Coaching là thuật ngữ quen thuộc trong hoạt động đào tạo doanh nghiệp. Về bản chất, coaching khác với mentioring hay training nhưng thường bị nhầm lẫn vì khái niệm gần giống nhau. Vì thế, nếu không hiểu rõ, rất có thể bạn cũng sẽ nhầm lẫn các khái niệm này với nhau. Để tránh sai lầm, hãy tham khảo bài viết sau đây của Tuyển dụng VCCorp từ đó hiểu rõ hơn về vấn đề "Coaching là gì'' nhé!
Coaching (hay còn gọi là huấn luyện) là quá trình trò chuyện có mục đích trong một khoảng thời gian nhất định để giúp người được huấn luyện (khách hàng) khám phá tiềm năng của bản thân, phát triển và đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai.
Vậy người huấn luyện viên (coach) sẽ đồng hành cùng khách hàng, giúp họ đưa ra những lời giải, khơi gợi tư duy, giúp họ có cái nhìn bao quát hơn, từ đó khách hàng có thêm những đột phá, tư duy, động lực hành động và giải phóng nội lực của chính mình.
Về cơ bản, coaching sẽ giúp cho khách hàng:
Ở các nước phát triển, huấn luyện viên là một nghề đã có từ lâu đời. Ở Việt Nam, từ huấn luyện viên được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây.
Ngày càng có nhiều bạn tham gia vào lĩnh vực này, và có thể nói đây là một ngành đang lên tại Việt Nam.
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngày càng có nhiều vấn đề vô hình, dần dần đè nén con người dưới những cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi và hành hạ. Chúng ta có cái nhìn tiêu cực về mọi thứ và luôn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng thật khó để tìm ra câu trả lời chính xác. Không chỉ vậy, người làm nghề coaching còn có thể hướng dẫn, đào tạo khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) về một ngành nghề nhất định (có thể là về kinh doanh hoặc đời sống) dưới tư cách là chuyên gia.
Điểm khác biệt đầu tiên là training tập trung vào nội dung. Training yêu cầu các khóa học cụ thể và các phương pháp chuẩn bị trước để biến việc học trở thành hiện thực, đảm bảo rằng người học hấp thụ một lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Nội dung đào tạo do người hướng dẫn xác định. Việc đào tạo đến từ các bài giảng chuẩn bị trước của giảng viên.
Ngược lại, coaching là một hoạt động tập trung nhiều hơn vào quá trình. Mối quan hệ giữa khách hàng và huấn luyện viên là mối quan hệ hợp tác, phát triển, vì vậy huấn luyện viên và khách hàng sẽ cùng nhau xác định chủ đề thảo luận.
Huấn luyện viên còn chú ý đến nhu cầu và vấn đề của thân chủ trong quá trình đào tạo, có thể được hiểu là sự nỗ lực thấu hiểu. Lịch trình của những buổi coaching cũng sẽ do khách hàng đề xuất. Huấn luyện viên linh hoạt hơn để thích ứng với khách hàng. Có thể nói người làm nghề coaching cần có sự thấu cảm rất lớn để có thể làm tốt công việc này.
Mentoring tập trung vào quy trình và nội dung. Giảng viên thường có kinh nghiệm và tay nghề cao và có thể đưa ra lời khuyên hiệu quả cho các câu hỏi của bạn.
Mentoring được hiểu là một quá trình giao tiếp. Những người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn sẽ đóng góp vào sự phát triển của những người khác. Mentoring còn tập trung vào mối quan hệ giữa người truyền kiến thức và người tiếp nhận kiến thức.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai khái niệm này là phương pháp. Mentoring có thể bao gồm cung cấp lời khuyên và hướng dẫn. Đối với người làm coaching, họ không chỉ dạy và tư vấn, họ tập trung vào việc đặt các câu hỏi kích thích tư duy và giúp khách hàng đặt mục tiêu và kế hoạch hành động của riêng họ.
Để trở thành một người có thể thấu hiểu người khác là một việc không hề đơn giản nhưng đây lại là yêu cầu bắt buộc đối với một coach. Do đó, để trở thành một người huấn luyện tài ba, bạn cần trang bị cho mình một số kỹ năng dưới đây.
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm là việc xác định rõ mục tiêu mà cả coach và khách hàng hướng đến. Một công việc mà không có định hướng hay đích đến thì sẽ không đem lại giá trị gì. Sẽ có ít nhất 3 mục đích chính mà coach có thể hướng đến bao gồm: phát triển (nâng cao năng lực bản thân), công việc hoặc nâng cao hiệu suất. Hãy đặt ra những câu hỏi cho khách hàng để xác định rõ mục tiêu họ hướng đến và kết quả mong muốn nhận được để từ đó cả 2 sẽ có định hướng rõ ràng cũng như cơ sở đánh giá chất lượng sau kỳ coaching. Mục tiêu càng rõ thì việc đánh giá kết quả sẽ càng dễ dàng.
Người làm coaching phải biết chú ý lắng nghe, kỹ năng lắng nghe không chỉ là “nghe”, mà còn là “thấu”, tức là hiểu được mong muốn đằng sau lời nói của đối phương.
Người phỏng vấn không cần tỏ ra quá sắc sảo và chỉ nên hỏi những câu hỏi đơn giản, những câu hỏi chính, những câu hỏi mang hàm ý hơn là những câu hỏi bề nổi. Nghe và hỏi là cánh cửa mở ra cánh cửa chuyển đổi trong quá trình coaching.
Quan sát cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của buổi coaching. Để ý cử chỉ, lời nói khi khách hàng chia sẻ và phân tích nó là một kỹ năng không nhiều người có. Cảm xúc thật sự của con người hoàn toàn có thể giấu trong lời nói tuy nhiên không thể giấu trong cử chỉ. Hãy để ý đến những phản hồi qua hành động của khách hàng và từ đó bạn hoàn toàn có thể biết được đâu là những thứ làm họ tự tin, đâu là thứ họ chưa tự tin và từ đó tinh chỉnh buổi coaching.
Ai cũng muốn được nghe những lời đánh giá tốt, kể cả nó chỉ là từ những từ nhỏ nhặt. Hãy cố gắng xây dựng niềm tin cũng như làm gia tăng sự tự tin của khách hàng bằng những phản hồi tích cực khi coaching bạn nhé! Đây là một dạng động lực cho khách hàng, giúp họ thư giãn hơn, cởi mở hơn rất nhiều.
Lập kế hoạch
Sau khi đã xác định được mục tiêu, lập lộ trình kế hoạch chi tiết đảm bảo có các cột mốc để cả người dạy và người học xác định được rõ những thứ mình muốn đạt được trong thời gian đào tạo.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành một coach giỏi
Trả lời Huỷ