Ứng viên là gì? Cách lọc CV ứng viên chất lượng

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Trong một bộ máy hoặc một công ty, chất lượng của sản phẩm đầu vào sẽ quyết định thành quả ở đầu ra. Do đó, ngay từ khâu tuyển dụng, việc lựa chọn ứng viên đã có những tác động nhất định đối với việc phát triển tổ chức.

Vậy, ứng viên là gì? Làm thế nào để tìm được ứng viên phù hợp, có tiềm năng? Làm sao để hạn chế tình trạng bỏ sót nhân tài? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Ứng viên là gì?

Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng từ ứng viên cho rất nhiều trường hợp. Hiểu một cách đơn giản, ứng viên là người tham gia ứng tuyển cho một vị trí, công việc nào đó. Thông thường, từ ứng viên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nhân sự và tuyển dụng.

Ứng viên là gì?

Khi cần tuyển nhân sự cho một vị trí nào đó, các cơ quan sẽ đề ra những tiêu chí để lựa chọn người phù hợp nhất. Những ai cho rằng mình có đủ khả năng đảm nhiệm công việc này sẽ đứng ra ứng tuyển và thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình phù hợp với vị trí đó.

>>> Xem thêm: Ứng tuyển là gì? 4 lưu ý quan trọng trong phỏng vấn ứng tuyển

Tầm quan trọng của xây dựng chân dung ứng viên

Đối với những người làm trong bộ phận nhân sự, việc tìm hiểu ứng viên là gì và  xây dựng là một quy trình không thể thiếu. Rõ ràng, việc sàng lọc này sẽ mang lại những lợi ích nhất định. 

Tiết kiệm chi phí

Nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao xây dựng chân dung ứng viên lại giúp tiết kiệm chi phí. Ở đây, “chi phí" mà chúng ta đề cập tới bao gồm cả hữu hình và vô hình. Cụ thể đó là tiền bạc và công sức.

Hiện nay, nhiều công ty sử dụng các trang web, mạng xã hội để tìm kiếm ứng viên. Trong đó có nhiều kênh phải trả phí. Do đó, việc tìm kiếm được ứng viên phù hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí không hề nhỏ cho các công ty bằng cách khoanh vùng đối tượng.

Nâng cao chất lượng ứng viên

Rõ ràng, việc đưa ra các tiêu chí sẽ giúp xác định đối tượng tiềm năng dễ hơn so với việc chỉ tìm kiếm bằng các yêu cầu chung chung. Trong khi đó, chân dung ứng viên còn là cơ sở để viết JD, hướng phỏng vấn và các bài kiểm tra liên quan…

Nếu bạn chỉ đưa ra những yêu cầu cơ bản thì sẽ không kiểm soát được chất lượng của ứng viên. Điều này sẽ tác động đến chất lượng tuyển dụng cũng như hình ảnh của công ty.

Dấu hiệu nhận biết ứng viên tài năng/tiềm năng

Giữa vô vàn ứng viên nộp CV, bài toán cho các nhà tuyển dụng là làm thế nào để tìm ra ứng viên tài năng. Có nhiều cách khác nhau để nhận biết, tuy nhiên ở dưới đây chúng tôi xin đưa ra 3 gợi ý dễ áp dụng nhất.

Làm thế nào để nhận biết ứng viên tài năng

Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Không thể phủ nhận rằng kiến thức là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh đó có một khía cạnh mà ít người quan tâm đến đó là sự hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc ứng viên có khả năng thích nghi với môi trường làm việc tại công ty sẽ là nền tảng để người đó gắn bó lâu dài và phát triển, tạo ra nhiều giá trị hơn.

Các nhà tuyển dụng có thể quan sát điều này thông qua cách ứng xử, làm việc và quan điểm sống của ứng viên. Không khó để nhận ra một người có thể hòa đồng với văn hóa của tập thể hay không. Chỉ cần một chút tinh tế là bạn đã có thể nhận ra điều này.

Năng lực phù hợp với vị trí công việc

Khi tìm kiếm một ứng viên, điều mà nhà tuyển dụng mong mỏi nhất đó là người đó phải làm được việc. Do đó, năng lực phù hợp là yếu tố không thể bỏ qua. 

Thông thường, các công ty sẽ ưu tiên cho người có kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn sẽ phải chấp nhận tuyển một người mới nhưng có năng lực phù hợp. Đặc biệt là trong những ngành đặc thù yêu cầu kiến thức chuyên môn cao.

Về khía cạnh này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá thông qua các thông tin cơ bản trong CV như học vấn, kinh nghiệm làm việc… Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng có thể kiểm tra năng lực bằng một số câu hỏi tình huống…

Có góc nhìn sáng tạo cho công việc

Hiện nay, cuộc sống vận động không ngừng. Và đổi mới là yếu tố bắt buộc để tồn tại. Muốn công ty có sự đổi mới thì ngay từ khâu tuyển dụng, bạn đã phải có sự chọn lọc.

Sáng tạo là tố chất mà không phải ai cũng có được. Những góc nhìn mới lạ của họ có thể sẽ mở ra hướng đi mới cho công ty, tổ chức. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần đặc biệt lưu ý phần này khi cân nhắc tuyển dụng một ai đó. 

>>> Xem thêm: Interview là gì? Những thông tin cần nắm rõ về phỏng vấn xin việc

Cách lọc CV ứng viên chất lượng

Để tối ưu hóa, bạn cần có quy trình lọc CV. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp bạn đánh giá được tình hình tuyển dụng. 

Về cơ bản, quy trình lọc hồ sơ ứng viên sẽ có 2 bước sau:

Lọc hồ sơ ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản

Đây là bước khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Dựa trên chân dung ứng viên, yêu cầu công việc, JD có sẵn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên không đáp ứng được yêu cầu thông qua các thông tin cơ bản.

Ngay từ việc trình bày hồ sơ, bạn đã có thể đánh giá được người đó có xứng đáng “đi tiếp vào vòng trong” hay không.

Trong trường hợp có quá nhiều CV, bạn có thể cân nhắc xem xét trình độ học vấn, chuyên môn và kinh nghiệm để chọn ra những người có nhiều lợi thế hơn vào vòng trong. 

Cách lọc hồ sơ ứng viên chất lượng

Sàng lọc hồ sơ ứng viên dựa theo tiêu chí ưu tiên

Sau khi đã trải qua vòng đầu tiên, những CV lọt vào vòng hai sẽ được xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận hơn. Cách dễ nhất để đưa ra tiêu chí ưu tiên đó là dựa vào kinh nghiệm công việc.

Rõ ràng đây là cách đánh giá thực tế và hiệu quả nhất. Vì chỉ khi đi làm, chúng ta mới hiểu hơn về công việc và có nhiều va vấp. 

Ngoài kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp cũng là mục đáng để lưu tâm. Ứng viên có thể viết mục tiêu nghề nghiệp mạch lạc và cụ thể chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn vì họ có sự đầu tư và nghiêm túc với công việc này. 

Kết luận:

Trên đây là kiến thức cơ bản về một quy trình tuyển dụng sàng lọc ứng viên cần có. Những kiến thức này không chỉ hữu ích đối với nhà tuyển dụng mà còn là tài liệu quý cho ứng viên để chuẩn bị cho con đường nghề nghiệp sau này của mình.

 

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan