Khi gặp một người thành công, giỏi về chuyên môn và sở hữu nhiều kỹ năng hữu ích, bạn có bao giờ thắc mắc làm thế nào họ đạt được trạng thái này hay không? Có phải do sinh ra đã sẵn có hay do may mắn có được?
Có nhiều người cho rằng những mặt kỹ năng hay khả năng này là thành quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu và học hỏi. Cũng có người tin rằng, kỹ năng hay trí thông minh và thông công được định sẵn trong bộ gen của mỗi cá nhân mà không cần cố quá nhiều để đạt được.
Chính những cách nhìn khác nhau này đã tạo ra khái niệm Growth Mindset. Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tìm hiểu sâu hơn về Growth Mindset là gì, phân biệt Growth Mindset với một khái niệm trái ngược và lợi ích của việc phát triển Growth Mindset, đặc biệt là trong con đường sự nghiệp.
Vậy có thể định nghĩa Growth Mindset là gì? Khái niệm Growth Mindset gốc được phát triển bởi nhà tâm lý học đến từ Stanford - Carol Dweck. Nhà tâm lý này đã giới thiệu đến với công chúng về Growth Mindset qua cuốn Mindset: The New Psychology of Success (tựa Việt: Tâm lý học thành công).
Trong cuốn sách này, nhà tâm lý Carol Dweck đã chia con người, đặc biệt là đối tượng sinh viên, ra làm hai nhóm. Một trong hai nhóm đó có Growth Mindset (Tư duy cầu tiến) - tức là nhóm tin rằng kỹ năng, trí thông minh là những yếu tố có thể phát triển được theo thời gian. Nhóm Growth Mindset tin rằng dù con người có những mặt có thể được thừa hưởng nhưng thành công lại đến từ sự phát triển bản thân không ngừng nghỉ.
Một ví dụ về Growth mindset là: Microsoft Nadella nhận thấy văn hoá hiện tại cản trở hơn là hỗ trợ cho các chiến lược nào. Dựa trên nghiên cứu của Carol Dweck, Nadella đã làm việc để chuyển Microsoft từ một nền văn hóa có tư duy cố định thành một nền văn hóa có tư duy phát triển. Microsoft đã đi từ một nền văn hóa cạnh tranh nội bộ sang tập trung vào hợp tác, lắng nghe và khai thác những tài năng cá nhân.
Những tưởng Microsoft sẽ chết chìm sau hàng loạt thất bại trong vụ mua lại Nokia, doanh thu Windows và Office sụt giảm, sự lỗi nhịp của Microsoft trong thời kì mobile trỗi dậy. Thế nhưng, Microsoft lại vươn lên dẫn đầu.
Chìa khóa thành công theo Nadella, dẫn lại bởi nhiều bài viết trong suốt hơn một năm nay chính là ở văn hóa nuôi dưỡng tư duy phát triển “Growth Mindset”.
>>> Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì? Top 5 kỹ năng ứng viên nào cũng cần
Nhóm thứ hai được giới thiệu trong cuốn sách của Carol Dweck là Fixed Mindset (Tư duy bảo thủ). Trái ngược với Growth Mindset, nhóm Fixed Mindset tin rằng tài năng và trí thông minh là những yếu tố không thể phát triển mà có sẵn ở mỗi người.
Do đó, nhóm này tin rằng mỗi người sẽ làm tốt ở một vài hoạt động nhất định và một số khác thì xuất sắc ở những lĩnh vực khác. Vì lối tư duy bảo thủ nên Fixed Mindset mặc định rằng việc luyện tập, thất bại và chiến lược phát triển không đóng vai trò gì trong quá trình cải thiện tài năng hay trí tuệ.
Từ khái niệm Fixed Mindset và Growth Mindset của nhà tâm lý học Carol Dweck, có thể thấy hai trường phái này có rất nhiều sự khác biệt nếu không muốn nói là đối lập nhau hoàn toàn.
Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất trong quan điểm về thành công, thất bại, năng lực phát triển, tiềm năng cũng như thành quả của quá trình nỗ lực.
Tư duy Growth Mindset coi thành công là thành quả của cố gắng. Do đó, người có tư duy Growth Mindset dễ cho rằng mọi mục tiêu đều có thể đạt được và thành công là đích đến của mọi người. Do đó, người có Growth Mindset sẽ có xu hướng nhắm đến thành công trong mọi kế hoạch và tìm bằng được giải pháp cho vấn đề của mình.
Trái ngược lại, Fixed Mindset có định nghĩa khác về thành công. Họ cho rằng thành công được định sẵn và không phải ai cũng đạt được thành công như mong muốn. Nếu đặt ra cùng một mục tiêu, người có Fixed Mindset không cho rằng mọi người đều có thể đạt được mục tiêu đó mà thành công dựa vào năng lực định sẵn ở mỗi người. Mỗi một cá nhân chỉ đạt được đến một hoặc một vài thành công nhất định trong đời mà thôi.
Nếu bạn có tư duy Growth Mindset thì quan điểm về thất bại của bạn cũng sẽ tương tự như thành công. Thất bại được xem như một bài học để cải thiện bản thân và cải thiện quá trình phát triển bản thân của một người. Do đó, người Growth Mindset có cái nhìn cởi mở về thất bại bởi họ xem đó như cách để tích lũy kinh nghiệm.
Trái ngược lại, Fixed Mindset thường cho rằng thất bại đến từ việc thiếu năng lực và giống như thành công, thất bại đã được định sẵn trong vốn năng lực có hạn của họ.
Khác biệt lớn nhất giữa Fixed Mindset và Growth Mindset là gì? Có lẽ nằm ở quan điểm về sự phát triển. Bởi theo định nghĩa thì về cơ bản, Growth Mindset tin vào sự phát triển từ kỹ năng đến trí tuệ, trong khi Fixed Mindset không cho rằng những yếu tố này có thể phát triển được.
Theo đó, với Growth Mindset thì bất kỳ ai cũng có thể phát triển từ con số không đến với mục tiêu mà mình đặt ra, dù đó có là kỹ năng nào đi chăng nữa. Sự phát triển là trọng điểm đối với người có tư duy Growth Mindset bởi họ coi đó là con đường định nghĩa nên thành công cá nhân.
Còn Fixed Mindset cho rằng mỗi một người có lượng “vốn” nhất định và không thể phát triển hay thay đổi trong suốt thời gian sống và trải nghiệm. Như vậy, về cơ bản thì Fixed Mindset không công nhận sự phát triển, đặc biệt là về kỹ năng và trí tuệ.
Nhóm Fixed Mindset ít có xu hướng đánh giá cao tiềm năng của một người hơn bởi họ cho rằng tiềm năng là yếu tố khó đoán định hay đánh giá tức thời, là cái mà có thể cá nhân chưa lập tức sở hữu nhưng có thể sở hữu trong tương lai qua quá trình cố gắng. Trong khi đó, Growth Mindset tin niềm tin vào tiềm năng, vào những năng lực tiềm ẩn chưa được khai phá qua quá trình tích lũy trình kinh nghiệm, do đó, Growth Mindset đánh giá cao tiềm năng hơn Fixed Mindset.
Bởi tư duy bảo thủ nên nhóm Fixed Mindset thường coi nỗ lực là đầu tư không có lời, thậm chí không muốn đầu tư cho sự nỗ lực. Trong khi đó, Growth Mindset xem nỗ lực cho một con đường dài, dù có thể có chướng ngại vật, để làm chủ một kỹ năng nào đó.
Growth Mindset được xem là một trong những yếu tố cần thiết để làm nên một nhà lãnh đạo. Bởi tư duy Growth Mindset mang lại rất nhiều lợi ích cho nhà lãnh đạo, không chỉ ở phạm vi cá nhân mà có thể tác động đến cả một nhóm người hoặc doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của người đứng đầu đó.
Kỹ năng quản lý là một trong những kỹ năng bắt buộc của một nhà lãnh đạo. Làm việc với nhiều cá tính khác nhau và làm sao để quản lý tốt nhất những con người này cùng những dự án, công việc khác là trọng tâm công việc của những nhà lãnh đạo. Vì thế, khi sử hữu tư duy cầu tiến, nhà lãnh đạo sẽ chú trọng vào quá trình nỗ lực không chỉ của bản thân mà còn của những cá nhân mà mình quản lý. Từ đó, các nhà lãnh đạo sẽ cho mỗi người những cơ hội để phát triển như nhau và coi các nhân viên của mình đều bình đẳng trong tiềm năng phát triển.
Điều này giúp khuyến khích và tạo động lực để mỗi nhân viên trở thành phiên bản tốt nhất, từ đó tạo ra cảm giác được trọng dụng và nỗ lực phấn đấu được hồi đáp xứng đáng. Các nhân viên vì thế mà sẽ có xu hướng gắn bó với vị lãnh đạo lâu dài hơn.
Tương tự như tư duy Growth Mindset nhìn nhận chướng ngại vật, một nhà lãnh đạo cũng xem những khó khăn như một cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Thay vì lảng tránh những khó khăn và không tập trung giải quyết vấn đề, nhà lãnh đạo với tư duy Growth Mindset sẽ biết dẫn dắt mọi người nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra giải pháp tốt nhất.
Vậy cách để phát triển Growth Mindset là gì? Tuyển dụng VCCorp sẽ chia ra làm hai cách phát triển Growth Mindset theo hướng hiệu quả tức thời và luyện tập đường dài.
>>> Xem thêm: OKR là gì? Ví dụ về OKR và ứng dụng của OKR trong quản trị doanh nghiệp
Kết luận
Tư duy tác động rất lớn đến động lực con người. Những người có tư duy tăng trưởng thường có tỷ lệ thành công cao vì họ luôn có xu hướng phát triển, không ngại thử thách với niềm tin họ có thể phát triển hơ nữa. Vì vậy, việc tìm hiểu Growth Mindset là gì chính là chìa khóa giúp bạn thay đổi thái độ và tinh thần khi làm bất kỳ công việc nào
Trả lời Huỷ