Hành trình tới công việc mơ ước bắt đầu bằng một cuộc phỏng vấn. Nhưng làm thế nào để có thể gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng? Điều đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng khi bước vào một cuộc phỏng vấn. Hãy cùng Tuyển dụng VCcorp tìm hiểu các kiến thức về phương pháp phỏng vấn thường gặp và những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn trong bài viết “Interview là gì? Những câu hỏi phỏng vấn thông dụng nhất mà bạn nên biết” nhé!
Interview hay còn gọi phỏng vấn, là một từ ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng. Đó là một cuộc gặp gỡ chính thức giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện để đặt câu hỏi và thu thập thông tin từ ứng viên nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ của họ. Từ đó, xác định liệu ứng viên có những tố chất đáp ứng nhu cầu mà doanh nghiệp cần hay không.
Để đánh giá một ứng viên, nhà tuyển dụng không chỉ tuân theo một kiểu phỏng vấn mà họ đánh giá ứng viên bằng nhiều cách phỏng vấn khác nhau. Vì thế, bạn cần phải biết các loại phỏng vấn khác nhau từ nhà tuyển dụng để có thể chuẩn bị đầy đủ nhất khi đi phỏng vấn. Dưới đây là 3 cách phỏng vấn thông dụng nhất mà bạn nên biết.
Panel interview (phỏng vấn hội đồng) là gì, là một cuộc phỏng vấn với hai hoặc nhiều thành viên trong nhóm tuyển dụng. Ban hội thẩm có thể bao gồm leader của phòng ban cần tuyển dụng, nhà tuyển dụng hoặc ban giám đốc. Trong một cuộc phỏng vấn này, mỗi nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những câu hỏi về kinh nghiệm, trình độ và mục tiêu của bạn.
Thay vì tổ chức một loạt các cuộc phỏng vấn riêng lẻ, Panel interview có thể rút ngắn thời gian cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn Panel interview yêu cầu khả năng thích ứng và tư duy nhanh, nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn dưới áp lực phỏng vấn.
Mock interview là gì? Hay còn được gọi là một cuộc phỏng vấn thực hành. Đó là một buổi mô phỏng cuộc phỏng vấn xin việc thực tế. Điều này sẽ tạo cơ hội cho ứng viên thực hành và nhận được feedback về các kỹ năng của họ trong quá trình phỏng vấn.
Phỏng vấn giả là một cách lý tưởng để thực hành trước cho các cuộc phỏng vấn xin việc thực sự. Khi xem xét lại cuộc phỏng vấn của mình với nhà tuyển dụng, bạn sẽ có thể sửa đổi các câu trả lời và hành vi phỏng vấn của mình.
Exit interview (phỏng vấn xin nghỉ việc) là một cuộc trò chuyện xảy ra giữa công ty và nhân viên khi quyết định rời khỏi doanh nghiệp. Buổi phỏng vấn sẽ rất hữu ích nếu bạn tưởng tượng ngược lại với một cuộc phỏng vấn xin việc - thay vì hỏi tại sao họ muốn gia nhập công ty, bạn sẽ hỏi lý do họ quyết định rời đi.
Mục tiêu là để hiểu rõ hơn tại sao nhân viên đó quyết định từ chức, từ đó có thể cải thiện những vấn đề phát sinh trong bộ máy và khắc phục những ảnh hưởng không đáng có.
Buổi phỏng vấn sẽ là một trong những cuộc trò chuyện trung thực nhất mà bạn có với nhân viên của mình; cơ hội duy nhất để tìm hiểu nhân viên của bạn đang thực sự nghĩ gì. Nếu bạn muốn giữ chân những nhân viên giỏi nhất và thu hút nhiều nhân tài hơn nữa, thì điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu lý do tại sao họ rời đi cũng như điều gì có thể níu chân họ lại.
Bên trên chúng ta đã vừa tìm hiểu về khái niệm interview là gì cũng như một số vấn đề liên quan. Để hiểu sâu hơn mời bạn cùng tham khảo thêm về các phương pháp phỏng vấn (interview) hiệu quả được các nhà tuyển dụng áp dụng phổ biến hiện nay.
Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập dữ liệu định tính cho phép thu thập một lượng lớn thông tin về hành vi, thái độ và nhận thức của người được phỏng vấn. Phương pháp này sẽ giúp các tổ chức có thể xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Phương pháp này cũng được áp dụng để hiểu rõ hơn về nhu cầu của người tiêu dùng.
Phương pháp phỏng vấn sâu giúp thu thập dữ liệu chính xác hơn các phương pháp khác. Nhà phỏng vấn có thể theo dõi những thay đổi trong giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ của những người tham gia để hiểu rõ hơn về câu trả lời của họ. Phương pháp này nên có ít người tham gia để có được thông tin hữu ích. Phỏng vấn sâu có thể rất hữu ích khi cần báo cáo chi tiết về quan điểm và hành vi của một người.
Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian và tốn kém hơn những phương pháp khác, vì chúng phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết. Ngoài ra, nếu người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, nó sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phỏng vấn.
Phỏng vấn trực tiếp là một tình huống hỏi đáp thẳng thắn, trực diện. Các câu hỏi dựa trên nhiệm vụ công việc và các khía cạnh khác, bao gồm cả việc thăm dò thông tin cơ bản của ứng viên. Phương pháp này đo lường kiến thức công việc, tạo cơ hội để quan sát các đặc điểm cá nhân, thái độ và hành vi.
Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tốt nhất để đánh giá tính cách. Thông tin được thu thập theo cách này là dữ liệu sơ cấp, và có tính chất nguyên bản.
Thông tin được thu thập thông qua phương pháp này thường chính xác hơn vì người phỏng vấn có thể xóa bỏ nghi ngờ của người được hỏi về một số câu hỏi nhất định từ đó có được thông tin chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tốn nhiều chi phí nếu có một số lượng lớn người được khảo sát trên một địa bàn rộng. Ngoài ra, người phỏng vấn cần giữ thái độ trung lập với mọi sự việc bởi phương pháp này sẽ có nhiều thành kiến cá nhân hơn so với các phương pháp khác.
Một cuộc phỏng vấn bán cấu trúc là cuộc phỏng vấn trong đó người phỏng vấn không tuân thủ nghiêm ngặt một danh sách các câu hỏi đã được bàn trước. Thay vào đó, họ sẽ hỏi những câu hỏi mở hơn, cho phép thảo luận với người được phỏng vấn hơn là dạng câu hỏi và câu trả lời đơn giản.
Trong kiểu phỏng vấn này, người phỏng vấn có thể chuẩn bị một danh sách các câu hỏi nhưng không nhất thiết phải hỏi tất cả chúng hoặc chạm vào chúng theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào, thay vào đó sử dụng chúng để hướng dẫn cuộc trò chuyện. Trong một số trường hợp, người phỏng vấn sẽ chỉ chuẩn bị một danh sách các chủ đề cần hỏi.
Hình thức phỏng vấn bán cấu trúc khuyến khích giao tiếp hai chiều. Cả người phỏng vấn và ứng viên đều có thể đặt câu hỏi, điều này cho phép thảo luận toàn diện về các chủ đề thích hợp. Nhờ phương thức trò chuyện này, ứng viên có thể cảm thấy thoải mái và phát huy tối đa kỹ năng, kinh nghiệm trong vị trí mà mình ứng tuyển.
Phỏng vấn qua điện thoại là phương pháp thu thập dữ liệu khi người phỏng vấn trao đổi với người được phỏng vấn qua điện thoại theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị. Thông thường, bảng hỏi sẽ bao gồm các câu hỏi đóng.
Do đó, cuộc phỏng vấn qua điện thoại thường ngắn và tập trung vào một chủ đề nhất định. Phỏng vấn qua điện thoại là một phương pháp nghiên cứu định lượng được dùng trong các cuộc khảo sát khách hàng mục tiêu.
Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện hơn phỏng vấn trực tiếp. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện trên phạm vi địa lý rộng rãi, thậm chí trên toàn cầu
Các câu trả lời cũng có giá trị như các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, phỏng vấn qua điện thoại khiến người phỏng vấn không thể quan sát ngôn ngữ cơ thể và không thể sử dụng bất kỳ phương tiện trực quan nào để hỗ trợ phỏng vấn.
Phỏng vấn kiểu nói chuyện là kiểu phỏng vấn chỉ để ứng viên nói chuyện và giới thiệu về bản thân mình.Trong suốt quá trình này sẽ không có bất kỳ sự ngắt quãng, can thiệp, làm khó từ phía nhà tuyển dụng.
Buổi phỏng vấn là một buổi chia sẻ, trình bày quan điểm, không mang yếu tố thách thức vậy nên thường không được dùng cho các vị trí yêu cầu nhiều kỹ năng và tố chất như quản lý cấp cao. Phương pháp này chỉ được sử dụng cho các vị trí thấp như thực tập sinh.
Tuy nhiên, dù ở vị trí thấp thì phương pháp này cũng không nên được sử dụng suốt toàn bộ buổi phỏng vấn. Thay vào đó, nhà tuyển dụng nên biết cách phối hợp các dạng câu hỏi khác để có thể tìm ra ứng viên xứng đáng.
Đây là phương pháp sử dụng các câu hỏi có sẵn, được thiết lập dựa trên việc nghiên cứu dữ liệu từ ứng viên, từ đó đưa ra những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ,...Bảng câu hỏi thường được cho một khung điểm với từng câu hỏi.
Tuy nhiên, phương pháp này không thể khai thác hết được năng lực của ứng viên mà chỉ nên được sử dụng để có một bảng đánh giá chung cho toàn bộ ứng viên trong vòng đầu. Sau đó, trong các vòng tiếp theo sẽ được hội đồng hoặc nhà tuyển dụng sử dụng các phương pháp khác để có thể giúp tìm ra những tố chất khác của ứng viên.
Một cuộc phỏng vấn mô phỏng thực tế là một phần quan trọng của quá trình tuyển dụng, đặc biệt đối với các công ty về dịch vụ. Trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được đưa ra một tình huống của khách hàng hoặc của công ty mà bạn cần phải phân tích và đưa ra lời khuyên để giải quyết vấn đề đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Phương pháp này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự tự tin, kiến thức và sự nhanh nhạy của ứng viên.
Để thành công trong một cuộc phỏng vấn theo tình huống mô phỏng thực tế, hãy lưu ý đến những câu hỏi tiềm năng mà người phỏng vấn có thể hỏi. Biết những câu hỏi này có thể giúp bạn chuẩn bị kỹ càng những yếu tố quan trọng có thể được hỏi trong một cuộc phỏng vấn.
Phỏng vấn căng thẳng là một phong cách phỏng vấn mà các công ty sử dụng để đánh giá phản ứng của ứng viên dưới áp lực. Phương pháp này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được cách bạn sẽ phản ứng khi thực hiện các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao khác nhau, đối phó với những khách hàng khó tính hay đối mặt với đồng nghiệp xấu tính.
Bạn sẽ khóc? Bạn sẽ bước ra khỏi phòng? Hay bạn sẽ bình tĩnh giải quyết vấn đề và đối mặt với tình huống một cách chuyên nghiệp?
Các vị trí ứng tuyển như quản lý hay nhân sự cấp cao sẽ càng có nhiều áp lực phỏng vấn hơn các vị trí khác. Vì thế, điều mà bạn cần làm là hãy tìm hiểu trước về công ty và vị trí mà mình ứng tuyển, nghĩ ra những câu hỏi hóc búa mà nhà tuyển dụng có thể hỏi, ứng dụng phương pháp phỏng vấn Mock interview (phỏng vấn giả) để luyện tập phản xạ và tâm lý.
Cuối cùng điều bạn cần phải nhớ là hít sâu, dừng một chút rồi hẵng trả lời câu hỏi. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và sự tự tin cho bản thân mình.
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu hỏi về kỹ năng tổ chức của bạn. Những câu hỏi về cách bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc và quản lý thời gian có thể giúp người phỏng vấn hiểu kỹ năng của bạn phù hợp với công việc như thế nào. Do đó, khi trả lời những loại câu hỏi này, điều quan trọng là đưa ra các ví dụ cụ thể về khả năng tổ chức và lập kế hoạch của bạn. Một số cách hiệu quả có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi về kỹ năng tổ chức của mình bao gồm:
- Sử dụng phương pháp STAR (Situation, Task, Action, Result - Tình huống, Nhiệm vụ, Hành động, Kết quả) khi trả lời: Khi trả lời các câu hỏi về kỹ năng tổ chức, hãy mô tả dự án hoặc tình huống, vai trò hoặc nhiệm vụ của bạn trong đó, những hành động bạn đã thực hiện và kết quả bạn đạt được. Điều này giúp người phỏng vấn hiểu làm thế nào để bạn có thể đạt được các mục tiêu tương tự trong công việc.
- Mô tả thành tích của bạn: Chia sẻ về thành tích hoặc mục tiêu bạn đạt được nhờ khả năng sắp xếp, ưu tiên và quản lý thời gian của bạn tại nơi làm việc. Điều này sẽ giúp người phỏng vấn thấy được khả năng của bạn và cách bạn áp dụng chúng để đạt được kết quả tích cực.
Đây là kỹ năng quan trọng về các nhiệm vụ hoặc các tình huống đột xuất hàng ngày. Ví dụ: các nhà thiết kế sẽ phải quyết định chọn giữa 2 mẫu thiết kế, các nhà phát triển ứng dụng cần phải quyết định tính năng nào sẽ triển khai trước và nhà tuyển dụng cần chọn giữa hai hoặc nhiều ứng viên đủ tiêu chuẩn.
Các quyết định tốt và xấu đều có tác động đến toàn bộ công ty. Những người ra quyết định tốt thường là những người:
- Đánh giá hoàn cảnh, xem xét các lựa chọn thay thế và cân nhắc ưu, nhược điểm.
- Sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện để đưa ra kết luận khách quan.
- Có thể đưa ra quyết định dưới áp lực.
Kiểm tra cách ứng viên phân tích dữ liệu và dự đoán kết quả của mỗi lựa chọn trước khi đưa ra quyết định sẽ giúp bạn tìm ra ứng viên phù hợp.
Kỹ năng giao tiếp tốt rất quan trọng trong quá trình phỏng vấn xin việc. Điều này bao gồm các kỹ năng giao tiếp qua văn bản, lời nói và ngôn ngữ cơ thể. Một số mẹo chính cần ghi nhớ khi giao tiếp với người khác trong cuộc phỏng vấn bao gồm:
- Bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cuộc nói chuyện nho nhỏ.
- Hãy điều chỉnh phong cách giao tiếp của bạn phù hợp với nhà tuyển dụng. Ví dụ: nếu nhà tuyển dụng đang giao tiếp theo cách chuyên nghiệp, hãy cố gắng làm cho giọng điệu của bạn phù hợp với họ. Nếu giọng điệu của họ trở nên vui tươi và đưa ra những câu chuyện cười, đừng ngại làm điều tương tự miễn là điều đó phù hợp.
- Tránh ngắt lời nhà tuyển dụng khi họ đang nói.
- Không sử dụng ngôn ngữ lạ như khum, sin lũi,...(ngôn ngữ gen Z) khi nói chuyện với nhà tuyển dụng.
- Sao chép ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng. Ví dụ: nếu họ đang ngồi ở tư thế thẳng, chống tay lên bàn, hãy làm như vậy.
- Nhận thức về ngôn ngữ cơ thể của chính bạn để đảm bảo bạn đang thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp và tích cực.
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi liên quan tới làm việc nhóm. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể biết được bạn có thích làm việc theo nhóm hay không, mức độ bạn làm việc nhóm tốt như thế nào và bạn có xu hướng đảm nhận vai trò gì trong một dự án nhóm (Ví dụ: người lãnh đạo, người hòa giải, người theo dõi). Những câu hỏi này cũng cho thấy bạn có hòa đồng hay không, điều này rất quan trọng trong hầu hết môi trường làm việc.
Dưới đây là một số tips giúp bạn trả lời phỏng vấn về làm việc nhóm
- Xem xét vị trí việc làm mà bạn ứng tuyển sau đó điều chỉnh câu trả lời cho phù hợp. Ví dụ: nếu bạn đang ứng tuyển một vị trí cấp quản lý, hãy thử đưa ra những trải nghiệm cụ thể trong quá khứ thể hiện kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng xây dựng nhóm của bạn. Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí hỗ trợ, hãy chia sẻ cách bạn đã giúp giải quyết xung đột hoặc giữ các thành viên hoàn thành công việc như thế nào.
- Chuẩn bị câu trả lời trong trường hợp có cuộc phỏng vấn nhóm hoặc có khả năng được yêu cầu tham gia mô phỏng làm việc theo nhóm. Một số nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn nhóm để quan sát phản ứng của ứng viên dưới áp lực làm việc nhóm căng thẳng. Để chuẩn bị cho tình huống này, hãy xem các câu hỏi phỏng vấn nhóm, câu trả lời mẫu và mẹo phỏng vấn.
- Trước khi phỏng vấn, hãy nghĩ về điều bạn thích nhất khi làm việc theo nhóm. Điều này sẽ giúp bạn trả lời một cách tích cực hơn về các câu hỏi làm việc nhóm. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ phải chia sẻ về trải nghiệm khó khăn khi làm việc nhóm. Nếu bạn nói rằng bạn chưa bao giờ có một trải nghiệm khó khăn nào, nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn không trung thực. Thêm vào đó, việc né tránh câu hỏi tiết lộ bạn là một người yếu kém. Cách bạn xử lý các tình huống khó khăn như thế nào, đó là điều mà những người phỏng vấn thực sự muốn biết.
Trong hầu hết các tình huống, nhà tuyển dụng sẽ hỏi liệu bạn có thể giải quyết nhiều loại công việc cùng một lúc hay không. Tuy nhiên, trong một số công việc, đa nhiệm không thực sự phù hợp. Giải quyết nhiều loại công việc khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành một nhiệm vụ và nhiệm vụ đó có thể dễ xảy ra lỗi. Bởi một người thường làm việc hiệu quả hơn khi tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm.
- Điều bạn cần làm là xác định xem kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc có trong yêu cầu công việc hay không. Sau đó, nhấn mạnh các kỹ năng của bạn phù hợp với mô tả công việc.
Chứng tỏ rằng bạn có thể thích ứng trong một môi trường làm việc nhiều thách thức. Giả sử bạn không phải là một người đa nhiệm bẩm sinh, nhưng khả năng sắp xếp nhiều dự án là một yêu cầu của công việc. Trong trường hợp này, hãy nói về những gì bạn đã làm để giúp bản thân thành công trong loại môi trường đó.
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất để giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn.
Trên đây là một vài ví dụ về mẫu câu trả lời phỏng vấn Tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo. Tương tự với các câu hỏi khác, bạn hãy tự biến tấu và trả lời dựa vào kinh nghiệm, thành tích mà bạn đã đạt được. Chỉ cần tự tin, bạn sẽ được cộng điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Well, I'm Minh Anh. I’m 24 years old. I graduated at Foreign Trade University. I’m currently a Marketing Communication at Admicro, where I handle event preparation. Before that, I worked at an agency where I was on three different SEM F&B brands: ice cream, coffee and pizza. I really liked my former work. So, I'd love the chance to dig in much deeper with one specific F&B , which is why I’m so excited about this opportunity with your company.
Mình là Minh Anh. Mình 24 tuổi. Mình đã tốt nghiệp tại trường Đại học Ngoại thương. Công việc gần đây nhất của mình là Marcom tại Admicro, công việc của mình liên quan tới việc tổ chức sự kiện. Trước đó, mình đã làm việc tại một Agency và hợp tác với 3 thương hiệu F&B lớn khác nhau về kem, cà phê và pizza. Mình thực sự thích công việc mà mình đã làm và mong muốn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về mảng F&B, đó là lý do tại sao mình ứng tuyển vào công ty..
I heard about a new opening on the product team through a friend, Hà, and since I’m a big fan of your company and have been following you for a while I decided it would be a great role for me to apply for.
Tôi nghe nói về việc mở nhóm sản phẩm thông qua một người bạn của một người bạn, Hà. Vì mình rất thích công ty và đã theo dõi một thời gian nên mình đã quyết định nộp đơn ứng tuyển.
My strength is that I can think on my feet and work under a lot of pressure. As a leader event at Former Company, we were organizing an F&B workshop that needed a number of last-minute changes - due to MC not being able to go. I had to be MC and lead the workshop. In the end, everything went well without any other problems popping up.
Điểm mạnh của mình là việc suy nghĩ nhanh nhạy và làm việc dưới áp lực. Với tư cách là người lead chính sự kiện tại Công ty cũ, chúng mình đang tổ chức một hội thảo về F&B và bất ngờ có một số thay đổi vào phút chót đó là MC không thể đến được. Vì thế, mình đã phải tự mình làm MC và dẫn dắt hội thảo. Cuối cùng, mọi thứ đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Kết luận
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được Intervew là gì? Phỏng vấn là cả một nghệ thuật, việc thất bại trong các cuộc phỏng vấn không có nghĩa là bạn không có khả năng làm việc, bạn không cần phải buồn phiền về điều đó. Tuy nhiên, bạn nên hỏi lại nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn về những sai sót của mình để từ đó cố gắng trau dồi kỹ năng và luyện tập ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trên con đường phỏng vấn.
Trả lời Huỷ