Giám đốc kinh doanh hay CCO là vị trí đảm nhận nhiều trọng trách trong doanh nghiệp. Leo lên được vị trí này được xem như là một bước thăng tiến lớn trong sự nghiệp. Vậy Giám đốc kinh doanh là gì? Để trở thành Giám đốc kinh doanh, cần trang bị những kỹ năng gì? Mức lương cho vị trí Giám đốc kinh doanh có cao không?
Giám đốc kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh số và lợi nhuận kinh doanh. Đồng thời, CCO còn đóng vai trò như một người kể chuyện, một khách hàng, một nhà cố vấn cho CEO… Lộ trình thăng tiến để trở thành một Giám đốc kinh doanh, bắt đầu từ lúc bạn là Nhân viên kinh doanh, sau đó từng bước nỗ lực lên làm Trưởng phòng kinh doanh và cuối cùng là đạt được ước mơ trở thành Giám đốc kinh doanh.
Giám đốc kinh doanh hay Chief Customer Officer (CCO) là một chức vụ nắm vai trò quan trọng trong công ty, chỉ sau Giám đốc điều hành (CEO). Theo đó, vị trí này sẽ nắm chức vụ điều hành và đảm nhiệm mọi hoạt động kinh doanh trong công ty, từ tiêu thụ sản phẩm, Marketing, PR, chăm sóc khách hàng cho đến hoạch định các chiến lược. Ngày nay, giám đốc kinh doanh là vị trí được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn làm mục tiêu nghề nghiệp, bởi mức lương hấp dẫn và cơ hội làm việc rộng mở.
>>>Xem thêm: CCO là gì? 03 phương thức trở thành CCO giỏi năm 2023
Bản mô tả công việc của vị trí Giám đốc kinh doanh bao gồm nhiều đầu mục khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm 5 nhiệm vụ chính:
Là người định hướng sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp, thực hiện các đầu mục việc như: Lập và tổ chức kế hoạch kinh doanh; Thu thập, phân tích và đánh giá thị trường; Phê duyệt và kiểm soát hợp đồng; Chịu trách nhiệm các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh…
Marketing là một trong số những lĩnh vực mà một CCO cần quan tâm tới. Giám đốc kinh doanh và Giám đốc Marketing thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giám đốc kinh doanh sẽ là người đứng đầu trong việc triển khai và phát triển chiến lược marketing. Đồng thời, họ cũng chính là người kiểm tra và giám sát hiệu quả của chiến dịch Marketing, tập trung vào yếu tố thâm nhập thị trường, gia tăng doanh số.
CCO sẽ làm việc với các bên liên quan để đề ra các giải pháp về quảng bá cũng như duy trì thương hiệu trên thị trường. Là người chịu trách nhiệm toàn bộ về hiệu quả bán hàng; Khéo léo xử lý các khiếu nại; Phê duyệt và điều chỉnh phương án của nhóm; Tìm kiếm các kênh bán hàng (nội bộ, trực tiếp, nhà phân phối); Chăm sóc khách hàng…
Cùng với các vị giám đốc trong C-suit (Giám đốc điều hành – CEO, Giám đốc marketing – CMO, Giám đốc tài chính – CFO…) và các quản lý cấp cao, Giám đốc kinh doanh sẽ xác định hướng đi tương lai cho cả doanh nghiệp. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm lớn trong việc mở rộng quy mô, tăng trưởng bền vững và điều hành doanh nghiệp theo cơ chế phi cạnh tranh.
Họ luôn là người tìm ra thị trường mới, thị trường tiềm năng để giúp doanh nghiệp bắt kịp các xu hướng, xây dựng ngân sách cân đối doanh thu và lợi nhuận.
Ngoài các nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp, CCO còn tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing. Họ là người hiểu rõ nhu cầu về nhân lực của bộ phận mình nhất, biết đâu là ứng cử viên phù hợp.
Vị trí Giám đốc kinh doanh yêu cầu bằng thạc sĩ trong các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, Marketing hoặc các lĩnh vực có liên quan khác. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu bằng cấp chuyên sâu thì đây sẽ là một lợi thế.
Ở một vị trí cao cấp như Giám đốc kinh doanh, bạn cần thành thạo các kỹ năng như:
Đối với vị trí Giám đốc kinh doanh, bạn cần có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm làm việc với các hoạt động liên quan đến kinh doanh, xây dựng chiến lược. Trong đó, ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm vị trí Trưởng phòng hoặc Quản lý.
Mức lương của một CCO tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Quy mô công ty, lĩnh vực làm việc, kinh nghiệm làm việc, năng lực làm việc… Mức lương trung bình sẽ dao động khoảng 30 triệu đồng/tháng, lương phổ biến từ 20 - 45 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản, và chưa bao gồm phụ cấp, thưởng KPI…
Mức lương trên đấy chỉ là mức lương trung bình, có thể sẽ có một số khu vực chênh hơn tùy vào địa điểm làm việc. Có thể thấy được sự rõ rệt giữa 2 thành phố lớn nhất cả nước:
Trên thực tế, trình độ và kinh nghiệm làm việc là yếu tố then chốt giúp bạn thương lượng một "mức lương cạnh tranh" với nhà tuyển dụng. Yêu cầu về kinh nghiệm trung bình của một CCO sẽ từ 5 - 8 năm, tuy nhiên, nếu bạn sở hữu kinh nghiệm và trình độ lớn hơn, bạn có thể đàm phán mức lương cao hơn. Ngoài ra, mức lương ở các thành phố lớn thường “nhỉnh” hơn so với các khu vực ở tỉnh lẻ, như cùng là vị trí Giám đốc kinh doanh, nhưng ở khu vực Hà Nội là 29 triệu/tháng, còn ở khu vực Hồ Chí Minh lại là 34 triệu đồng/tháng.
Mức lương của Giám đốc kinh doanh theo cấp bậc hay vị làm việc sẽ được chia thành 3 mức chính:
Tuỳ theo quy mô công ty, mức lương của Giám đốc kinh doanh sẽ là khác nhau:
Ngoài ra, nếu công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực có sản phẩm chiếm đóng thị phần cao trên thị trường như Tài chính, Dược, Tiêu dùng thì cũng sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Chẳng hạn CCO ngành Dược (mức lương từ 20 - 25 triệu/tháng), CCO ngành tiêu dùng (mức lương từ 20 - 40 triệu đồng/tháng), CCO ngành Tài chính - Ngân hàng (mức lương từ 8 - 15 nghìn USD/tháng)...
Tạm kết
Hy vọng những thông tin trên đã cho bạn nhiều thông tin hữu ích về vị trí công việc của một Giám đốc kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vị trí CCO cũng như vị trí khác trên trang Tuyển dụng VCCorp.
>>>Xem thêm: Khảo sát mức lương các ngành nghề năm 2022 chi tiết và chuẩn xác nhất
Trả lời Huỷ