Khi đi làm bạn chắc chắn sẽ nghe đến cụm từ: "giờ hành chính" hay "làm việc giờ hành chính". Bạn có biết quy định giờ hành chính là gì? Quy định giờ làm việc hành chính 2022 tổ chức như thế nào? Làm việc theo giờ hành chính có lợi ích gì? Để đảm bảo lợi ích cho mình, hãy tìm hiểu về giờ hành chính tại bài viết này nhé.
Giờ hành chính không có định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên chúng ta thường hiểu giờ hành chính là cách gọi giờ làm việc của phần lớn cán bộ, công nhân viên chức và người lao động (thường là dân văn phòng).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019: Giờ làm việc bình thường không quá 8h/ngày và không quá 48h/tuần.
Căn cứ trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức của từng địa phương sẽ quy định giờ làm việc khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu, đặc điểm công việc.
Hiện nay, các tổ chức thường áp dụng 3 khung giờ hành chính để làm việc như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ – Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 – Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30
+ Buổi sáng: Từ 8 giờ đến 12 giờ – Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ
Giờ hành chính có làm thứ 7 không? Với các cơ quan nhà nước thì thời gian làm việc từ thứ 2 đến hết thứ 6, nghỉ cuối tuần vào thứ 7 và Chủ nhật.
Với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác thường sẽ làm từ thứ 2 đến thứ 7. Nghỉ cuối tuần từ chiều thứ 7 và Chủ Nhật hoặc làm việc cả ngày thứ 7, chỉ nghỉ Chủ Nhật.
>>>Xem thêm: Deadline là gì? Các phương pháp giúp bạn chạy Deadline “siêu tốc độ”
Ngoài giờ hành chính là thời gian làm việc phát sinh ngoài giờ làm việc quy định của tổ chức, thường được gọi là làm thêm giờ.
Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định:
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Những quy định về việc làm thêm giờ, làm overtime (OT) cũng được quy định rõ ràng ở khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động, với những quy định chính như sau:
- Được người lao động đồng ý;
- Giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
- Một số ngành nghề đặc thù như viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước, sản xuất, gia công xuất khẩu,...thì số giờ làm việc sẽ được Chính phủ quy định.
Công an phường, công an tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước. Vì thế giờ hành chính công an phường công an tỉnh từ 8h sáng đến 17 giờ 30. Nghỉ trưa 1,5 giờ, từ 12 giờ đến 13 giờ 30. Tùy vào yêu cầu, tính chất công việc, địa phương mà giờ làm việc của các cơ quan này sẽ chênh lệch nhau 30 phút - 1 giờ.
Hiện nay, ở nhiều địa phương, các cơ quan công an xã, công an phường, công an tỉnh CÓ làm việc ngày thứ 7. Nếu bạn cần xử lý công việc tại các cơ quan công an, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các cơ quan này để được giải đáp cụ thể.
Khi đi khám chữa bệnh, chúng ta cần nắm rõ giờ hành chính tại bệnh viện để sắp xếp thời gian đến thăm khám hợp lý.
Giờ khám bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế thường bắt đầu lúc 7 giờ sáng và kết thúc lúc 16h30 buổi chiều, từ thứ 2 đến thứ 6. Nghỉ trưa 1 giờ 30 phút, từ 11 giờ 30 - 13 giờ.
Đối với trung tập cấp cứu sẽ khám chữa bệnh 24/24.
Khám bệnh và điều trị ngoài khung giờ này sẽ được tính là khám bệnh ngoài giờ với mức phí riêng.
Giờ hành chính bưu điện bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 30, từ thứ 2 đến thứ 6.
Đây là khung giờ được áp dụng cho các bưu cục và chi nhánh của bưu điện trên cả nước. Giờ làm việc này cũng sẽ chênh lệch từ 30 phút - 1 giờ đồng hồ tùy thuộc vào các địa phương trên cả nước.
Giờ làm việc tại các ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, ACB, BIDV,... có sự khác nhau, dựa trên các dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp hoặc tùy thuộc vào các địa phương.
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có giao dịch điện tử như Internetbanking, Mobibanking,... Nhưng vẫn có những giao dịch yêu cầu bắt buộc phải thực hiện tại các ngân hàng. Giờ hành chính có làm thứ 7 không? Với những ngân hàng có nhu cầu giao dịch lớn, các ngân hàng sẽ triển khai làm việc thêm từ sáng thứ 7 hoặc làm việc xuyên trưa để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng giao dịch.
Giờ hành chính trường học là giờ làm việc của các trường học. Phụ huynh và học sinh đến làm việc cần giải quyết các công việc, thủ tục cần thiết trong giờ hành chính này.
Giờ hành chính trường học cũng tương tự với giờ làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, buổi sáng làm việc 4 giờ, buổi chiều làm việc 4 giờ.
Tùy từng cấp học khác nhau mà giờ làm việc hành chính của trường học sẽ khác nhau.
- Giờ làm việc ở các trường mầm non, trường tiểu học, thời gian làm việc hành chính buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ.
- Đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thì thời gian làm việc hành chính bắt đầu từ 8 giờ - 12 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 - 17 giờ 30.
Theo quy định Điều 105 của Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Trong bộ luật lao động chỉ có quy định về giờ làm việc ban đêm sẽ được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau.
Chinh vì thế người lao động sẽ có quyền quy định về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của giờ làm việc hành chính phù hợp với yêu cầu công việc và không vượt quá thời gian theo quy định trên.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các công việc làm thêm tại nhà "hot" nhất 2022
3 lợi ích khi làm việc giờ hành chính là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé:
- Thời gian làm việc cố định: Người lao động có thời gian làm việc cố định, đảm bảo cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời tạo cho người lao động thới quen, kỷ luật về thời gian, sắp xếp thời gian làm việc phù hợp. Người lao động cũng dễ dàng sắp xếp những lịch trình cá nhân khi làm việc vào giờ hành chính để chủ động trong công việc của mình.
- Giúp người lao động hưởng đầy đủ chế độ phúc lợi: Khi có quy định về giờ làm việc cố định, làm việc theo giờ hành chính, người lao động sẽ nhận được đầy đủ các chế độ đãi ngộ về Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, thưởng lễ tết, quà tết, lương tháng 13, điều chỉnh lương định kỳ,...
Khi người lao động làm thêm cũng sẽ có phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp về tiền xăng xe, điện thoại, ăn trưa, ăn tối, các bữa ăn khi tăng ca,...
- Quy định rõ ràng về việc nghỉ cuối tuần và các ngày lễ Tết: Theo quy định của nhà nước sẽ có những ngày nghỉ lễ, nghỉ đặc biệt trong năm. Người lao động làm việc theo giờ hành chính sẽ được nghỉ trong những ngày này. Nếu trực hay làm thêm giờ hay được chỉ định làm việc trong những ngày này người lao động sẽ được tính tiền lương, thưởng theo quy định .
Người lao động được hưởng 6 đợt nghỉ lễ, Tết trong năm và được hưởng lương dù không đi làm vào ngày này. Đây là quy định tại Điều 112, luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Những ngày lễ, Tết rơi vào thứ 7, Chủ nhật thì người lao động sẽ được nghỉ bù. Lịch nghỉ bù sẽ phụ thuộc vào từng cơ quan, tổ chức, từng địa phương cụ thể.
Người lao động sẽ được nghỉ lễ, Tết vào các ngày:
- Nghỉ Tết dương lịch 1/1
- Nghỉ Tết Nguyên đán
- Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 ÂL
- Nghỉ Giải phóng miền Nam 30/4
- Nghỉ Quốc tế lao động 1/5
- Nghỉ Quốc khánh 2/9
Liên quan đến ngày nghỉ phép năm, theo Điều 113 Bộ luật Lao động, người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm, hưởng lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc nếu làm trong điều kiện bình thường
- 14 ngày làm việc đối với lao động chưa thành niên, người làm nghề, công việc nguy hiểm, độc hại.
- 16 ngày làm việc nếu làm nghề, công việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại
Nếu lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Trong trường hợp thôi việc, mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm/chưa nghỉ hết số ngày nghỉ thì người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Kết luận:
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về giờ hành chính là gì. Tìm hiểu về làm việc theo giờ hành chính và quy định giờ làm việc hành chính 2022 sẽ giúp bạn sắp xếp được giờ làm việc phù hợp, đồng thời nắm rõ những quyền lợi mà mình được hưởng khi làm việc theo giờ hành chính.
Trả lời Huỷ