Lao động thời vụ là gì? Quy định mới nhất năm 2022 về hợp đồng thời vụ?

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Các công ty thường chuyển sang sử dụng lao động tạm thời để cho phép doanh nghiệp điều chỉnh nhanh chóng với sự biến động của khối lượng công việc. Nhưng rất khó tìm được sự trợ giúp tốt - đặc biệt là trong mùa cao điểm. Nguồn lao động ngày càng thu hẹp khiến việc tìm kiếm nguồn lao động thời vụ có chất lượng càng trở nên khó khăn hơn. Vậy lao động thời vụ là gì? Làm thế nào để trở thành một lao động thời vụ chất lượng? Người làm thời thụ có những quyền lợi và nghĩa vụ ra sao? Hãy cùng Việc làm VCCorp tìm hiểu trong bài viết này!

Lao động thời vụ là gì? Nhân viên thời vụ là gì?

Lao động thời vụ là gì?

Lao động thời vụ là công việc tạm thời để đáp ứng nhu cầu tạm thời của một tổ chức trong những thời điểm nhất định trong năm. Thời gian lao động thời vụ thường sẽ giao động trong khoảng từ 3-6 tháng hoặc nhiều hơn tuỳ điều kiện công việc. Điều này có thể bao gồm:

  • Các doanh nghiệp chỉ mở cửa vào một phần của mỗi năm
  • Các doanh nghiệp cần thêm nhân công trong thời gian cao điểm, như nhiều nhà bán lẻ làm trong mùa mua sắm nghỉ lễ

Hầu hết các công việc thời vụ là bán thời gian, mặc dù một số vị trí là toàn thời gian. Tùy thuộc vào người sử dụng lao động, vị trí và thời gian trong năm,  một công việc thời vụ có thể chỉ kéo dài vài tuần hoặc liên tục trong vài tháng, thậm chí việc làm thời vụ có thể trả theo ngày. Không có bất kỳ yêu cầu nào về vị trí của việc làm thời vụ, do đó, nó có thể là bất cứ công việc nào được đăng tuyển.

Nhân viên lao động thời vụ là gì?

Nhân viên thời vụ là người làm công việc trong khoảng thời gian ngắn, đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Khi cần giải quyết những vấn đề cấp bách như chậm tiến độ hay đáp ứng một lượng hàng hóa lớn trong thời gian ngắn, các tổ chức doanh nghiệp thường sẽ thuê nhân viên thời vụ để có thể hoàn thành đúng tiến độ và giải quyết công việc một cách nhanh chóng.

Quy định mới nhất về hợp đồng thời vụ

Điều kiện ký hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Để đủ điều kiện ký hợp đồng thời vụ, các cá nhân ứng tuyển cần phải là người trên 18 tuổi. Loại công việc này phù hợp với học sinh, sinh viên, người tìm thêm việc, người có thời gian rảnh rỗi,...

Hình thức, thời hạn hợp đồng thời vụ

Hình thức, thời hạn hợp đồng thời vụ

Hiện tại theo Luật Lao động mới nhất quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019, đã không còn rõ khái niệm về “hợp đồng lao động thời vụ” mà chỉ có 2 loại hợp đồng lao động chính là hợp đồng lao động có thời hạn và không có thời hạn. Vì vậy, ta có thể hiểu Hợp đồng lao động thời vụ sẽ nằm trong loại hợp đồng có thời hạn. Với hợp đồng có thời hạn, thời hạn của hợp đồng sẽ không quá 36 tháng. Bạn hãy kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng của bạn khi bạn lựa chọn công việc lao động thời vụ để đảm bảo mọi nội dung liên quan đến hình thức và thời hạn đều đáp ứng đúng yêu cầu trong bộ Luật nhà nước để từ đó, bạn sẽ được pháp luật bảo vệ nếu có vấn đề xảy ra.

Chính sách bảo hiểm xã hội cho hợp đồng thời vụ

Chính sách bảo hiểm xã hội cho hợp đồng thời vụ

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có quy định rõ ràng về các đối tượng tham gia bắt buộc BHXH gồm có:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng không thời hạn, có thời hạn; hoặc mùa vụ có thời gian từ 3 tới 12 tháng. Bao gồm cả Hợp đồng lao động ký kết với người đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi.
  • Người lao động thực hiện hợp đồng từ 1 đến dưới 3 tháng.

Do đó, những người làm việc lao động thời vụ cho dù chỉ làm trong khoảng thời gian không dài nhưng nếu họ làm việc 1 tháng trở lên thì tham gia BHXH là điều bắt buộc đã được luật pháp quy định.

Lợi ích của việc ký hợp đồng lao động thời vụ

Lợi ích của việc ký hợp đồng thời vụ là gì? Ký hợp đồng lao động được coi là việc hợp thức hoá thoả thuận giữa bên sử dụng lao động (Doanh nghiệp) và người sử dụng lao động. Bằng cách ký kết hợp đồng lao động, người lao động sẽ được Pháp luật nhà nước bảo vệ và bảo đảm các quyền lợi chính đáng. Khi đã chính thức ký hợp đồng, doanh nghiệp bắt buộc phải đảm bảo những quyền và lợi ích chính đáng sau cho lao động như:

  • Được đóng và tham gia BHXH
  • Tham gia BH Thất nghiệp
  • Các quyền lợi chính đáng được bảo vệ như được trả lương đúng hạn, hưởng chế độ thai sản, không bị chấm dứt hợp đồng một cách đơn phương,...

Nội dung của hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Hợp đồng thời vụ cũng là hợp đồng lao động nên cần có đủ các nội dung chủ yếu được nêu tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động gồm:

  • Tên, địa chỉ của đơn vị / người sử dụng lao động / người đại diện hợp pháp
  • Thông tin của người lao động bao gồm tên tuổi, năm sinh, nơi ở, CMND… 
  • Công việc và địa điểm làm việc
  • Thời hạn của hợp đồng
  • Mức lương, thời hạn, hình thức trả lương… 
  • Chế độ nâng lương, bậc lương
  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Chế độ bảo hộ lao động
  • Các loại bảo hiểm xã hội và y tế
  • Chế độ đào tạo, bồi dưỡng tay nghề

Những câu hỏi liên quan đến lao động thời vụ

Làm thời vụ cần những giấy tờ gì?

Làm thời vụ cần những giấy tờ gì?

Theo khoản 2 Điều 12 của Luật Lao động năm 2012, với công việc tạm thời < 3 tháng được phép thỏa thuận hợp đồng lao động thông qua lời nói, không cần chuẩn bị giấy tờ. Các công việc từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải ký bằng hình thức văn bản bao gồm đầy đủ những thông tin được nêu ở trên. 

Thu nhập của người lao động thời vụ có cần đóng thuế TNCN không?

Cách tính thuế Thu nhập của người lao động thời vụ được quy định rõ ràng tại Khoản i, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/8/20213 của Bộ Tài Chính.

  • Đối với các doanh nghiệp, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao và các tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 VNĐ/lần trở lên, thì sẽ phải khấu trừ thuế theo mức 10% thu nhập trước khi trả cho người lao động.
  • Nếu người lao động chỉ có thu nhập duy nhất thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên, nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động có thu nhập phải làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, gửi cho doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập để doanh nghiệp làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Đơn phương chấm dứt lao động thời vụ thì làm thế nào?

Trong trường hợp bạn muốn đơn phương chấm dứt lao động thời vụ thì bạn cần có căn cứ và đảm bảo về mặt thời gian theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

  • Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

  • Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng …
Đơn phương chấm dứt lao động thời vụ thì làm thế nào?

Tuy nhiên, bạn cần phải chứng minh hoàn cảnh khó khăn của bản thân, gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 11. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.”

Nếu bạn không đưa ra được căn cứ chứng minh bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn có thể được xác định là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.

Thời gian nghỉ ngơi đối với lao động thời vụ là gì?

Thời gian nghỉ ngơi đối với lao động thời vụ là gì?

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH đã bỏ quy định về tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là không quá 09 giờ.

Mọi công việc mang tính chất thời vụ mà Thông tư 18 đề cập đều áp dụng chung tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm/ngày là không quá 12 giờ.

Ngoài ra, giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng theo quy định mới cũng mở rộng hơn.

Tiếp theo, theo điều 7, thông tư 18 Luật Lao động,  người lao động làm công việc có tính chất thời vụ từ 10 giờ/ngày sẽ không được tính nghỉ thêm 30 phút tính vào giờ làm việc. 

Trên đây là tổng quan về khái niệm lao động thời vụ là gì?. Hi vọng rằng những thông tin mà Tuyển dụng VCCorp cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan