trang thiết bị.
  • Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên buồn phòng mới. Đánh giá và đề xuất khen thưởng, tăng lương hoặc nâng bậc cho cá nhân có thành tích xuất sắc định kỳ theo chính sách của khách sạn.

Production Supervisor là gì?

Production Suppervisor là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí giảm sát sản xuất. Công việc của giám sát sản xuất bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm về mục tiêu sản xuất của nhà máy: năng suất, chất lượng sản xuất, an toàn. Thực hiện kế hoạch sản xuất ngày, tuần, tháng.
  • Thực hiện, kiểm soát tổng thể và các công việc liên quan đến trực tiếp đến nhân lực, máy móc, chất lượng thời gian. Giám sát và hỗ trợ đào tạo công nhân.. Bên cạnh đó, trực tiếp huẩn luyện kỹ thuật và điều hành. Luân chuyển, duy trì công nhân ổn định. Quản lý và phát triển lực lượng sản xuất.
  • Thực hiện và duy trì 5S và Kaizen trong nhà máy
  • Giám sát, kiểm soát việc áp dụng các quy tắc và tiêu chuẩn bắt buộc của nhà máy. Xử lý khi có trục trặc.
  • Lập kế hoạch, theo dõi kế hoạch và trực tiếp báo cáo từng ngày, tuần, tháng.

Kết

Supervisor đóng một vai trò không thể thiếu trong bất kỳ cấu trúc nào của tổ chức. Một Supervisor giỏi sẽ giúp tối ưu hiệu suất của team và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Supervisor và những yếu tố để có thể trở thành một Supervisor thành công. Ngoài ra hiện VCCorp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo ngay tại đây.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan