Mức lương ngành báo chí có cao không? Cơ hội việc làm ngành báo chí?

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Nếu bạn có đam mê viết lách, yêu thích truyền thông, nhưng chưa biết ngành báo chí sau khi ra trường có cơ hội việc làm như thế nào, mức lương của ngành báo chí có cao không, thì hãy cùng VCCorp tuyển dụng tìm hiểu tất tần tật các câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Ngành báo chí là một ngành khoa học xã hội, ở đó, sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của người làm báo. Sinh viên sau khi ra trường, có thể lựa chọn theo đuổi các ngành nghề trong lĩnh vực báo chí và truyền thông.

Mức lương của ngành báo chí có cao không?

Mức lương của ngành báo chí mức khởi điểm

Đối với những bạn sinh viên chuyên ngành báo chí mới ra trường, chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm, mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Đây được coi là thời điểm “vàng” cho những bạn newbie chân ráo, chân ướt mới vào nghề có cơ hội học hỏi và làm quen với nghề từ những anh/chị đi trước. 

Mức lương của ngành báo chí có cao không?

Ngành báo chí lương bao nhiêu?

Mức lương của nhà báo đối với người có kinh nghiệm

Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, đạt được những thành tích cụ thể, mức lương lúc này bạn nhận được có thể lên tới 10 triệu đồng/tháng cho những bạn có từ 2 - 3 năm kinh nghiệm và 15 triệu đồng/tháng với những bạn từ 5 năm kinh nghiệm trở lên. 

Tuy nhiên, ứng với từng vị trí công việc khác nhau, mức lương sẽ có sự chênh lệch, cụ thể:

  • Biên tập viên truyền hình, phát thanh viên: Từ 7 – 11 triệu đồng/tháng
  • Biên tập viên chỉnh sửa kịch bản, nội dung: Từ 7 - 10 triệu đồng/tháng
  • Copywriter: Từ 6 - 9 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên quan hệ công chúng: Từ 8 - 10 triệu đồng/tháng
  • MC: Từ 8 - 10 triệu đồng/tháng
  • Giảng viên: Từ 7 - 9 triệu đồng/tháng
  • Phóng viên: Từ 8 - 10 triệu đồng/tháng
  • Quay phim, chụp ảnh: Từ 7 - 10 triệu đồng/tháng

>>> Xem thêm: Khảo sát mức lương các ngành nghề chi tiết và chuẩn xác nhất

Những phẩm chất cần có của người làm báo

Để trở thành nhân sự ngành truyền thông báo chí, bạn cần đáp ứng được một số yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng và phẩm chất của ngành.

  • Về kinh nghiệm: Trang bị kiến thức cơ bản của ngành và kiến thức chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, bạn cùng cần không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân mỗi ngày.
  • Về kỹ năng: Ngoài các kỹ năng cơ bản như ngôn ngữ, viết lách, phân tích, xử lý vấn đề, nếu bạn theo đuổi vị trí MC thì giọng nói là tiêu chí bắt buộc phải trau dồi và phát triển. 
  • Về phẩm chất: Người viết cần phải trung thực, quan điểm về chính trị vững vàng và cần có yếu tố nhân văn trong lời nói/câu chữ...
Những phẩm chất cần có của người làm báo

Mức lương của ngành truyền thông

Học báo chí ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, sinh viên có thể định hướng mình theo các ngành nghề dưới đây:

  • Biên tập viên
  • Bình luận viên
  • Phóng viên
  • Người dẫn chương trình (MC)
  • Đạo diễn truyền hình/ Quay phim
  • Giảng viên
  • Chuyên viên truyền thông, quảng cáo hoặc Marketing.
  • Chuyên viên Quan hệ công chúng

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí vào các công ty truyền thông, tòa soạn báo, đài phát thanh và truyền hình…

>>> Xem thêm: Nội dung mô tả công việc biên tập viên đầy đủ nhất

Cơ hội việc làm ngành Báo chí?

Bên cạnh mức lương của ngành báo chí cơ hội việc làm trong ngành cũng được nhiều người quan tâm. Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông như hiện nay thì các bạn làm việc trong ngành này cũng nhiều cơ hội rộng mở hơn ngành khác. Ngay từ năm 2,3 trở đi các bạn đã có thể bắt tay vào cộng tác với các tờ báo, web lớn nhỏ. Đây là nhành rộng mở hơn rất nhiều, có nhiều khía cạnh, lĩnh vực bạn có thể đảm nhận công vijec được. Bạn có thể làm trong các cơ quan nhà nước, đài truyền hình, doanh nghiệp tư nhân. Môi trường làm việc cũng vô cùng đa dạng và phong phú.

Cơ hội việc làm ngành Báo chí?

Lộ trình thăng tiến của ngành báo chí

Sau khi ra trường, sinh viên ngành báo chí thường mất khoảng 2 tháng thử việc trước khi có thể trở thành nhân sự chính thức. Tuy nhiên, thời gian thử việc trên thực tế có thể kéo dài hơn tuỳ thuộc vào từng cơ quan khác nhau.

Thời gian thăng chức cho nhân sự làm trong ngành báo chí thường không có một con số cụ thể, nó tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực và sự phấn đấu của bạn, nhưng thông thường, một sinh viên mới ra thường sẽ mất khoảng 3 - 5 năm để có thể thăng tiến lên vị trí cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn theo đuổi và mong muốn trở thành nhà báo, bạn còn cần học và thi để được cấp thẻ nhà báo. Khi làm vị trí biên tập viên trong các tòa soạn báo hay các nhà xuất bản, bạn thường có ít cơ hội thăng tiến, chức vụ thường sẽ được giữ nguyên, mặc dù lương có thể tăng.

Tạm kết:

HIện nay, cơ hội việc làm liên quan đến báo chí và truyền thông rất nhiều, và cũng không nhất thiết bạn phải là sinh viên trường báo thì mới có khả năng làm việc trong nghề. Hy vọng những thông tin về mức lương của ngành báo chí, chúng mình vừa cung cấp có thể giúp có cái nhìn tổng quan hơn về ngành báo. Chúc bạn lựa chọn lựa chọn được ngành nghề phù hợp với đam mê và sở thích của bản thân.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan