Business Analyst là gì? 4 kỹ năng cần có của Business Analyst

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Theo sự phát triển của cuộc sống, ngày càng có nhiều ngành nghề ra đời. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam bắt đầu rộ lên công việc BA (Business Analyst). Theo lời truyền tai, đây là công việc có mức thu nhập hấp dẫn và có nhiều tiềm năng. Vậy rốt cuộc Business Analyst là gì và nó có thực sự mang lại thu nhập mơ ước hay không? Câu trả lời sẽ có ở ngay dưới đây.

Business Analyst là gì?

Business Analyst dịch theo nghĩa đen có nghĩa là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”. Tuy nhiên những người trong ngành sẽ gọi với cái tên quen thuộc hơn đó là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. 

Business Analyst là gì?

Công việc chính của một BA đó là tìm hiểu, phân tích nhu cầu của khách hàng từ đó đề ra những phương án, hướng đi mới sao cho tối ưu được lợi nhuận cho công ty. Không dừng lại ở đó, chuyên viên phân tích nghiệp vụ còn là mắt xích quan trọng trong hệ thống kinh doanh. Họ kết nối giữa người tiêu dùng và bộ phận sản xuất để tạo ra đúng giá trị cho khách hàng đồng thời đem về lợi ích cho công ty. 

Có thể nói, BA là một công việc đặc thù và quyết định rất nhiều đến công việc kinh doanh của một doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Senior là gì? 4 kỹ năng không thể thiếu của một người lãnh đạo

It business analyst là gì?

It business analyst là viết tắt của cụm từ Tiếng anh: Information Technology Business Analyst dùng để chỉ chức danh chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm. Nghề này hiện nay đang rất phát triển tại Việt Nam không chỉ ở lĩnh vực công nghệ.

Business Analyst cần học gì?

Tính đến nay, ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo cụ thể cho vị trí chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì bản chất là một ngành thuộc kinh tế nên nếu bạn nắm rõ được kiến thức cơ bản thì vẫn có cơ hội làm BA.

Hiện có 3 ngành chính có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng để bạn có thể trở thành một chuyên viên phân tích nghiệp vụ.

Nhóm ngành kinh tế

Như đã nói, chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ làm những công việc liên quan đến kinh doanh. Cho nên, nhóm ngành kinh tế là sự lựa chọn hàng đầu. Một số chuyên ngành có liên quan nhiều nhất đến BA đó là tài chính, quản trị kinh doanh, kiểm toán…

Dù không được học chuyên về BA nhưng những kiến thức này có thể giúp các bạn có được nền tảng cơ bản để theo đuổi công việc này.

Business Analyst cần học gì?

Nhóm ngành công nghệ thông tin

Mới nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ vì sao công nghệ thông tin lại liên quan đến Business Analyst. Trên thực tế, công việc này đòi hỏi mọi người phải nắm được những kiến thức về tạo lập, vận hành và phát triển hệ thống. Nếu bạn đam mê kinh tế mà lại có thêm kiến thức chuyên ngành về công nghệ thông tin thì đây sẽ là lợi thế cực lớn khi làm chuyên viên phân tích nghiệp vụ. 

Nhóm ngành hệ thống thông tin quản lý

Business Analyst cần học gì?Trên thực tế, đây là một ngành đặc thù trong nhóm công nghệ thông tin. Đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý là tổng hợp dữ liệu. Những kiến thức này tạo tiền đề để bạn có thể đi sâu hơn với BA.

Theo học hệ thống thông tin quản lý, bạn không chỉ được biết các kỹ thuật công nghệ mà còn được tìm hiểu thêm về kinh tế. Từ đó, bạn sẽ nắm rõ hơn về cách vận hành cũng như dễ dàng làm quen với công việc hơn.

Các kỹ năng cần có Business Analyst

Không chỉ cần kiến thức, những người làm Business Analyst cũng cần trau dồi thêm những kỹ năng sau: 

Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ riêng Business Analyst, hiện nay tất cả các công việc đều cần đến giao tiếp. Tuy nhiên, một trong những đặc thù của các chuyên viên phân tích nghiệp vụ đó là kết nối các bên với nhau. 

Do đó, nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn cần chuẩn bị cho mình kỹ năng giao tiếp càng sớm càng tốt.

Kỹ năng phân tích

Cái tên “Analyst” đã phần nào nói lên yêu cầu cơ bản của công việc này. Những người làm BA sẽ phải phân tích các số liệu để đề ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp. Nếu không có kỹ năng này, bạn rất dễ rơi vào thất bại và nhanh chóng bị đào thải.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Với cương vị của mình, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ sẽ không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ. “Thương trường là chiến trường”, ai là người nhanh nhạy thì người đó sẽ chiến thắng. Đôi khi cơ hội chỉ đến trong một khoảnh khắc nên nếu không có kỹ năng xử lý nhanh thì rất dễ bị bỏ qua.

Kỹ năng xử lý vấn đề của Business Analyst

Kỹ năng tư duy phản biện

Nếu chỉ cần tìm ra những lối đi thông thường thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không cần đến các BA. Thay vào đó, những ông chủ sẽ tìm kiếm một người có tư duy phản biện, nhạy bén và biết suy nghĩ theo hướng khác lạ. Sự khác biệt này sẽ giúp thương hiệu chiến thắng đối thủ của mình.

Business Analyst lương bao nhiêu?

Sau khi tìm hiểu những yêu cầu khắt khe ở trên, mọi người sẽ tò mò rốt cuộc BA được trả lương cao hay không?

Mức lương của Business Analyst bao nhiêu?

Tất nhiên, mọi thứ đều có “cái giá” của nó. Theo tìm hiểu, mức lương khởi điểm của những chuyên viên phân tích nghiệp vụ là từ 7 - 12 triệu đồng tùy năng lực. Sau khi đã có kinh nghiệm 2 - 3 năm, bạn có thể nâng mức lương của mình đến 20 triệu đồng. Nếu theo đuổi lâu hơn, bạn thậm chí sẽ có thể nhận được mức lương lên đến 35 hoặc 60 triệu đồng mỗi tháng. Rõ ràng, đây là con số mơ ước của rất nhiều người.

>>> Xem thêm: Freelancer là gì? Những công việc dành cho freelancer hot nhất 2022

Kết luận:

Hiện nay có rất nhiều cơ hội để bạn thử sức, ngay cả khi vẫn còn đang là sinh viên. Vì vậy, nếu bạn đam mê và thực sự muốn theo đuổi BA thì có thể tìm hiểu và ứng tuyển ngay ngày hôm nay. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu được Business Analyst là gì, Business Analyst cần học gì mà còn xác định được mình có phù hợp với công việc này hay không mà còn mở ra nhiều cơ hội nâng mức thu nhập cũng như khả năng thăng tiến sau này. 

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan