Giám đốc dự án là gì? Mức thu nhập trung bình của giám đốc dự án

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Giám đốc dự án là một vị trí công việc được rất nhiều ứng viên săn đón trong thời gian gần đây bởi mức thu nhập cao và chế độ đãi ngộ tốt. Vậy giám đốc dự án là gì? Trách nhiệm chính của vị trí công việc này là làm gì?

Giám đốc dự án là gì?

Giám đốc dự án là gì?

Giám đốc dự án( PM) chính là người phụ trách chính trong các dự án, đảm đương trách nhiệm về kế hoạch, tiến độ, ngân sách… để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Họ chính là những người lãnh đạo và phân chia các nhiệm vụ cho các nhân sự cấp dưới.

Vai trò của giám đốc dự án

Vai trò của giám đốc dự án

Giám đốc dự án có vai trò then chốt từ khi dự án vẫn còn trên giấy cho đến khi đi vào thực tiễn. Họ sẽ là người giám sát, điều phối đội nhóm của mình để đảm bảo công việc được hoàn thành theo đúng tiến độ trong giới hạn về tài nguyên và ngân sách cho phép. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm báo cáo, đánh giá tiến độ của dự án, quản lý về những rủi ro cũng như các chính sách về tài chính.

Giám đốc dự án cũng là người làm việc trực tiếp với các bên liên quan.

Chức năng của Giám đốc dự án( PM)

Lập kế hoạch

chức năng của PM - Lập kế hoạch

Giám đốc dự án chính là người lên các kế hoạch chiến lược và định hướng cho toàn thể team dự án. Bản kế hoạch này cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

  • Xây dựng mục tiêu và các bước để đạt được mục tiêu đó
  • Đề ra tiến độ hoàn thành dự án theo các giai đoạn cụ thể
  • Phân công chi tiết từng nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia dự án
  • Đo lường hiệu quả và đề ra các phương án phòng tránh rủi ro
  • Các thước đo, KPI để đánh giá hiệu quả của toàn dự án

Triển khai dự án

Chức năng của PM -  Triển khai dự án
  • Giai đoạn tổ chức, chuẩn bị

Trước khi bắt đầu dự án, giám đốc sẽ là người phân công và sắp xếp nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong dự án. Sau đó, giám đốc sẽ cùng với ban quản lý dự án phân tích và đánh giá những rủi ro có thể xảy ra từ đó, đưa ra các phương án dự trù để có thể xử lý khi phát sinh vấn đề.

  • Giai đoạn triển khai dự án

Ở giai đoạn này, giám đốc dự án sẽ là người sát xao theo dõi từng công việc của cấp dưới để có thể đánh giá được hiệu quả cũng như nắm bắt nhanh những vấn đề khó khăn phát sinh xảy ra.

Các thành viên trong nhóm cần báo cáo thường xuyên cho giám đốc về quá trình triển khai dự án: chi phí, tiến độ, mức độ hoàn thiện…

Ngoài ra, giám đốc còn có trách nhiệm quản lý các nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn theo đúng bản hợp đồng đã ký kết.

Kết thúc dự án

Giai đoạn cuối cùng, kết thúc dự án, giám đốc sẽ là người tổng kết đánh giá toàn bộ quá trình dự án đi vào hoạt động, bao gồm: thi công, nghiệm thu, quyết toán… sau đó bàn giao lại toàn bộ hạng mục và công trình cho bên đối tác. 

Trách nhiệm của giám đốc dự án

Điều phối, quản lý dự án

Giám đốc dự án là người trực tiếp đề ra kế hoạch và điều phối, hướng dẫn đội nhóm của mình để hoàn thành mục tiêu đề ra. Họ cũng là người tạo động lực cho các nhân viên của mình hoàn thành tốt công việc được giao.

Trực tiếp ký hợp đồng với đối tác

PM có trách nhiệm Trực tiếp ký hợp đồng với đối tác

Là người đại diện cho công ty hoàn thành các thủ tục liên quan đến hợp đồng với đối tác như ký kết hợp đồng, thanh toán theo hợp đồng…

Nghiên cứu phát triển nhân lực cho doanh nghiệp

Ngoài ra, giám đốc dự án sẽ là người phối hợp cùng với bộ phận nhân sự để lên kế hoạch trong công tác tuyển dụng, bố trí điều hành nhân sự.

Xử lý vấn đề phát sinh

Vì là người chịu trách nhiệm chính trong các dự án, do đó, giám đốc dự án còn là người đảm đương trách nhiệm xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có), tìm ra những hướng đi để giải quyết vấn đề nhanh chóng, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ của toàn bộ dự án.

Kỹ năng cần có của Giám đốc dự án

Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng tổ chức

Là người đưa ra các chiến lược bao quát và tổng thể, giám đốc dự án cần sở hữu kỹ năng tổ chức để đảm bảo tiến độ công việc được diễn ra theo đúng kế hoạch. Giám đốc cần xây dựng một bản kế hoạch chi tiết, vạch rõ ra từng giai đoạn, phân chia cụ thể, theo dõi tiến độ hoạt động cũng như nắm bắt được hiệu quả của công việc.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Trong quá trình dự án đi vào hoạt động vẫn luôn có những sự cố bất ngờ phát sinh xảy ra, giám đốc dự án lúc này sẽ giữ vai trò là người đưa ra quyết định xử lý các vấn đề để đảm bảo kế hoạch vẫn đi theo đúng yêu cầu và tiến độ của khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ giao tiếp với khách hàng, giám đốc dự án còn người trực tiếp điều phối nhân viên của mình, do đó, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà một người giữ ở chức vụ này cần trau dồi.

Ngoài ra, giám đốc dự án còn cần trau dồi thêm các kỹ năng khác như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng xây dựng/phát triển đội nhóm, kỹ năng kiểm soát ngân sách/chi phí…

Mức lương của Giám đốc dự án( PM)

Mức lương của giám đốc dự án (PM)

Tuỳ thuộc vào số năm kinh nghiệm, mức lương của giám đốc dự án (PM) sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Từ 1 - 2 năm kinh nghiệm, mức lương dao động trong khoảng từ 12 - 31 triệu đồng/tháng.
  • Từ 2 - 5 năm kinh nghiệm, mức lương dao động trong khoảng từ 40 - 50 triệu đồng/tháng.
  • Trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể đạt tới trên 100 triệu đồng/tháng.

>>> Xem thêm: Lương offer là gì? Nghệ thuật Offer lương bách phát bách trúng

Tạm kết

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm giám đốc dự án là gì, vai trò của vị trí này cũng như sớm đạt được ước mơ của mình trong tương lai. Đây là một vị trí mà rất nhiều người ao ước, phấn đấu để đạt được. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn, trước khi rời khỏi trang hay để lại một chút suy nghĩ ở bên dưới phần bình luận nhé!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan