Phòng Marketing là gì? Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Truyền thông - Marketing là một lĩnh vực luôn trong trạng thái nhận được đông đảo sự quan tâm của mọi người. Và điều này đã trở nên vượt trội sau 2 năm đại dịch COVID-19, mọi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng thay đổi, cá nhân hóa lên ngôi, việc truyền thông cho dịch vụ, sản phẩm lại càng nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp. Các phương thức tiếp thị, giải quyết nhu cầu của khách hàng đều đến từ phòng Marketing. 

Vậy Phòng Marketing làm gì? Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Và tiêu chí tuyển dụng của phòng Marketing trong năm 2023 ra sao? Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

Phòng Marketing là gì?

Phòng Marketing là gì?

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có những phòng chủ chốt như phòng kinh doanh, phòng nhân sự,... Và tất nhiên là không thể thiếu phòng Marketing. Vậy phòng Marketing là gì? Không ngoa khi nói rằng phòng Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, giữa sản phẩm, dịch vụ và người tiêu dùng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, phòng marketing là một yếu tố quan trọng xác định sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Giám đốc Marketing

CMO hay Giám đốc Marketing được vị thuyền trưởng của cả con tàu Marketing. Đây là vị trí then chốt trong mọi hoạt động và định hướng marketing của doanh nghiệp. Là một Giám độc Marketing, cần phải biết quản lý chi tiêu cho các hoạt động Marketing cũng như đem lại các giá trị về mặt quảng bá và thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Giám đốc Marketing

Công việc của CMO chủ yếu sẽ là:

  • Đưa ra định hướng, KPIs về marketing
  • Chịu trách nhiệm về mảng marketing trước bạn quản lý, ban giám đốc
  • Có thể sẽ kiêm vai trò Giám đốc thương hiệu
  • Viết nội dung blog của doanh nghiệp/ blog của bên thứ 3
  • Thuyết trình tại các sự kiện
  • Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông
  • Góp mặt trong các cộng đồng/tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp
  • Là người phát ngôn cho thương hiệu mạng xã hội
  • Quản lý và triển khai ngân sách Marketing

Trưởng phòng Marketing

Thường với vị trí này sẽ phải lo những công việc liên quan đến chuyên môn quản lý( lên kế hoạch, quản trị nhân sự,...) và một số nhiệm vụ khác.

Trưởng phòng Marketing

Để tối đa hóa công việc, Trưởng phòng Marketing nên tập trung vào việc định hướng - kiểm soát các hoạt động marketing toàn diện, cũng như các định hướng chung về marketing cho bộ phận.

Ở một số doanh nghiệp vị trí này sẽ tương đương với vị Giám đốc Marketing.

Content Marketing

Content Marketing

Marketing luôn chiếm vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp vì đây sẽ là bộ phận đưa hình ảnh sản phẩm và dịch vụ của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng. Content Marketing sẽ là vị trí chịu trách nhiệm những mạng truyền thông thông liên quan đến văn bản, PR. 

>>>Xem thêm: Chuyên viên Inbound Marketing mảng content tại Admicro

Designer

Designer

Designer là những người chịu trạch nhiệm về chất lượng hình ảnh. Thường sẽ đi cùng với vị trí content, họ là cặp bài trùng để thúc đẩy công việc trong phòng Marketing. Designer sẽ là người thực hiện hóa những ý tưởng hình ảnh của content wrter dựa qua thông điệp nội dung được đưa ra.

>>>Xem thêm: 

Digital Marketing

Digital Marketing

Một doanh nghiệp thường sẽ có những kênh digital sau: social media, website của doanh nghiệp,... Đứng trên vai trò là một digital marketer, họ sẽ đảm nhiệm về phần nghiên cứu thị yếu cũng như cân đo đong đếm hiệu suất người dùng từ các kênh digital.

Account Executive

account-executive

Account sẽ đảm nhiệm vai trò tìm kiếm khách hàng và nhận những yêu cầu từ khách hàng. Họ sẽ triển khai lại với các vị trí khác trong phòng ban marketing. 

>>>Xem thêm: Account Manager

Planner

Planner

Planner là một vị trí đặc thù cơ bản bắt buộc phải có trong một team marketing. Vị trí này thường được gộp chung cho những người đứng ra quản lý toàn bộ phận. Họ sẽ là người lập kế hoạch, lên chiến lược quản lý chi tiêu, phân bổ ngân sách các hoạt động sao cho hợp lý. Đồng thời họ cũng là người đặt ra những chỉ tiêu cho từng nhân sự và cũng tổng hợp và đưa ra những hướng đi để công việc được hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: Nhân viên Marketing Planner tại Admicro

Nhân viên SEO

nhan-vien-seo

Thấu hiểu hành vi tìm kiếm, phân tích xu hướng và đem lại chuyển đôi từ mấy tìm kiếm là nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên SEO. Vị trí này không chỉ mang lại thứ hạng cao hơn cho website mà còn mang lại các cơ hội mới như tăng doang thu, danh sách khách hàng mới,...

Nghiên cứu từ khóa là công việc cần có của một nhân viên SEO. Dựa trên những dữ liệu tìm kiếm được thu từ khách hàng, bạn có thể biết được họ mong muốn điều gì, đang tìm kiếm chủ đề gì, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp. 

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing theo từng loại công ty

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing Client

Client là đơn vị sản xuất các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh cụ thể. Cơ cấu của bộ phận Marketing Client bao gồm:

  • Brand Team: phụ trách thương hiệu
  • Marketing Service: hỗ trợ cho brand team về việc research, media, event,... tùy vào quy mô của doanh nghiệp
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing Client

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing Agency

Khác với Client, Agency là đơn vị cung cấp các giải pháp, dịch vụ tiếp thị quảng cáo và tư vấn về Marketing theo yêu cầu của Client. Agency cần có các hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực, ngành nghề và có tính trách nhiệm cao, yêu thích sự thay đổi để có thể đáp ứng được yêu cầu của Client.

Phòng Marketing Agency bao gồm:

  • Account Planning: phụ trách tìm hiểu nhu cầu và insight khách hàng đưa ra định hướng tiếp cận truyền thông một cách hiệu quả
  • Account Management: bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của Client
  • Creative: Đây là bộ phận nòng cốt của Agency. Các thành viên thuộc bộ phận này sẽ trực tiếp tổng hợp, là người giải bài toán của client, đưa ra các idea cho dự án.
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing Agency

Sơ đồ tổ chức phòng Marketing doanh nghiệp nhỏ (SME)

Nhân viên phòng Marketing của doanh nghiệp nhỏ sẽ phải phụ trách nhiều đầu việc để tối ưu hóa chi phí nhân sự. Nhân viên Marketing doanh nghiệp nhỏ (SME) bao gồm:

- Planning: Nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến dịch, sáng tạo ý tưởng,...

- Content: lên nội dung, thiết kế ảnh, quay dựng và hậu kỳ video…

- Booking: Báo chí, PR, diễn đàn, KOLs, quảng cáo…

Nhiệm vụ và chức năng của phòng Marketing

Nghiên cứu sản phẩm, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường

Xác định phạm vi, phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cơ hội trên thị trường, từ đó thực hiện phát triển sản phẩm nhằm đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Nghiên cứu sản phẩm, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường

Nhiệm vụ của phòng Marketing:

  • Xây dựng hệ thống thu thập thông tin
  • Phân tích, đánh giá những thông tin thu thập được và đưa ra quyết định tiếp tục phát triển sản phẩm hay làm mới sản phẩm.
  • Đề xuất ý tưởng sản phẩm, định hướng thiết kế nhãn hiệu, và bao bì sản phẩm.
  • Đưa ra chiến lược mở rộng thị trường nhằm phù hợp mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược và thực hiện các chiến lược marketing

Xây dựng chiến lược và thực hiện các chiến lược marketing

Doanh nghiệp có chiến lược tốt sẽ định hướng đúng hoạt động, đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Nhiệm vụ của phòng Marketing:

  • Thiết lập kế hoạch marketing cho công ty.
  • Điều hành việc triển khai và tiến hành chiến lược marketing.
  • Theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện.

Xây dựng thương hiệu và phát triển hình ảnh thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập hình ảnh thương hiệu cách nhất quán và xuyên suốt để duy trì doanh nghiệp. Các hình ảnh và thông điệp về doanh nghiệp cần được truyền tải rõ ràng, chính xác và thu hút được khách hàng mục tiêu. Việc này giúp doanh nghiệp đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Và việc này còn giúp cho doanh nghiệp tạo được niềm tin cho khách hàng và có thể nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu và phát triển hình ảnh thương hiệu

Nhiệm vụ của phòng Marketing:

  • Tham gia chương trình liên quan đến chất lượng sản phẩm như Người Việt dùng hàng Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO,… từ đó củng cố niềm tin khách hàng.
  • Tích cực tham gia hoạt động xã hội nhằm quảng bá sản phẩm và giúp nâng cao giá trị brand.
  • Xây dựng và phát triển đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
  • Lập ra các chính sách hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho khách hàng.

Tham mưu Ban giám đốc về kế hoạch tiếp thị, sản phẩm, thị trường

Phòng Marketing có nhiệm vụ tham mưu ban giám đốc các vấn đề liên quan đến việc phát triển thương hiệu, phát triển nhãn hiệu mới, phát triển kênh phân phối, kênh marketing và xác định khách hàng mục tiêu doanh nghiệp.

Thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với truyền thông

Thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với truyền thông

Để doanh nghiệp được nhiều người biết đến và liên tục nâng cao hình ảnh thương hiệu phòng Marketing bắt buộc phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và báo chí. Giới truyền thông, báo chí là đối tác quyền lực nhất giúp doanh nghiệp có được hình ảnh và giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề khủng hoảng.

Chính vì thế tuyệt đối doanh nghiệp không được gây hiểu lầm. Nếu có vấn đề hoặc xảy ra mâu thuẫn, cần giữ bình tĩnh và xử lý một cách thành thật nhất.

Điều hành công việc thuộc quyền quản lý phòng Marketing

Phòng Marketing không chỉ đảm nhiệm những công việc Marketing công ty mà còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ điều hành công việc nhân viên thuộc bộ phận mình quản lý bao gồm các công việc sau đây:

  • Lên kế hoạch kiểm tra, và giám sát công việc nhân viên
  • Phân công, và giao việc cho nhân viên trong bộ phận
  • Xem xét, đánh giá khen thưởng, kỷ luật, tăng lương,và thăng chức cho nhân viên theo quy định công ty
  • Điều động, và thuyên chuyển nhân sự trong phạm vi bộ phận

Tiêu chí tuyển dụng nhân sự phòng Marketing

Tiêu chí tuyển dụng nhân sự phòng Marketing

Phòng marketing có nhiều bộ phận với những lĩnh vực và chuyên môn khác nhau, Vì thế tiêu chí chọn lọc nhân sự trong phòng marketing cũng có nhiều điểm khác nhau. Nhưng về cơ bản các Marketer cần có những yếu tố sau đây để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ:

  • Có khả năng thuyết trình và đàm phán tốt, có tinh thần làm tập thể, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Có khả năng làm việc độc lập và chịu được áp lực cao, chịu trách nhiệm công việc.
  • Năng động, sáng tạo, nhạy bén, tâm lý và xử lý tình huống tốt.

Kết luận

Mong rằng qua bài viết các bạn đã có thể hiểu thêm về Phòng Marketing làm gì? Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Và Tiêu chí tuyển dụng của nhận sự phòng Marketing trong năm 2023 sắp tới như thế nào! Đừng quên rằng hiện VCCorp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo tại đây.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan