Sơ đồ tư duy là gì? Tác dụng của sơ đồ tư duy và mọi câu hỏi xung quanh sơ đồ tư duy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tuyển dụng VCCorp. Là một người tràn đầy ý tưởng và hầu như lúc nào cũng sẽ nảy ra những điều mới mẻ, bạn sẽ cần khám phá và phát triển để biến ý tưởng thành hiện thực. Vậy có cách nào để tư duy một cách có tổ chức, lớp lang và hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe đến khái niệm sơ đồ tư duy và từng thử nhưng chưa thực sự hiểu toàn diện về phương pháp này. Hãy thử tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết để biết tác dụng của sơ đồ tư duy, các ưu nhược điểm và làm sao để khai thác tốt nhất sơ đồ tư duy nhé!
Vậy thế nào được gọi là sơ đồ tư duy? Theo định nghĩ từ Đại học Adelaide của Úc, sơ đồ tư duy là một công cụ được phát triển như một cách thức tư duy hiệu quả, hoặc sắp xếp, tạo ra ý tưởng bằng cách liên kết các suy nghĩ với nhau. Để tạo ra sơ đồ tư duy, thường phải bắt đầu từ giữa trang giấy bằng chủ đề chính và từ điểm đó phát triển ra các phương hướng mới, tạo ra một biểu đồ. Sơ đồ tư duy bao gồm những thành phần nào? Bao gồm những từ khóa, cụm từ, ý tưởng, con số,...
Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng cho các bài tập, tiểu luận, thậm chí là trong quá trình quản lý, đặc biệt là vào giai đoạn đầu phác thảo ý tưởng. Lập bản đồ tư duy giúp xây dựng, hình dung, sắp xếp, ghi chú thậm chí đưa ra giải pháp, sửa đổi nếu cần thiết, và làm rõ các vấn đề. Về cơ bản, sơ đồ tư duy chính là một cách động não và là một chiến lược tư duy đáng để áp dụng.
>>> Xem thêm: MBTI là gì? Ứng dụng MBTI trong quản trị doanh nghiệp như thế nào?
Sơ đồ tư duy giúp thúc đẩy năng suất khi tư duy, dù phải chuyển đổi hoặc làm nhiều lĩnh vực cùng lúc. Dưới đây là một số tác dụng của sơ đồ tư duy rất tuyệt vời để thúc đẩy năng suất trong cuộc sống cá nhân và năng lực trong công việc
Lập bản đồ tư duy giúp thúc đẩy khả năng sáng tạo và là cách hiệu quả để động não ra các ý tưởng mới. Nhờ cấu trúc đặt chủ đề chính làm tiêu điểm trung tâm và kết nối tiêu điểm với nhiều nhánh nhỏ khác nhau mà khả năng sáng tạo, nảy sinh ý tưởng mới cũng được cải thiện, giúp người dùng dễ dàng liệt kê, kết nối và nắm bắt thông tin hữu ích.
Một trong các tác dụng tuyệt vời của sơ đồ tư duy ít được biết đến đó là giúp quản lý dự án. Nhờ khả năng lập kế hoạch và cấu trúc, tổ chức qua bản đồ tư duy mà người dùng dễ lập lên cho mình một chiến lược lớp lang, đầy đủ. Qua đó, dễ dàng hơn trong việc liệt kê mọi quy trình, nhiệm vụ cần thực thi và hiểu một cách hệ thống các quy trình này diễn ra như thế nào, từ đó đạt được hiệu quả cao và tiến tới thành công cho dự án.
Khi một người có quá nhiều suy nghĩ và ý tưởng xuất hiện một cách vụn vặt, hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng nhiều cách giải quyết nhưng không thể áp dụng vào vấn đề. Lúc này, sơ đồ cho duy giúp sắp xếp mọi thứ thật tuần tự để đưa ra giải pháp. Cách vẽ sơ đồ giúp các suy nghĩ được liệt kê theo phương thức không bị gò bó, giúp tập trung tốt hơn và nhìn nhận vào những điểm thiết sót một cách khách quan hơn.
Tác dụng ghi chú đặc biệt hữu ích đối với nhóm sinh viên và học sinh khi sử dụng sơ đồ tư duy. Mỗi kết nối sẽ hỗ trợ ghi chép và ghi nhớ dễ dàng hơn để teamwork được hiệu quả hơn.
Tuy là phương pháp tư duy được đánh giá là hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới ở mọi độ tuổi, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, sơ đồ tư duy cũng có những nhược điểm và hạn chế.
Ưu điểm của sơ đồ tư duy là giúp động não, kích thích suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề nhanh chóng. Ngoài ra, khi lập bản đồ, người dùng có thể chia nhỏ chủ đề thành những ý nhỏ hơn, giúp cô đọng nội dung và tập trung nhanh vào ý chính. Sơ đồ cũng giúp cải thiện trí nhớ, tạo liên tưởng, kết nối tư duy theo hình ảnh màu sắc, tăng năng suất làm việc và dễ kiểm tra lại những ý cần thiết.
Tuy vậy, hạn chế của sơ đồ tư duy là có thể gây nhầm lẫn khi tạo ra quá nhiều ý tưởng quanh chủ đề chính và vì thế không phù hợp nếu dùng cho nhiều hơn một đối tượng. Người dùng có thể mất khá nhiều thời gian để tạo ra bản đồ tư duy và đặc biệt là khi chủ đề bị giới hạn trong một trang giấy nhỏ thì đồng nghĩa với việc các ý tưởng cũng có thể bị giới hạn theo.
Sơ đồ tư duy hình tròn là loại sơ đồ bao gồm những vòng tròn với ý tưởng chính nằm ở tâm còn các ý tưởng liên quan nằm ở các vòng tròn bao quanh phía ngoài.
Dạng bản đồ này được đánh giá là khá hữu ích khi được dùng vào việc chia sẻ ý tưởng hoặc phác thảo thông tin quan trọng cho các dự án, chủ đề lớn. Chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể nắm được các ý chính và các ý phụ đi theo chủ đề.
Dạng sơ đồ này còn được gọi là sơ đồ tỷ lệ, là một dạng công cụ trực quan có hình dạng như những bong bóng tư duy. Nói một cách đơn giản thì sơ đồ tư duy bong bóng được dùng để cấu trúc và phát triển ý tưởng. Trên thực tế, dạng sơ đồ này có thể giúp người dùng tập trung suy nghĩ và truyền tải ý tưởng của mình một cách chi tiết, phù hợp để dùng cho một số chủ đề nhất định.
Về cơ bản thì sơ đồ tư duy bong bóng kép dùng để mô tả nhiều dữ liệu hơn với ít từ ngữ hơn. Biểu đồ này cho phép so sánh và kết nối vấn đề khá hiệu quả. Chức năng chính của sơ đồ tư duy bong bóng kép là giúp phân tích mạch lạc, đặc biệt là trong các chủ đề có nét giống nhau, dễ gây nhầm lẫn.
Sơ đồ tư duy cây có thể là một trong các dạng bản đồ tư duy nổi tiếng nhất. Dạng bản đồ này đặc biệt hữu ích khi dùng với dữ liệu lớn cần phân loại.
Biểu đồ dạng cây giúp hiển thị và phân loại hiệu quả mọi lớp thông tin và chi tiết liên quan đến chủ đề trọng tâm. Loại sơ đồ này được sử dụng nhiều nhất khi cần ghi nhớ từ ngữ, dành cho tác giả, biên tập viên hoặc nhà nghiên cứu.
Một ý chính của sơ đồ tư duy có thể được đặt vào vị trí trung tâm của trang giấy trống. Đây được xem như chủ đề, vấn đề hoặc suy nghĩ chính cần khai thác. Có thể kèm theo hình ảnh hoặc từ khóa để khi nghĩ đến là lập tức chủ đề sẽ xuất hiện trong đầu.
Từ ý chính của sơ đồ tư duy, hãy bổ sung các nhánh thích hợp. Các nhánh này đi trực tiếp từ chủ đề chính, được gọi là nhánh cấp 1. Sau đó là các nhánh cấp 2 được tạo ra từ nhánh cấp một và cứ thế tiếp diễn đến khi hết nhanh. Não bộ sẽ suy nghĩ bằng hình ảnh và các liên kết này, giúp thuận tiện trong quá trình tư duy hơn.
Mỗi một liên kết được tạo ra, thì các liên hệ và liên tưởng cũng từ đó được hình thành, giúp ích cho việc suy nghĩ, sáng tạo và ghi nhớ.
Bản đồ tư duy có chức năng tóm tắt thông tin. Thay vì các câu, lý tưởng nhất là chỉ dùng những từ khóa tối giản. Một từ cho một liên kết sẽ tạo ra sự tự do, sáng tạo và minh bạch.
Tác dụng của màu sắc rất quan trọng trong sơ đồ tư duy. Các nghiên cứu cho thấy những người dùng màu sắc và hình ảnh để tưởng tượng khi học, đều giỏi trong việc ghi nhớ hơn những người không dùng.
Với sự can thiệp của công nghệ và những phần mềm đa dụng, việc phải vẽ tay một sơ đồ tuy duy có thể hơi cồng kềnh. Nhất là khi có vô số phần mềm giúp vẽ các sơ đồ này trên máy tính. Theo cập nhật mới nhất, có 5 công cụ tốt nhất để vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính:
Khi sáng tạo tư duy, cần phải ghi nhớ một số điểm để sơ đồ tư duy được gọn gàng, mạch lạc và sử dụng đúng mục đích.
Cần phải xác định chủ đề và định dạng loại sơ đồ tư duy trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Sơ đồ tư duy thực chất cũng chỉ là một công cụ giúp suy nghĩ và sáng tạo thêm mạch lạc hơn và tiếp thêm cảm hứng cho người dùng chứ không mang tính quyết định trong quá trình sáng tạo. Do đó, việc sử dụng sơ đồ vẫn có thể rơi vào một số hạn chế như đã nêu trên.
>>> Xem thêm: Growth Mindset là gì? Làm thế nào để phát triển Growth Mindset?
Kết:
Sơ đồ tư duy thường được ưa chuộng ở nhóm sinh viên, học sinh bởi sự thân thiện và đa năng, phù hợp với quá trình khai phá và học tập. Việc tìm hiểu về sơ đồ tư duy là gì giúp bạn hiểu được phương pháp này vẫn được sử dụng rộng rãi và được coi như một cách làm tuyệt vời trong quá trình phát triển ý tưởng, đặc biệt là ghi nhớ hiệu quả.
Trả lời Huỷ