Timeline - Công cụ hữu ích cho công việc cũng như các dự án truyền thông. Vậy chính xác timeline là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Cách lên timeline cho chương trình như thế nào mới hiệu quả? Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tìm câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây!
Time line or Timeline là cách bạn sắp xếp và trình bày một chuỗi các sự kiện theo dòng thời gian. Thông qua timeline, chúng ta có thể thấy được cái nhìn tổng quan về sự kiện, những dấu mốc quan trọng và chuỗi các hoạt động có thể xảy ra.
Timeline có thể là một bảng biểu công việc hằng ngày của cá nhân, là công cụ hữu hiệu giúp bạn tối ưu hoá quỹ thời gian của bạn, tạo thói quen làm việc khoa học, logic và đồng thời giảm bớt áp lực công việc.
Trong các dự án, timeline chịu trách nhiệm trong việc minh hoạ các mốc sự kiện, bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc, cũng như mục tiêu ở từng giai đoạn.
>>> Xem thêm: Part time là gì? Những công việc Part time bạn không nên bỏ qua
Timeline công việc là bản tiến độ thực hiện công việc của cá nhân, hay một nhóm dự án. Đây là nơi ghi lại tất các hoạt động từ chi tiết đến tổng quan mà bạn phải làm trong một khoảng thời gian nhất định. Thông qua timeline này, bạn sẽ biết nên ưu tiên cho hoạt động gì trước, công việc nào sau và công việc nào còn đang dang dở. Timeline công việc hỗ trợ bạn trong việc quản lý thời gian và nâng cao hiệu suất của công việc.
Giống như bảng timeline công việc, timeline truyền thông cũng mang lợi ích tương tự, tuy nhiên, nó sẽ được sử dụng cho mục đích truyền thông cho một campain. Để đảm bảo chiến dịch truyền thông diễn ra thành công, người làm timeline cần phải xây dựng thật chi tiết các nhiệm vụ. Bởi truyền thông sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ trên thị trường, do vậy, timeline đòi hỏi tính khoa học và logic cao.
Timeline trên facebook là tính năng dành riêng cho tài khoản cá nhân. Timeline Facebook sẽ hiển thị cuộc sống hằng ngày của các bạn theo trình tự thời gian, bao gồm: ảnh, bài viết… Nó là sự kết hợp giữa Wall và Profile cá nhân được giới thiệu vào tháng 9/2011.
Master là một từ chỉ trình độ cao hơn. Khi ghép master timline thành một cụm từ thì ý nghĩa này được nâng cao hơn ban đầu. Master timline sẽ là dòng thời gian tối ưu và mang đến hiệu quả sử dụng timline coa hơn.
Đặc biệt là công việc hay vấn đề bất kỳ sử dụng timeline để biểu thị cũng sẽ tăng khả năng đọc hiểu.
Ví dụ biểu đồ thời gian kinh tế, chính trị… Chính là master timeline tóm tắt trang sách trong một biểu đồ.
Sở hữu timeline sẽ giúp bạn phân bổ công việc hợp lí, logic, đảm bảo chuối hoạt động diễn ra đúng tiến độ, hiệu quả. Một timeline khoa học là một timeline quy định rõ ràng về thời gian, mục tiêu trong từng giai đoạn và cần có ngày bắt đầu/kết thúc. Nhờ có timeline, bạn có thể sắp xếp thời gian biểu của mình để vừa có thể hoàn thành nhiệm vụ trong dự án, vừa tránh bị "deadline dí".
Tại sao lại nói nhờ có timeline mà bạn lại có thể biết được năng lực và trình độ của bản thân? Bởi timeline đã phân định các công việc rõ ràng trong từng giai đoạn, do đó, nếu bạn hoàn thành tốt và trước tiến độ, năng lực/kỹ năng và trình độ của bạn hoàn toàn được ghi nhận. Bạn đã hoàn thành tốt hơn những gì mình dự trù.
Ngược lại, nếu kết quả chưa được như mong muốn, bạn cần xem xét, đánh giá lại và điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp với năng lực/trình độ của bản thân. Kỹ năng lập timeline và hoàn thành đúng deadline cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi thêm vào CV.
Timeline chính là hành trình đưa bạn đến mục tiêu dễ dàng và có tuần tự hơn. Làm theo timeline tức là bạn cứ hoàn thành công việc này thì tiếp nối sẽ phải hoàn thành công việc sau, cứ thế cho đến nhiệm vụ cuối cùng. Vì trong quá trình lập timeline, bạn đã dành thời gian suy nghĩ nên làm cái gì trước, cái gì sau, dự trù thời gian hoàn thành, do đó, công việc sẽ không bị stress do dồn việc hay gây hoang mang cho người thực hiện.
Timeline giúp chúng ta dễ dàng quản lý công việc và đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ. Khi thực hiện một dự án, thường có rất nhiều bộ phận, phòng ban kết hợp với nhau. Timeline sẽ là mắt xích kết nối mọi người với nhau, tuy có thể mỗi người một nhiệm vụ, một chuyên môn khác nhau nhưng chúng ta cùng chung một mục tiêu.
Thu thập, tổng hợp thông tin về các chủ đề: Bạn nên tham khảo ít nhất ba nguồn chủ đề khác nhau để khai thác và tìm ra được thông tin đúng. Thu thập và tổng hợp thông tin trên website, phim, ảnh hoặc báo chí đều được.
Lên list danh sách các sự kiện sẽ đưa vào timeline: Chắt lọc các thông tin, sự kiện cần thiết, nổi bật để đưa vào timeline. Danh sách lí tưởng là không nên ít hơn 5 và không quá 20 sự kiện. Bởi nếu bạn để 5 sự kiện, người đọc sẽ chưa kịp hiểu vấn đề mà để quá nhiều sự kiện sẽ khiến họ bị quá tải thông tin.
Sử dụng dòng thời gian để kể chuyện: Một câu chuyện hấp dẫn, thú vị sẽ thu hút người đọc hơn là một đoạn văn thông thường. Do đó việc sử dụng timeline để kể chuyện là một trong những cách gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc và người xem.
Tìm mẫu timeline: Tham khảo các mẫu timeline có sẵn rồi tự tạo khung timeline cho dự án của mình. Kết hợp nhiều phong cách và học hỏi từ những mẫu có sẵn để tạo ra bản thiết kế timeline của riêng mình.
Cách làm Timeline
Xác định tổng thời gian của timeline: Bạn cần xác định ngày bắt đầu và ngày kết thúc để có thể phân phối thời gian một cách hợp lí cho từng giai đoạn. Tránh để tình trạng tuần làm quá nhiều, tuần lại không có việc gì để làm.
Xây dựng timeline cho dự án: Phác thảo khung timeline bằng việc kẻ một đường thẳng dòng thời gian, sau đó đánh dấu các sự kiện quan trọng cùng với những cột mốc nhỏ tương ứng với khoảng thời gian thực. Nếu bạn sử dụng các mẫu có sẵn, hãy điền các sự kiện đó vào mẫu.
Thiết kế cho timeline: Sử dụng màu sắc, hiệu ứng font chữ… để giúp timeline trở nên bắt mắt, đồng thời, giúp người đọc dễ dàng theo dõi cũng như biết được rõ đâu là cột mốc quan trọng.
Lựa chọn gia số thời gian: Gia số này có thể là thập kỷ, năm, tháng hoặc ngày. Lựa chọn một gia số thích hợp và đồng nhất để có thể phân chia thời gian hợp lý.
Điền các sự kiện quan trọng vào khung timeline: Đánh dấu các sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong từng giai đoạn.
Đặt title cho dự án: Timeline cần có một cái tên, thông qua tiêu đề, người đọc sẽ hiểu được nội dung chính của cả timeline. Tiêu đề chính là yếu tố quyết định để người xem có muốn xem tiếp timeline của bạn hay không?
Bổ sung những thông tin quan trọng: Mỗi mốc sự kiện lớn, bạn cần bổ sung thêm thông tin chi tiết về sự kiện kèm với các số liệu quan trọng để tiện cho việc theo dõi.
Mẫu timeline công việc
Viết rõ ràng, khoa học và logic: Timeline cần cô đọng thông tin, tránh dài dòng, khó hiểu. Bạn cần diễn giải những thông tin phù hợp với từng giai đoạn, tránh việc chỉ dành thông tin cho một sự kiện.
Thêm hình ảnh cho timeline: Hình ảnh sẽ giúp timeline của bạn trông bắt mắt hơn. Hãy lựa chọn hình ảnh phù hợp với đúng bối cảnh, sự kiện có trong timeline, trong từng giai đoạn.
>>> Xem thêm: Lao động thời vụ là gì? Quy định mới nhất năm 2022 về hợp đồng thời vụ?
Tạm kết
Mặc dù Timeline đã xuất hiện rất rộng rãi trong các lĩnh vực, tuy nhiên, để có thể biến nó thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả, bạn cần bắt tay vào một sự kiện, dự án cụ thể để tạo cho mình một timeline riêng. Trên đây là những thông tin về timeline là gì cũng như cách xây dựng timeline hiệu quả hy vọng sẽ hỗ trợ bạn trong công việc cũng như cuộc sống.
Trả lời Huỷ