Trong môi công sở, ngoài việc thể hiện năng lực của bản thân thì việc ứng xử trong giao tiếp hằng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng ta có thể tạo nên những cuộc hội thoại hiệu quả nếu cả hai phía đều biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Vậy làm thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân? Văn hoá giao tiếp nơi công sở có bộ quy tắc ngầm nào?
Văn hoá giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hoá dùng để chỉ ra mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người trong cuộc sống. Văn hoá giao tiếp bao gồm các thành tố như cử chỉ, hành vi, lời nói, thái độ, cách ứng xử…
Tuỳ vào quốc gia khác nhau, từng địa phương mà văn hoá giao tiếp cũng có sự khác biệt. Do đó, để cuộc trò chuyện được diễn ra tốt đẹp, trước tiên, bạn cũng cần tìm hiểu về môi trường, mục đích của cuộc trò chuyện và biết được đối phương sẽ tham gia vào cuộc đối thoại với bạn là ai.
Giao tiếp trong chốn công sở sẽ giúp chúng ta duy trì và xây dựng các mối quan hệ khăng khít, bền chặt hơn.
Đối với doanh nghiệp: Văn hoá giao tiếp công sở đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng đoàn kết và hưng thịnh hơn. Chúng ta có thể thấy những tập đoàn lớn đang đứng đầu trên thị trường đều là những doanh nghiệp sở hữu môi trường làm việc và văn hoá công sở tốt. Ở đó, khoảng cách giữa sếp và nhân viên được thu hẹp. Đồng nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.
Đối với các cá nhân: Giao tiếp ứng xử tốt đem lại nhiều cơ hội cho chúng ta trên con đường sự nghiệp. Một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp sẽ tạo cho mọi người cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.
Một số nét đặc trưng trong văn hoá giao tiếp công sở của người Việt Nam nói chung và của dân công sở nói riêng thường thấy là:
Từ những nét đặc trưng trên chúng ta có thể thấy người Việt rất khéo léo trong môi trường giao tiếp. Ví dụ văn hóa giao tiếp chốn công sở như để từ chối khéo cho một vấn đề về deadline: “Bạn có thể sắp xếp để hoàn thành toàn bộ dự án này trong tuần sau không?”; đối với đề nghị này, bạn có thể đưa ra từ chối “Có thể được nhưng rất khó, tôi sẽ cố hết sức” hoặc “Để tôi đẩy nhanh tiến độ hơn nữa, nhưng tôi không hứa trước”.
Văn hoá giao tiếp giữa cấp trên đối với cấp dưới được thể hiện qua các quy định về chế tài, đãi ngộ. Trong công việc, cấp trên hay sếp sẽ là những người luôn quan sát và chỉ bảo sát xao công việc của bạn. Trong môi trường làm việc, cấp trên nên ứng xử với nhân viên của mình bằng sự công bằng, bạn phải luôn đảm bảo mình có lập trường rõ ràng, công tư phân minh. Đồng thời, bạn cũng cần thể hiện rõ sự tôn trọng của mình đối với cấp dưới. Quan tâm họ bằng một thái độ chân thành, vui vẻ, khen ngợi họ nếu họ làm tốt. Bởi việc khen thưởng sẽ tạo động lực, tinh thần và môi trường làm việc thoải mái cho từng cá nhân.
Còn đối với cấp dưới, khi giao tiếp với cấp trên, bạn cần giữ một thái độ đúng chừng mực:
Trong môi trường công sở, bạn cũng cần hoà nhã và có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau với các đồng nghiệp của mình. Một vài nguyên tắc trong văn hoá giao tiếp nơi công sở với đồng nghiệp bạn cần ghi nhớ:
Trước khi giao tiếp với khách hàng, bạn nên tìm hiểu trước về họ: tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của người dùng… Hãy đặt tinh thần phục vụ khách hàng lên ưu tiên hàng đầu:
Bạn có thể giao tiếp với họ bằng nhiều hình thức khác nhau như tiếp xúc trực tiếp, thông qua email, điện thoại, các cuộc triển lãm/giới thiệu sản phẩm…
Đôi khi, thương hiệu bạn cũng cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với giới báo chí và truyền thông. Tạo dựng được mối quan hệ tốt sẽ giúp thương hiệu bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho tiền quảng cáo media.
Tạm kết
Giao tiếp trong môi trường công sở là một trong những kỹ năng mềm mà ai cũng cần trau dồi và học hỏi mỗi ngày. Đây cũng là “chìa khoá” giúp chúng ta thúc đẩy các mối quan hệ và nâng cao sự phát triển của bản thân trong văn hóa giao tiếp công sở.
Trả lời Huỷ