Khi nói về những cuộc teamwork để tìm ra những ý tưởng sáng tạo, người ta lại không ngừng nhắc đến khái niệm Brainstorming. Vậy Brainstorming là gì? Tại sao cần rèn luyện phương pháp này trong các buổi họp nhóm?
Brainstorming (hay Brainstorm) được dịch sang tiếng việt là “bão não” hay “cơn bão ý tưởng”. Về nguyên tắc, brainstorming là một phương pháp động não, trong đó mỗi thành viên trong nhóm được khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Phương pháp này sẽ giúp vấn đề đang được bàn luận được nhìn theo nhiều hướng khác nhau, từ đó, cả nhóm sẽ đánh giá, phân tích mặt lợi hại của từng đáp án rồi chọn ra ý tưởng có tiềm năng nhất để triển khai.
Chúng ta đôi khi có thói quen suy nghĩ theo một lối mòn nào đó, ví dụ khi nhận được đề bài triển khai nội dung này để chào mừng ngày 20/10. Chúng ta thường có thói quen nghĩ về các thương hiệu làm các chiến dịch marketing trong ngày Phụ nữ Việt Nam. Nhưng lại quên mất có thể khai thác theo hướng các case study, các thương hiệu bán sản phẩm dành cho phái đẹp… Khi có càng nhiều cái đầu sẽ có càng nhiều ý tưởng được bật ra, bài toán lúc này cũng dễ dàng giải quyết hơn. Bạn có thể nhìn nhận bài toán này ở nhiều góc độ khác nhau và khai thác chúng theo nhiều hướng đi.
>>> Xem thêm: Growth Mindset là gì? Làm thế nào để phát triển Growth Mindset?
Trên thực tế, một nhóm người cùng suy nghĩ và giải quyết một vấn đề thì luôn hiệu quả hơn một cá nhân, cả về thể lực lẫn trí tuệ. Brainstorming sẽ giúp kích thích não bộ hoạt động tốt nhất trong một khoảng thời gian ngắn. Sự đa dạng về trí tuệ, kinh nghiệm, góc nhìn và văn hoá của từng cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các ý tưởng độc đáo và sáng tạo được sản sinh. Sau đó, việc gọt dũa để tạo ra một ý tưởng xuất sắc nhất chính là mục tiêu cuối cùng mà phương pháp brainstorming muốn mang lại.
Ở phương pháp này, nhóm trưởng sẽ yêu cầu các thành viên viết ý tưởng của mình ra giấy hoặc điền chung vào một form mẫu được chuẩn bị từ trước. Sau đó, thu thập lại các thông tin rồi sàng lọc theo các tiêu chí như tính khả thi, sáng tạo, mức độ phù hợp... Ưu điểm của phương pháp này chính là nhanh gọn và khuyến khích những thành viên ít đưa ra ý kiến có thể thoải mái phát biểu và thể hiện bản thân một cách công khai.
Bản đồ ý tưởng là mô hình được sử dụng nhiều nhất, bắt đầu từ ý tưởng quan trọng nhất sau đó rẽ ra các nhánh nhỏ, bao gồm những ý kiến của các thành viên tham gia. Bản đồ tư duy này thường được sử dụng với mục đích là nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu khách hàng, đưa ra các giả định…
Tương tự với bản đồ ý tưởng, phương pháp “truyền đuốc” cũng bắt đầu bằng việc lựa chọn ra một ý tưởng tốt nhất, sau đó lần lượt cho từng thành viên đóng góp ý kiến, bổ sung và phát triển các ý tưởng đã được đề xuất. Với truyền đuốc, các thành viên trong nhóm có thể thoải mái cùng nhau trao đổi và sáng tạo để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Đôi khi, brainstorm không nhất thiết là phải làm theo nhóm mà bạn cũng có thể áp dụng cho chính bản thân mình. Việc tự mình đưa ra ý tưởng mới là hoàn toàn bình thường, việc làm này cũng cần thiết để chuẩn bị những nội dung quan trọng cho buổi “bão não” nhóm tới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một vài kỹ thuật khác để làm tăng hiệu quả cho buổi brainstorming như:
Để bắt đầu bước vào một cuộc brainstorm đúng nghĩa, bạn cần xác định được vấn đề mà mình đang cần giải quyết là gì? Điểm vướng mắc của nhóm bạn là ở đâu? Mục đích của brainstorm chính là việc đi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra.
Để brainstorm đạt được hiệu quả như mong muốn, trong một nhóm, các bạn cần đề cử ra ai là nhóm trưởng, ai sẽ là người ghi chép lại toàn bộ nội dung thảo luận, và đặc biệt là đề ra một vài quy tắc bắt buộc:
Chia sẻ các câu trả lời của các cá nhân lần lượt từng người một, sau đó thảo luận để tìm ra ý tưởng có khả thi nhất.
Sau khi lựa chọn được ý tưởng có tiềm năng nhất, các thành viên trong nhóm cần mổ xẻ và phát triển ý tưởng đó để nó trở nên hoàn thiện nhất. Sau cùng là đánh giá lại toàn bộ để tìm ra câu trả lời tốt nhất.
Mindmeister là phần mềm tạo sơ đồ tư duy trực tuyến, cho phép người dùng hình dung, chia sẻ và sắp xếp các ý tưởng của mình. Với nhiều tính năng được lập trình sẵn, các cá nhân và nhiều nhóm lớn có thể dễ dàng phác thảo lại nội dung cần thảo luận nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của cả nhóm. Ưu điểm của phần mềm này chính là tính năng trò chuyện trực tiếp cùng với việc cho phép đồng bộ hoá sơ đồ trên Google Drive. Phần mềm cũng cho phép xuất sơ đồ tư duy sang file ảnh dạng gif, PDF... Tuy nhiên, với những tài khoản Mindmeister miễn phí, bạn chỉ vẽ được 3 sơ đồ tư duy.
Ngoài Mindmeister, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng trực tuyến Sketchboard trong việc hỗ trợ phác thảo bản đồ tư duy. Tại đây, bạn và các thành viên trong nhóm có thể cùng đưa ra ý tưởng và thể hiện lại trên một chiếc bảng kỹ thuật số đã được cài sẵn vô số những biểu tượng, khung hình khác nhau. Tuy nhiên, với những tài khoản miễn phí, bạn chỉ được giới hạn tạo 3 bảng sơ đồ riêng và mời cộng tác thêm 5 thành viên.
OneNote là phần mềm được phát triển bởi tập đoàn Microsoft với mục đích ghi chép và thu thập các thông tin dưới đa dạng các định dạng khác nhau như viết tay, đánh máy, âm thanh, hình ảnh... Người dùng có thể chia sẻ lại những ghi chép của mình khi kết nối với Internet.
Một số lưu ý khi tham gia vào một cuộc brainstorm cá nhân và nhóm, bao gồm:
>>> Xem thêm: MBTI là gì? Ứng dụng MBTI trong quản trị doanh nghiệp như thế nào?
Tạm kết:
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm về Brainstorming là gì cũng như tự tin áp dụng hiệu quả phương pháp bão não này trong các dự án và kế hoạch của mình.
Trả lời Huỷ