Freelancer là gì? Những công việc dành cho freelancer hot nhất 2022

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Dù đã phổ biến từ lâu trên thế giới nhưng đối với thị trường Việt Nam, nhưng freelancer mới phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây. Nhiều doanh nghiệp thích thuê các freelancer để làm một số công việc của mình, với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc lập một phòng ban mới. Những người làm freelancer cũng có nhiều cơ hội, có thể làm nhiều dự án với thời gian linh động. Hãy cùng tìm hiểu về freelancer là gì và các nghề freelancer phổ biến trên thị trường hiện nay.

Freelancer là gì?

Về cơ bản, freelancer mà một người làm việc cho chính họ, thay vì cho một công ty hay tổ chức nào. Mặc dù các freelancer đảm nhận công việc theo hợp đồng cho các công ty và tổ chức, nhưng cuối cùng họ vẫn là người tự kinh doanh kỹ năng của chính mình. 

Freelancer là gì?

Những người làm nghề tự do chịu trách nhiệm về tất cả những việc mà nhân viên truyền thống thường không làm, chẳng hạn như thiết lập giờ làm việc của họ, theo dõi thời gian dành cho các dự án khác nhau, thanh toán cho khách hàng và đóng thuế lao động và kinh doanh của riêng họ. Những người làm nghề tự do không được công ty họ làm việc coi là “nhân viên”, mà giống dạng “nhà thầu” cá nhân hơn. 

>>> Xem thêm: Intern là gì? Gợi ý 10 công việc Intern hấp dẫn nhất năm 2022

Công việc của Freelancer là gì?

Thông thường, những người làm nghề freelancer được coi là những người lao động độc lập và có thể làm công việc theo hợp đồng của họ bán thời gian hoặc như công việc thứ 2 của họ bên cạnh công việc chính hằng ngày. Những người làm nghề tự do thường sẽ yêu cầu một khoảng phí ứng trước đảm bảo dựa trên thời gian và nỗ lực cần thiết để hoàn thành công việc. Phí này có thể là phí cố định hoặc phí theo giờ, theo ngày hoặc theo dự án, hoặc một số cách khác. 

Một freelancer thường có xu hướng làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, có kỹ năng liên quan tới thiết kế, chỉnh sửa, lập kế hoạch, vận hành kênh, lập trình máy tính, lập kế hoạch sự kiện, nhiếp ảnh, dịch ngôn ngữ, dạy kèm, phục vụ ăn uống, v.v. 

Ưu và nhược điểm của hình thức làm việc freelancer

Những lợi ích của việc trở thành một freelancer bao gồm có quyền tự do làm việc tại bất cứ đâu họ muốn, vào bất cứ thời điểm nào và từ đó, giúp cho freelancer dễ dàng hơn trong việc hướng đến “work-life balance”.  

Những trở ngại bao gồm sự không chắc chắn về thu nhập trong tương lai, sự ổn định của công việc và sự nhất quán với công việc mới. Ngoài ra còn thiếu các phúc lợi của người sử dụng lao động, chẳng hạn như bảo hiểm và kế hoạch hưu trí, và đôi khi mức lương theo giờ thấp hơn so với những người làm công ăn lương. Ngoài ra, do không đóng bảo hiểm nên về cơ bản những người làm freelancer sẽ không có bảo hiểm thất nghiệp. 

Các kỹ năng cần có của một freelancer 

Làm việc với tư cách là một người làm việc tự do chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một số đặc quyền hấp dẫn. Ngoài việc chọn thời gian thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể linh hoạt trong việc quyết định nơi làm việc, công việc gì và kiểm soát tương lai tài chính của mình. 

Các kỹ năng cần có của một freelancer

Với việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở cửa và chào đón việc sử dụng nguồn nhân lực thuê ngoài (outsource), những người làm nghề tự do (freelance) có thể trở thành lực lượng lao động của tương lai. Bạn có thể có một sự nghiệp tuyệt vời ngoài việc “trở thành ông chủ của chính mình” - nhưng tất nhiên, điều này đi kèm với việc bạn phải có một bộ kỹ năng quan trọng bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong công việc. 

Dưới đây, Tuyển dụng VCCorp sẽ đưa ra một số kỹ năng hàng đầu mà người ta cần sở hữu để trở thành một freelancer lành nghề nhé! 

  • Quản lý thời gian: Điều quan trọng là bạn phải coi freelance giống như một công việc văn phòng thông thường. Giữ một danh sách việc cần làm hàng ngày hoặc hàng tuần của tất cả các mục tiêu dự án và deadline của bạn. Khi bạn đã sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ của mình, hãy tuân thủ một lịch trình nghiêm ngặt mỗi ngày. Giờ đây, bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về cách bạn sử dụng (hoặc lãng phí) thời gian của mình. Deadline sẽ không còn quá khó khăn khi bạn đã thiết lập kỷ luật và bạn có thể tự tin đảm nhận một lượng công việc nhất định của khách hàng trong khi vẫn có thời gian dành cho bản thân.
  • Tiếp thị truyền thông xã hội: Khi làm freelancer, việc bạn có thể tự “sale” bản thân là rất quan trọng. Tận dụng lợi thế của thị trường trực tuyến này bằng cách nắm bắt tốt các nền tảng truyền thông xã hội hiệu quả, chẳng hạn như LinkedIn, Facebook hoặc thậm chí Instagram. Bên cạnh đó, đừng quên các trang web chuyên về mảng thuê/tuyển freelancer. Hãy luôn cố gắng cập nhật các kỹ năng bạn đã trau dồi, các công việc bạn đã hoàn thành sớm để từ đó nâng cao vị thế.
  • Giao tiếp: Giao tiếp là kỹ năng mềm bắt buộc đối với bất kỳ freelancer nào. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau một lần trải nghiệm giao tiếp tiêu cực, 51% khách hàng quyết định không bao giờ làm việc/kinh doanh với cá nhân hoặc tổ chức đó nữa. Do đó, điều quan trọng là phải biết cách xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ, tích cực giữa khách hàng với freelancer; truyền đạt sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu và mong đợi của họ. Bốn thành phần quan trọng để tạo ra kỹ năng giao tiếp chất lượng trong kinh doanh: ngôn ngữ chuyên nghiệp, rõ ràng; trả lời hiệu quả, trọng tâm; hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt nếu không hiểu và đảm bảo rằng tất cả các thỏa thuận được thiết lập bằng văn bản.
  • Tài chính: Làm việc tự do sẽ đi kèm với vô số quyền tự do - nhưng đồng thời mất đi các đặc quyền chỉ có khi bạn đi làm ở công ty như nghỉ phép có lương, các khoản thưởng, và phải có người quản lý tiền lương hàng tháng của bạn. Bây giờ bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự ổn định tài chính của bản thân. Do vậy, việc trang bị những kiến thức cơ bản về cân đối tài chính cá nhân là rất cần thiết. Những kiến thức như định giá, quản lý chi tiêu, đầu tư,... đều là những kĩ năng quan trọng cho freelancer trên con đường thực sự tự chủ.
  • Sự bền bỉ và động lực: Cuối cùng, sẽ chẳng có gì thành công nếu bạn không đổ chút mồ hôi công sức nào vào cả. Cuối cùng, bạn bắt buộc phải kiên trì trên con đường sự nghiệp này. Mặc dù nó đi kèm với sự linh hoạt mà mọi người lao động mong muốn, nhưng làm freelancer cuối cùng vẫn có thể là một công việc mạo hiểm và không ổn định. Nhưng đối với những người đã vượt qua được những khó khăn thì với họ điều đó hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên, khi thất bại xuất hiện, bạn cần phải cố gắng giữ sự tập trung. Tập trung vào các mục tiêu của bạn và liên tục ánh xạ về các bước cần thiết để đạt được chúng. Chỉ có sự nỗ lực và bền bỉ thì chúng ta mới có thành công. 

Những công việc dành cho freelancer

CopyWriter

Freelancer hành nghề viết nói chung phải nói là nhiều và khá phổ biến. Họ viết nhiều loại nội dung, bao gồm các bài báo, bài đăng trên blog, thông cáo báo chí, bản sao trang web, sách điện tử, sách trắng và nghiên cứu,... Copywriter tự do có thể làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc thông qua các đại lý môi giới kết nối hoặc trao đổi công việc trực tuyến. Khách hàng của họ cũng khá đa dạng từ cá nhân cho tới các cơ quan, đoàn thể & tổ chức lớn.  

Freelancer hành nghề viết nói chung phải nói là nhiều và khá phổ biến

Thiết kế đồ hoạ

Các freelancer thiết kế đồ họa hợp tác với các công ty và khách hàng cá nhân để phát triển các khái niệm thiết kế, bố cục và đồ họa cho các ấn phẩm mà khách hàng yêu cầu. Họ làm việc với một loạt các phương thức truyền thông và phần mềm thiết kế đồ họa. Freelancer ngành thiết kế đồ hoà thường có bằng thiết kế đồ họa và có kinh nghiệm với thiết kế khái niệm và phần mềm như Photoshop, InDesign và Dreamweaver. 

Marketing & PR

Những freelancer đảm nhiệm quản lý quan hệ công chúng (PR) sẽ giúp các công ty phát triển các chiến lược PR hiệu quả nhằm quảng bá hình ảnh tích cực của tổ chức. Các nhiệm vụ của họ thường bao gồm việc soạn thảo các thông cáo báo chí được trau chuốt kỹ lưỡng, xây dựng mối quan hệ với các đối tác truyền thông quan trọng và xử lý các cuộc khủng hoảng truyền thông cho khách hàng. 

Đối với Marketing, thông thường khách hàng sẽ lựa chọn những freelancer có kinh nghiệm tốt về mảng digital marketing. Ở đó, bạn sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện của họ trên không gian trực tuyến và tạo khách hàng tiềm năng để tăng doanh số bán hàng. Bạn có thể đạt được những mục tiêu này thông qua các hoạt động khác nhau, có thể là chạy SEO hoặc chạy chiến dịch email marketing, social marketing, tiếp thị nội dung và quảng cáo trực tuyến…

>>> Xem thêm: Việc làm Marketing tại VCCorp

Những freelancer đảm nhiệm quản lý quan hệ công chúng  sẽ giúp phát triển chiến lược PR hiệu quả

Nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là một lĩnh vực phổ biến đòi hỏi trình độ sáng tạo và chuyên môn kỹ thuật cao để tạo ra hình ảnh chất lượng cao cho các công ty và cá nhân. Là một nhiếp ảnh gia tự do, bạn có thể kiếm sống bằng cách ghi lại hình ảnh của các sự kiện, sản phẩm thực, địa điểm và con người. Khách hàng sẵn sàng trả giá cao nếu bạn có thể chụp được những bức ảnh kể một câu chuyện hấp dẫn nhưng không kém phần đẹp mắt.

Dịch thuật

Công việc này thường yêu cầu bạn chuyển đổi các tài liệu viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác trong khi đảm bảo rằng phiên bản đã dịch có cùng ý nghĩa với bản gốc. Cần lưu ý rằng khách hàng có thể mong muốn bạn dịch nhiều loại nội dung bao gồm các tài liệu kỹ thuật, tài liệu pháp lý, khoa học, văn học, giáo dục và thương mại,...

>>> Xem thêm: Tổng hợp các công việc làm thêm tại nhà "hot" nhất 2022

Kết luận:

Trên đây là những thông tin về freelancer là gì cũng như những công việc dành cho freelancer hấp dẫn tại Việt Nam. Đây là một công việc tự do, không gò bó về thời gian, không gian và nhận thu nhập xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với mình.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan