Bảo hiểm xã hội là gì? Tra cứu thông tin tham gia BHXH như thế nào?

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Đối với những ai đang tham gia và ký kết hợp đồng lao động với công ty, doanh nghiệp thì chắc chắn không còn xa lạ đối với thuật ngữ bảo hiểm xã hội. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Và mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? Hãy cùng Việc làm VCCorp tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện tại, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 kèm các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội có khái niệm như sau:

“Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Các chế độ về bảo hiểm xã hội đều được Nhà nước tổ chức và thực hiện chính xác các quy định của hệ thống Pháp luật về BHXH nhằm đảm bảo đời sống cho tất cả những người tham gia.

Bảo hiểm xã hội là gì?

>>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về chính sách đãi ngộ của các doanh nghiệp

Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội

Hệ thống bảo hiểm xã hội có ý nghĩa về sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bản thân họ bị cắt giảm hoặc không có thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Quyền lợi bảo hiểm xã hội là gì? Những quyền lợi đó của người lao động sẽ được nhận dựa trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện. Tức là người lao động phải có đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là:

“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

Mức đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH:

Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu? Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2021 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTÔĐ-TSTNLĐ-BNNHTÔĐ - TSTNLĐ-BNN
14%3%0.5%1%3%8%--1%1.5%
21.5%10.5%
Tổng cộng 32%

Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 21.5%, người lao động sẽ đóng 10,5%. Nếu tính gộp để người lao động đóng hết 32% là sai.

Cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào?

Có thể người lao động sẽ biết đến các chế độ BHXH nhưng sẽ do phụ thuộc vào doanh nghiệp - người đóng BHXH cho người lao động nên đôi khi không rõ ràng cách tính bảo hiểm. Vậy cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng BHXH bắt buộc và các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, cụ thể như sau:

Cách tính bảo hiểm xã hội như thế nào?

 

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng = Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

Trong đó:

  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:
  • Lương;
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Các phụ cấp có tính chất tương tự;
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
  • Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với Người lao động Việt Nam:
  • Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH: 31.8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21.3%, còn người lao động đóng 10.5%).
  • Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: 32% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21.5%, còn người lao động đóng 10.5%).

>>> Xem thêm: Lương tháng 13 là gì? Cách tính lương đơn giản, chính xác

Đóng BHXH theo phương thức nào?

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Đối với phương thức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì BHXH của người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động hay chính là doanh nghiệp mà người lao động tham gia làm việc. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có thể đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:

- Đóng hằng tháng;

- Trả lương theo sản phẩm hoặc theo khoản: Đóng BHXH hằng tháng, 03 tháng/lần đóng, 06 tháng/lần đóng.

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:

- Đóng BHXH hằng tháng;

- Đóng BHXH 03 tháng/lần;

- Đóng BHXH 06 tháng/lần;

- Đóng BHXH 12 tháng/ lần;

- Đóng một lần cho nhiều năm với mức đóng thấp hơn mức đóng hằng tháng. Hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định.

- Đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu (đối với những người đủ điều kiện về hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm).

Tra cứu thông tin tham gia BHXH như thế nào?

Câu hỏi về việc tra cứu thông tin tham gia BHXH như thế nào luôn được người lao động quan tâm. Để nắm được các thông tin về việc tham gia bảo hiểm xã hội là gì thì người lao động có thể tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm bằng 3 cách cơ bản sau:

Cách 1: Tra cứu trực tuyến thông tin BHXH tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt nam

Người lao động có thể tra cứu thông tin về BHXH bằng link đính kèm dưới đây:

https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

Cách 2: Tra cứu thông tin tham gia BHXH qua tin nhắn chỉ với 1000 đồng/tin với cú pháp

BH QT [mã số BHXH] gửi đến số 8079.

BH QT [mã số BHXH] [từ tháng/năm] [đến tháng/năm] gửi đến số 8079.

BH QT [mã số bảo hiểm xã hội] [từ năm bắt đầu] [đến năm đóng hiện tại] gửi đến 8079.

Cách 3: Tra cứu thông tin BHXH thông qua ứng dụng VssID

Với thời đại công nghệ số như hiện nay, để nhanh chóng tra cứu mọi thông tin về BHXH và miễn phí người lao động có thể cài đặt ứng dụng VssID theo các bước sau:

Tra cứu thông tin BHXH thông qua ứng dụng VssID

Bước 1: Đăng nhập app VssID bằng cách điền tên tài khoản chính là mã số BHXH của bạn và có kèm mật khẩu.

Bước 2: Tại mục “Quản lý cá nhân” người dùng có thể nhấn vào giao diện “Quá trình tham gia” hoặc “Thông tin hưởng” của mình rồi chờ nhận kết quả ngay sau đó.

Bước 3: Tại mục “Tra cứu” nhấn chọn tra cứu các thông tin BHXH khác như: tra cứu mã số BHXH; tra cứu các cơ quan bảo hiểm;...

Bước 4: Nhập dữ liệu bạn muốn tra cứu tương ứng, nhấn tra cứu

Bước 5: Nhận kết quả tra cứu với từng mục tra cứu tương ứng.

>>> Xem thêm: PTO là gì? Những lợi ích to lớn mà chính sách PTO mang lại cho người lao động

Kết luận:

Sự ra đời của BHXH là một điều tất yếu khi mà mọi người dân lao động trong xã hội đều cảm thấy bản thân cần phải tham gia hệ thống BHXH và nhận được hỗ trợ từ BHXH. Nếu xét về khía cạnh kinh tế, người dân tham gia BHXH và được BHXH chính là quy luật cung - cầu. Mong rằng qua bài phân tích của Việc làm VCCorp các bạn đã có thể hiểu và nắm rõ hơn về Bảo hiểm xã hội là gì? Và những vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan