MENTOR là gì? Kỹ năng giúp bạn trở thành một Mentor giỏi

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Trên các show tìm kiếm tài năng trên truyền hình thì cụm từ ""Mentor"" được sử dụng rất nhiều. Thực tế thì Mentor được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống chứ không riêng gif các show thực tế. Vậy Mentor là gì? là ai? có vai trò gì trong kinh doanh? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Tuyển dụng VCCorp giải đáp phía dưới đây.

Mentor là gì?

Mentor là gì?

Mentor là gì?

Mentor nghĩa là gì? Theo định nghĩa của từ điển Oxford, mentor là người dẫn dắt hoặc đưa ra lời khuyên cho người có ít kinh nghiệm hơn. Trong mối quan hệ công việc, mentor có ý nghĩa nhiều hơn thế.  Mentor không chỉ là người hướng dẫn trong công việc, mentor còn mang đến những lời khuyên quý giá, truyền cảm hứng và giúp bạn vượt qua giới hạn của bản thân.

Hiện nay, mentor đang là khái niệm được quan tâm đặc biệt, nhất là tại các công ty khởi nghiệp.

Mentoring nghĩa là gì?

Mentoring nghĩa là gì?

Mentoring là gì?

Trong mối quan hệ đào tạo, người hướng dẫn sẽ được gọi là mentor, người được hướng dẫn sẽ gọi là mentee. Mentor sẽ giúp đỡ, đào tạo, hướng dẫn và giúp mentee cải thiện đáng kể hiệu quả công việc, giúp mentee tự tin hơn, có những định hướng rõ ràng trong công việc. Mối quan hệ này được gọi là mentoring.

Khi đi làm, mentoring thường xuất hiện ở mối quan hệ quản lý và nhân viên cấp dưới, để giúp đỡ nhau trong công việc và phát triển sự nghiệp cá nhân. Việc này không chỉ có lợi cho mentee mà nó tác động tích cực đến cả vị trí mentor. Hướng dẫn, đào tạo, cố vấn cho người khác cũng giúp mentor cải thiện kỹ năng, trau dồi khả năng giao tiếp, lãnh đạo, sắp xếp công việc và phân bổ nguồn nhân lực. Việc nhìn thấy kết quả của mentee tốt hơn, tiến bộ hơn cũng mang đến sự động viên, niềm vui, cảm hứng cho mentor.

Mối quan hệ mentoring trên thực tế dựa trên sự đồng thuận giữa 2 bên, trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và tự nguyện chia sẻ kiến thức, lợi ích thậm chí có nhiều khi là không tính phí. Khác với coaching, mentoring là mối quan hệ lâu dài và gắn kết hơn.

Hiện nay, mentoring cũng là một kỹ năng quan trọng để đánh giá người quản lý. Một mentor có nhiều mentee, được nhiều mentee yêu thích cũng sẽ đánh giá được năng lực của họ trong công việc.

Mentorship là gì?

Mentorship là chương trình cố vấn, trong đó, tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa 2 đối tượng chủ thể gồm mentor và mentee

  • Mentor: Người có nhiều kinh nghiệm hơn trong ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển của doanh nghiệp
  • Mentee: là thực tập hoặc đồng nghiệp, cùng công ty với Mentor. Tuy nhiên, họ chưa đạt tới trình độ cao, cần đào tạo và hướng dẫn.

Công việc của Mentor chính là hướng dẫn, theo sát người kia phát triển hơn. Muốn mô hình này đi vào thực tiễn cần tính đến yếu tố như:

  • Cách ghép cặp Mentor - Mentee sao cho hợp lý
  • Loại hình triển khai
  • Quy trình thực hiện
  • Chỉ số đánh giá

Công việc của mentor là gì?

Công việc của Mentor là gì?

Công việc chính của mentor là bạn có định hướng rõ ràng, mang tính dài hạn đồng thời giúp bạn tránh được những sai sót nghề nghiệp. Vậy cụ thể, mentor sẽ làm những công việc gì? Đây sẽ là những kỹ năng cần thiết khi làm mentor.

Mentor cần tạo mối quan hệ gần gũi, đặt mối quan hệ con người lên trên quan hệ cố vấn

Mentor cần tạo mối quan hệ gần gũi, đặt mối quan hệ con người lên trên quan hệ cố vấn

Điều mentor nên làm đó là cần đặt mối quan hệ giữa con người lên trên cả quan hệ cố vấn. Giữ mối quan hệ gần gũi, dù là trong hay ngoài công việc, bạn sẽ xây dựng được những giá vững chắc.

Tất nhiên, mentor hoàn toàn có thể lựa chọn mentor phù hợp với mình, có những giá trị giống nhau để có thể cùng đồng hành và đi được với nhau lâu dài.

Tập trung vào tính cách đôi bên

Đừng quá chú trọng vào khả năng hay năng lực của mentee. Điều quan trọng không kém đó là bạn cần hiểu về tính cách của người mà mình đang cùng làm việc. Đôi khi không cần bạn là người giỏi nhất, mà quan trọng hơn, bạn cần là người phù hợp nhất làm công việc này. 

Một mentor giỏi cần hiểu được mục đích công việc, đường hướng cũng như các kế hoạch dài hơi để có thể lựa chọn mentee phù hợp, có thể giúp mentee nâng cao giá trị bản thân.

Sự lạc quan, giữ im lặng trước ngờ vực

Một trong những công việc của mentor chính là mang đến sự khích lệ, tích cực. Mentor giỏi cần biết cách dùng năng lượng tích cực của mình để truyền cảm hứng cho mentee, từ đó khích lệ họ mang đến những ý tưởng sáng tạo, những lối đi mới trong công việc.

Nghĩ cho giá trị của người cần mentor hơn là tổ chức

Để phát huy được những thế mạnh, khai thác được những khả năng tiềm ẩn của mentee thì mentor cần nghĩ nhiều hơn cho mentee, hơn là lợi ích của tổ chức. Nghĩ cho mentee cũng là cách giúp cho mentor định hướng đúng đắn, từ đó cả 2 sẽ đạt được mục tiêu công việc, thuận lợi đạt được thành công nhất định.

Những tố chất cần có của mentor là gì?

Tính cách:

Mentor cần có tính cách tích cực, lối sống lành mạnh

Có một sự thật là rất nhiều mentee coi mentor như một hình mẫu đáng để học tập. Từ phong cách sống, cách tư duy làm việc, phong thái, cách giao tiếp,... Đứng từ góc độ mentor, muốn đào tạo hay cố vấn cho người khác, trước hết họ cũng cần để cho mentee nể phục.

Từ đó có thể thấy rằng, mentor không chỉ là người cần có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn mà cần có tính cách tích cực, lối sống lành mạnh và có những tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng.

Kinh nghiệm làm việc:

Một yếu tố quan trọng khi đi làm, đó chính là tuổi nghề. Tuổi nghề sẽ phần nào thể hiện được kinh nghiệm làm việc, những mối quan hệ, kết nối trong nghề. Mentor là người có kinh nghiệm làm việc nhiều hơn để đưa ra lời khuyên cũng như những tư vấn hợp lý.

Trong thời đại công nghệ, người trẻ có sự nhanh nhạy hơn nên việc một người lớn tuổi nhờ một người trẻ tuổi hơn làm mentor cho mình cũng là điều hết sức bình thường.

Có cùng mục tiêu:

Mentee sẽ thường tìm cho mình mentor có kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực mà họ đang đầu tư, nghiên cứu. Những mentor như thế không chỉ có kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn mà còn thấu hiểu với mentee, vì chính họ cũng đã trải qua những vấp ngã, khó khăn mà mentee đang gặp phải. Từ đó mentor có thể đưa ra những mục tiêu phù hợp hơn.

Có sự quan tâm:

Khi chịu trách nhiệm hướng dẫn, cố vấn, đào tạo cho mentee, mentor cần có sự quan tâm đúng mực. Ngoài những vấn đề công việc cũng cần quan tâm đến đời sống, tính cách, các mối quan hệ,... vì từ đó cũng có thể khai thác được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tận dụng những điều đó để đưa ra những mục tiêu phù hợp.

Lạc quan trong công việc:

Luôn lạc quan trong công việc

Như đã nói ở trên, mentor chính là người truyền cảm hứng đến cho mentee. Vì vậy sự lạc quan là vô cùng cần thiết. Hãy giúp mentee khai thác, khám phá được thế mạnh tiềm ẩn của bản thân mà đôi khi chính mentor cũng phải bất ngờ.

Tin tưởng vào mentee:

Tất nhiên phải có sự tin tưởng mới có thể cùng làm việc, cộng tác. Sự tin tưởng của mentor nhiều khi cũng là động lực để mentee cố gắng hơn từ đó chinh phục được những mục tiêu lớn hơn.

Cởi mở, trung thực

Tư duy cởi mở và sự trung thực trong nghề nghiệp của mentor sẽ giúp mentee dám thử thách những điều mới, áp dụng những phương pháp phù hợp với mỗi người chứ không ép buộc mentee vào những tư duy lối mòn, lạc hậu. 

Tại sao cần phát triển văn hóa mentoring trong kinh doanh

Trong môi doanh nghiệp cần duy trì văn hoá Mentoring

Sau khi tìm hiểu định nghĩa “Mentor là gì?” chúng ta có thể phần nào hiểu được tầm quan trọng của mentoring trong kinh doanh.

Ở góc độ doanh nghiệp:

Phát triển văn hóa mentoring sẽ giúp công ty phát triển nguồn nhân lực, phát hiện và giữ chân nhân tài. 

Ý nghĩa của việc phát triển văn hóa mentoring thường song hành với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp định hướng văn hóa của mình tập trung vào việc đào tạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân viên được đưa ra ý kiến, áp dụng những ý tưởng của mình,... 

Giống như tại VCCorp, văn hóa xuyên suốt chính là “tạm ứng niềm tin”. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn được ban lãnh đạo, leader, quản lý của mình tạo cơ hội để đề xuất ý kiến, đưa ra những ý tưởng mới, thậm chí là vị trí quản lý của một nhóm để biến những đề xuất, ý tưởng đó thành sự thật. Lúc này ban lãnh đạo, leader cũng chính là mentor để cố vấn cho bạn. Nếu công việc ấy thành công, khi đó sự “tạm ứng” đó là khoản đầu tư có lãi. Ngược lại nếu việc ấy thất bại, thì đó chính là khoản rủi ro và từ đó cần rút ra những bài học kinh nghiệm.

Việc xây dựng văn hóa mentoring này sẽ mang lại lợi ích:

  • Thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến nhân viên. Nhân viên sẽ cảm nhận được sự tôn trọng, được lắng nghe.
  • Tăng sự gắn kết giữa nhân viên - doanh nghiệp
  • Cả mentor và mentee sẽ tìm được “đất diễn” khi làm việc tại công ty, nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc lý tưởng.

Ở góc độ rộng hơn:

Phát triển văn hóa mentoring ngoài lợi ích của mentor và mentee còn có những giá trị lâu dài, tăng sự gắn kết, kế thừa và tương trợ lẫn nhau. Việc mentor hướng dẫn mentee cũng chính là cơ hội để mentor học hỏi từ những người trẻ, thế hệ mới. Từ đó, mentor cũng có cơ hội tìm kiếm những mô hình làm việc mới hay những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

5 phương pháp mentoring phổ biến

Mô hình mentoring 1:1

Mô hình mentoring 1:1

Mô hình mentoring 1:1 là mô hình phổ biến nhất. Mô hình này cũng cho chúng ta những mối quan hệ mentoring nổi tiếng nhất. 1 mentor - 1 mentee cùng làm việc với nhau, từ đó giúp cả 2 cùng tăng trưởng mối quan hệ cá nhân, dễ dàng hỗ trợ và giúp đỡ nhau kịp thời. Đó là những ưu điểm của mô hình này. Bên cạnh đó mô hình này cũng có hạn chế đó là số lượng mentee được hướng dẫn có hạn.

Mô hình mentoring dựa trên nguồn tiềm lực

Về cơ bản, mô hình này giống với mô hình mentoring 1:1. Chỉ khác biệt đó là mentee là người chọn lựa mentor dựa trên danh tiếng, tên tuổi của mentor đó. Mentee tự nguyện đề xuất lộ trình của mình và đề nghị mentor giúp đỡ. Ưu điểm của mô hình này là khai thác được nguồn lực của mentor. Đây đồng thời cũng là hạn chế khi nó mang đến sự chênh lệch nguồn lực giữa mentor và mentee.

Mô hình mentoring theo nhóm

Mô hình mentoring theo nhóm

Mô hình này cho phép 1 mentor cùng làm việc với 4-6 mentee một lúc. Các đề tài, nội dung công việc cũng khác nhau tuy nhiên các mentee trong nhóm cũng có thể học hỏi từ những người bạn mentee khác. Có thể nhìn thấy ngay nhược điểm của mô hình này đó chính là sự quan tâm của mentor đến mentee sẽ bị giảm, khó tạo những mối quan hệ gắn kết cá nhân.

Mô hình mentoring dựa trên huấn luyện

Mô hình mentoring dựa trên huấn luyện

Mô hình mentoring dựa trên huấn luyện sẽ nằm trong một chương trình huấn luyện có kế hoạch bài bản. 1 mentor hướng - 1 mentee làm việc cùng nhau dựa trên một chương trình cụ thể. Nhược điểm của mô hình này đó là những công việc chỉ dựa trên một lĩnh vực nhất định, không thể phát triển được toàn diện các kỹ năng.

Mô hình mentoring cho cấp quản lý/điều hành

Mô hình mentoring cho cấp quản lý/điều hành

Mô hình mentoring cho cấp quản lý/điều hành là mô hình mang đến hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp. Mối quan hệ mentor - mentee sẽ được yêu cầu từ trên xuống vì thế ban lãnh đạo sẽ kết nối những mentee với mentor phù hợp. Từ đó phát triển kỹ năng, kiến thức để áp dụng trong tổ chức một cách nhanh nhất.

Mô hình này có ưu điểm là hấp dẫn và giữ chân nhân tài, hạn chế việc những người giỏi nghỉ việc hoặc bị lôi kéo làm cho doanh nghiệp khác. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình này đó là sự áp đặt chủ quan khiến cho mentor và mentee không hiểu nhau, hoặc mentor thiếu kinh nghiệm về mentoring.

Nếu bạn đang mong muốn bắt đầu với vị trí mentor, trên đây là những điều bạn cần biết. Xu hướng hiện nay, mentor trở thành một kỹ năng cần thiết không chỉ dành cho nhà lãnh đạo mà với mỗi nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần đến kỹ năng này.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan