Data Analyst là gì? Những kỹ năng cần thiết để trở thành Data Analyst giỏi

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Công nghệ phát triển, doanh nghiệp ngày càng có xu hướng dựa vào dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Họ sử dụng dữ liệu để xác định hiệu quả kinh doanh và các vấn đề khác. Data Analyst lên ngôi, trở thành ngành học hot hiện nay. Nếu bạn chưa biết liệu mình có phù hợp với ngành này không, hãy cùng tìm hiểu về Data Analyst là gì trong bài viết bên dưới nhé!

Data Analyst là gì?

Data Analyst là quá trình thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn. Quá trình phân tích dữ liệu thường trải qua năm giai đoạn:

- Xác định các dữ liệu bạn muốn phân tích

- Thu thập dữ liệu

- Làm sạch dữ liệu để chuẩn bị phân tích

- Phân tích dữ liệu

- Giải thích kết quả phân tích

Data Analyst là gì?

Data Analyst cần học gì? Để làm về Data Analyst bạn cần học công cụ phân tích dữ liệu chính: công cụ lập trình như Python, Matlab, công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu sư SQL, hệ thống phân tích thống kê SAS...và một số môn học chuyên ngành như: thống kê áp dụng, khai phá dữ liệu, xác suất...

Tóm lại, Data Analyst mô tả cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra, chẩn đoán lý do tại sao điều đó xảy ra, dự đoán về tương lai và đưa ra lời khuyên hữu ích. Bởi những lợi ích to lớn đó, ngành Data Analyst (gọi tắt là DA) ngày càng được coi trọng, trở thành công việc hot của giới trẻ hiện nay. 

>>> Xem thêm: Lập trình viên là gì? Lập trình viên học ngành nào?

Công việc của Data Analyst 

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và phương pháp Data Analyst áp dụng sẽ có những công việc khác nhau. Vậy, Data Analyst là làm gì? Công việc của một Data Analyst (DA) thường bao gồm những điều sau:

Thu thập dữ liệu

Các nhà phân tích thường tự mình thu thập dữ liệu. Việc thu thập được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, theo dõi đặc điểm của khách truy cập trên trang web của công ty hoặc mua dữ liệu từ các bên công ty chuyên nghiệp.

Làm sạch dữ liệu

Dữ liệu thô có thể chứa các bản sao, lỗi hoặc ngoại lệ. Làm sạch dữ liệu hay còn hiểu là duy trì chất lượng của dữ liệu trong bảng tính hoặc thông qua ngôn ngữ lập trình để các phân tích không bị sai hoặc lệch.

Data Analyst là làm gì

Mô hình hóa dữ liệu

Là một quá trình đòi hỏi phải tạo và thiết kế cấu trúc của cơ sở dữ liệu. Bạn có thể chọn loại dữ liệu nào để lưu trữ và thu thập, thiết lập các danh mục dữ liệu có liên quan với nhau và làm việc thông qua cách dữ liệu đó xuất hiện.

Diễn giải dữ liệu

Diễn giải dữ liệu sẽ liên quan đến việc tìm kiếm các thông tin hoặc xu hướng nhằm làm nổi bật lên ý nghĩa của dữ liệu. 

Trình bày

Truyền đạt những phát hiện của bạn sẽ là một phần quan trọng trong công việc của một Data Analyst. Bạn thực hiện việc này bằng cách tập hợp các hình ảnh trực quan như biểu đồ và đồ thị, viết báo cáo và trình bày thông tin.

>>> Cơ hội việc làm tại VCCorp: Nhân viên Business Analyst tại Admicro

Những kỹ năng cần thiết để trở thành Data Analyst là gì?

Kỹ năng cứng

Ngôn ngữ lập trình

Học một ngôn ngữ lập trình như Python hoặc R sẽ cho phép bạn xử lý các tập dữ liệu lớn và thực hiện các phương trình phức tạp là kỹ năng cứng cần thiết. Mặc dù Python và R là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất, nhưng bạn nên xem mô tả công việc yêu cầu loại ngôn ngữ lập trình nào, từ đó xác định ngôn ngữ hữu ích nhất cho ngành của bạn.

Trực quan hóa dữ liệu

Trình bày những phát hiện của bạn một cách rõ ràng và hấp dẫn là yếu tố quan trọng để trở thành một nhà phân tích dữ liệu thành công. Cách trình bày tốt nhất là thông qua biểu đồ và đồ thị để đảm bảo đồng nghiệp, nhà tuyển dụng và các bên liên quan hiểu thông tin. Tableau, Jupyter Notebook và Excel là một trong nhiều công cụ được sử dụng để tạo biểu đồ.

Kỹ năng cần có của Data Analyst là gì

Thống kê và toán học

Nắm vững về số liệu thống kê và toán học sẽ giúp bạn xác định công cụ nào tốt nhất để giải quyết một vấn đề cụ thể, giúp bạn bắt lỗi trong dữ liệu của mình và hiểu rõ hơn về kết quả.

Kỹ năng mềm

Tư duy phản biện

Một nhà phân tích dữ liệu cần phải hiểu rõ về câu hỏi được đặt ra và vấn đề cần được giải quyết. Đó là người có thể tìm ra các thông tin hữu ích hoặc xu hướng thông qua con số. Có kỹ năng tư duy phản biện sẽ cho phép bạn tập trung vào đúng loại dữ liệu, nhận ra các phương pháp phân tích tốt nhất và nắm bắt những lỗ hổng trong số liệu.

Giao tiếp và làm việc nhóm

Khả năng truyền đạt ý tưởng cho người khác vô cùng quan trọng đối với công việc của một nhà phân tích dữ liệu. Kỹ năng viết và nói tốt để giao tiếp với đồng nghiệp và các bên liên quan là lợi thế to lớn của người trong ngành..

Cơ hội nghề nghiệp của một Data Analyst

Ngành Data Analyst có nhu cầu việc làm cao trong tương lai. Theo IBM ước tính, sẽ có hơn 2,7 triệu cơ hội việc làm cho các chuyên gia có kỹ năng Data Analyst vào năm 2022, với gần 40% công việc trong lĩnh vực phân tích dữ liệu yêu cầu bằng thạc sĩ hoặc cao hơn. Từ năm 2020 đến năm 2030, vị trí nhà phân tích nghiên cứu thị trường tăng 22% và nhà toán học và thống kê tăng 33%. Con số này cao hơn rất nhiều so với tổng tỷ lệ tăng trưởng việc làm là 7,7%.

Lộ trình trở thành Data Analyst cho ứng viên đơn giản

Dựa vào lộ trình trở thành Data Analystcũng có thể mở ra cánh cửa cho các nghề nghiệp khác. Nhiều người bắt đầu với tư cách là nhà phân tích dữ liệu đã trở thành nhà khoa học dữ liệu. Giống như các nhà phân tích, các nhà khoa học dữ liệu sử dụng thống kê, toán học và khoa học máy tính để phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, một nhà khoa học có thể sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để xây dựng các mô hình và các công cụ khác nhằm cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các xu hướng trong tương lai.

Mức lương của một Data Analyst

Ngành Data Analyst đang trở thành một ngành hot tại Việt Nam. Theo Vietnam Salary, mức lương cơ bản trung bình cho một Data Analyst ở Việt Nam là 13 triệu VNĐ. Điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng và các yếu tố khác.

Mức lương của vị trí Data Analyst dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình là 11.9 triệu VNĐ. Mức lương vị trí Data Analyst từ 1-4 năm kinh nghiệm trung bình là 16.5 Triệu VNĐ. Với vị trí Data Analyst yêu cầu từ 5-9 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình tương ứng là 19.4 Triệu VNĐ.

>>> Xem thêm: Nhân viên kinh doanh là gì? Mức lương HOT nhất trong các ngành nghề hiện nay?

Kết 

Dữ liệu được thu thập mà không kiểm tra sẽ trở nên vô giá trị. Như đã tìm hiểu Data Analyst là gì bạn đã thấy công việc thực sự của một Data Analyst là tạo ra giá trị cho một công ty, biến những con số vô tri trở thành công cụ đắc lực trong việc kinh doanh và những quyết định trọng đại của doanh nghiệp. Ngành Data Analyst là một ngành có tiềm năng trong tương lai và lộ trình trở thành Data Analyst cũng khá đơn giản. Nếu bạn xác định theo đuổi ngành này, hãy trang bị đầy đủ nhất cho mình về chuyên môn. 

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan