CFO là gì ? Công việc của CFO là gì và làm sao để chuẩn bị lộ trình nghề nghiệp phù hợp để trở thành CFO?
Trong một xã hội ngày càng mở rộng và phát triển, điều dễ quan sát nhất tại thị trường lao động là ngày một nhiều những công việc, chức danh ra đời. Cũ có, mới có, thay đổi có, giữa nguyên cũng có. Rất nhiều chức vụ nghe thì có vẻ lạ tai nhưng thực chất đã tồn tại lâu đời trong các cơ quan, doanh nghiệp. Chỉ có điều, có thể chức danh đó đã không còn đi theo mô tả công việc như cũ nữa.
Hãy thử khám phá CFO có phải là một trong nhiều trường hợp kể trên hay không ngay dưới bài viết này cùng Tuyển dụng VCCorp nhé!
CFO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Financial Officer (tạm dịch: Giám đốc Tài chính). Vị trí Giám đốc Tài chính thường nằm trong ban giám đốc, đứng đầu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể.
Nếu làm việc ở vị trí này, thông thường, bạn sẽ chịu trách nghiệm theo dõi dòng tiền, lập và duyệt kế hoạch tài chính. Bên cạnh đó là các công việc như phân tích điểm mạnh, yếu của công ty từng giai đoạn để đưa ra các định hướng, chiến lược kịp thời.
Có thể khái quát vị trí CFO ở một số yếu tố như sau, khi là một Giám đốc Tài chính, bạn sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trước tổ chức, cơ quan quản lý và các cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Các tổ chức thường liên quan đến chứng khoán, giao dịch, kế toán, nguyên tắc, luật,...
Công việc của CFO có thể được gói gọn vào hai yếu tố: giám sát hoạt động tài chính của tổ chức (bao gồm trách nhiệm liên quan đến chuyên gia tài chính, kế hoạch) và cố vấn chiến lược cho CEO cùng đồng nghiệp trong ban giám đốc.
Các lãnh đạo ở vị trí tài chính có nhiều yếu tố để thành công và những yếu tố này sẽ thay đổi theo thời gian, thị trường. Tương tự, công việc của họ cũng sẽ được xác định tùy theo quy mô doanh nghiệp, thị trường và tình hình xã hội.
Tuy nhiên, công việc của CFO chắc chắn không thể bỏ qua việc phải đáp ứng được các mục tiêu về doanh thu, thu nhập cũng như đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp được ổn định. Ngoài ra là tư vấn cho các trưởng bộ phận, phòng bàn ở mảng tài chính, hỗ trợ họ tối đa doanh thu.
Về mặt tuyển dụng, CFO cũng cần lựa chọn nhân viên có kỹ năng cho nhóm tài chính và làm việc với các phòng ban để bổ sung ngân sách cho việc quản lý nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, năng lực của CFO cũng góp phần xác định những câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể thực hiện chuỗi cung ứng hay không hay mọi vấn đề về thuế.
Có thể gói gọn về vai trò của CFO trong một số từ khóa quan trọng như sau:
Để có những kế hoạch tài chính thành công. CFO( Giám đốc tài chính) cần có những kiến thức sâu về kế toán tài chính và các kỹ năng nghiệp vụ phân tích, giải quyết vấn đề, hoạch định chiến lược,...
Không phải là người trực tiếp làm các công việc xuất chứng chỉ thu chi, giao dịch, ghi chép tài chính,... những chức danh CFO cần phải hiểu rõ các công việc của kế toán, để điều phối quản lý được ngân sách tài chính của công ty
Chính vì vậy những kiến thức về kế toán và phân tích tài chính sẽ giúp giám đốc tài chính định lượng được chính xác và nhanh chóng tình hình của doanh nghiệp.
CFO cần có khả năng bao quát được thông tin, đọc hiểu, phân tích và báo cáo dữ liệu tài chính. Tư duy phân tích cùng sự nhạy bén về tài chính là cần thiết để CFO đưa ra các chiến lược tài chính dài hạn cùa công ty, tổ chức, doanh nghiệp.
CFO phải có tầm nhìn về tài chính, dự đoán được những rủi ro tài chính tiềm ẩn, các cơ hội và thách thức để quản lý tốt nhất ngân sách của doanh nghiệp. Khả năng xử lý vấn đề tốt, hoạch định được chiến lược tài chính giúp cho công ty đầu tưu và định hướng kinh doanh để đem lại lợi nhuận.
Là một nhà quản lý ngoài các kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Một số kỹ năng mà CFO giỏi cần có đó là:
Giám đốc tài chính cần có kỹ năng về tình hình và những biến động về tài chính doanh nghiệp. Từ đó họ sẽ triển khai kế hoạch tài chính chính hiệu để tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
Kỹ năng quản trị tài chính theo từng dự án rất quan trọng với một giám đốc tài chính. CFO sẽ theo dõi, kiểm soát dòng tiền ra vào dự án giúp nó hoạt động trơn tru và thuận lợi.
Muốn đi xa hơn với nghề, CFO nhất định phải có kỹ năng quản trị dòng tiền tốt quản trị dòng tiền phù hợp với từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động.
Có khả nhiều người chưa thể phân biệt sự khác nhau giữa CFO với CEO, COO, kế toán trưởng. Vậy hãy theo dõi thông tin ngay sau đây:
CFO | CEO | |
Trách nhiệm tổng thể | Chịu trách nhiệm về mảng tài chính của doanh nghiệp | Quản lý tổng thể tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả CFO |
Trách nhiệm trong các chiến lược | Hỗ trợ nguồn tài nguyên chính của các chiến lược, đảm bảo nguồn tiền đủ trang trải cho các hoạt động được triển khai | Chịu trách nhiệm tổng thể với các chiến lược của doanh nghiệp |
Đầu mối liên lạc | Đầu mối xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư, ngân hàng, người cho vay, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tài chính. | Người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật. Họ có quyền thay mặt ban giám đốc gặp gỡ các lãnh đạo, báo chí, phát triển trước công chúng |
Báo cáo công việc | CFO sẽ báo cáo cho CEO | Là người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật. Họ có quyền thay mặt ban giám đốc gặp gỡ các lãnh đạo khác, báo chí, phát triển trước công chúng |
Phân tích tài chính | Thực hiện phân tích tài chính về định lượng và định tính. Họ xem các khía cạnh để kiểm soát chi phí hoạt động tốt nhất. Đồng thời họ sẽ phân tích nguồn vốn đầu tư tương lai trong hướng thị trường | Sử dụng kết quả phân tích tài chính được CFO cung cấp để đưa ra quyết định trong điều chỉnh hoạt động kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp |
Phát triển nguyền nhân lực | Chịu trách nhiệm tìm kiếm nhân sự trong lĩnh vực tài chính, kế toán. | Tìm và đào tạo nguồn nhân sự cấp bậc quản lý kế thừa doanh nghiệp. |
>>> Xem thêm: CEO là gì? 6 kỹ năng chính để trở thành CEO giỏi
CFO | Kế toán trưởng | |
Doanh nghiệp làm việc | Doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia | Doanh nghiệp vừa, nhỏ |
Đặc thù công việc | Người tiến hành hoạch định chiến lược tài chính cụ thể cho CEO CFO dùng dữ liệu của kế toán trưởng cung cấp để làm phân tích và lập chiến lược cụ thể | Thống kê và báo cáo tình hình tài chính trên giấy. Kế toán trưởng hỗ trợ CFO trong việc thu thập số liệu tài chính từ các bộ phận,... |
Mức lương | Thu nhập 30-40 triệu/tháng | Thu nhập từ 15 -30 triệu/tháng |
>>>Xem thêm: Kế toán trưởng là gì? Mức thu nhập mới của kế toán trưởng
CFO | COO | |
Tên tiếng Anh | Chief Finance Officer | Chief Operations Officer |
Tên tiếng Việt | Giám đốc tài chính | Giám đốc vận hành |
Tầm quan trọng | CFO phụ trách hoạt động, giám sát và điều hành sự cố về vốn trong doanh nghiệp và đầu tư CFO là cố vẫn cho CEO hoạt động chiến lược đầu tư, kinh doanh | COO phụ trách vận hành bộ máy tổ chức doanh nghiệp COO là cánh tay trái của CEO giám bớt áp lực công việc. |
Theo thống kê trên các nền tảng liên quan đến việc làm thì mức lương của một CFO hiện tại có thể ở mức trên 100 triệu/tháng. Tuy nhiên, con số trung bình ở mọi ngành nghề và lĩnh vực rơi vào khoảng 40 - 50 triệu/tháng. Các công ty có quy mô nhỏ, vị trí CFO có thể nhận được mức lương khoảng 15 triệu/tháng.
Mỗi người sẽ được thảo luận về mức lương này dựa trên kỹ năng, khả năng hay thậm chí là các mối quan hệ mà người đó có trong ngành. Với những tập đoàn lớn, mức lương này hoàn toàn có thể đạt con số vài trăm triệu cho một tháng, đi kèm theo nhiều phúc lợi hấp dẫn.
Hẳn bạn sẽ đặt ra câu hỏi làm thế nào để trở thành Giám đốc Tài chính. Hay làm sao để vạch ra một lộ trình thăng tiến đến vị trí Giám đốc Tài chính. Trong thị trường đông đúc các công ty, doanh nghiệp như hiện nay thì việc trở thành một CFO có năng lực sẽ giúp bạn được săn đón. Trên thực tế, các cấp lãnh đạo cao như vị trí Giám đốc Tài chính trong một công ty lại rất khó tuyển dụng.
Để trở thành một Giám đốc Tài chính trong tương lai thì bạn cần trau dồi kiến thức nền tảng về Tài chính thật vững chắc. Bên cạnh đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng chia sẻ, dẫn dắt hay các mối quan hệ trong cùng lĩnh vực. Khi đã đủ kinh nghiệm, bạn sẽ có cơ hội để trở thành một Giám đốc Tài chính đủ năng lực.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn được phần nào khái niệm CFO là gì và những thông tin xoay quanh khái niệm này. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm bắt được các vị trí chức danh quan trọng trong công ty, mối quan hệ trong công việc. Chúc bạn có định hướng nghề nghiệp đúng trên con đường sự nghiệp của mình!
Đừng quên rằng hiện VCCorp đang tuyển dụng một số vị trí với mức lương hấp dẫn, nếu bạn quan tâm có tham khảo ngay TẠI ĐÂY.
Trả lời Huỷ