Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME và những khó khăn, thuận lợi của SME trên thị trường, hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tìm hiểu nhé!
Các doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Trong đó, nhiều số liệu đánh giá các doanh nghiệp SME đại diện cho khoảng 90% doanh nghiệp với hơn 50% việc làm trên toàn thế giới.
Hãy tìm hiểu sâu hơn về một doanh nghiệp SME trong bài viết dưới đây.
SME là viết tắt của từ Small and Medium-sized Enterprises (hoặc Small and Mid-size Enterprises) tạm dịch là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có doanh thu, tài sản và lượng nhân sự dưới một ngưỡng nhất định. Tại mỗi quốc gia, ngưỡng nhất định này lại khác nhau và có cách định nghĩa riêng về yếu tố hình thành nên một doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo công ăn việc nào cho phần đông người lao động và giúp hình thành nên những cải tiến trong xã hội. Chính phủ cũng thường xuyên đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích, bao gồm việc hỗ trợ về thuế, được tiếp cận các khoản vay vốn ưu tiên, giúp đỡ duy trì hoạt động của các doanh nghiệp này.
>>> Xem thêm: Agency là gì? 5 loại hình Agency phổ biến 2022
Các doanh nghiệp SME góp phần vào việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp bởi khả năng tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này làm tăng trưởng đáng kể trong GDP và dòng tiền trên toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, tầm thước của một SME vừa đủ để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng phù hợp, giá trị thấp, thúc đẩy mua bán và tiêu dùng. Điều này tác động tích cực đến nền kinh tế nước nhà.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mang lại nhiều lợi thế và là nguồn tăng trưởng cho các quốc gia. Đặc biệt với khả năng tăng trưởng ở lại sau dịch, các doanh nghiệp SME được đánh giá là sẽ có những bước tiến vượt bậc đóng góp chung cho nền kinh thế.
Start-up là một đơn vị kinh doanh, mỗi một công ty sẽ được coi là start-up trong 10 năm đầu tiên từ khi đăng ký. Các start-up thường phát triển thương hướng đối mới, kinh doanh, nghĩ ra giải pháp, thương mại hóa các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các công ty khởi nghiệp sẽ được định vị theo một mức thu nhập khác nhau tùy theo quốc gia.
Một doanh nghiệp khởi nghiệp thường bắt đầu từ quy mô nhỏ nhưng mang theo tầm nhìn lớn. Mục tiêu kinh doanh của các công ty này là chứng minh mô hình kinh doanh của mình có thể mang lại thay đổi lớn cho thị trường. Từ đó, những người sáng lập ra công ty khởi nghiệp sẽ cố gắng mở rộng quy mô công ty với mong muốn tái thiết lập ngành công nghiệp mà mình nhắm đến, hoặc tạo ra một ngành công nghiệp mới.
Các công ty vừa và nhỏ thường đi theo một con đường đã được kiểm chứng thành công trước đó và hiếm khi đi lệch theo lộ trình này. Các mô hình kinh doanh đã nổi tiếng và được thành lập từ trước đó sẽ được áp dụng vào cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp SME. Người sáng lập doanh nghiệp cũng tập trung vào việc thu hút lợi nhuận bằng cách trao giá trị cho khách hàng. Cách tốt nhất để đạt được điều này là đi theo một mô hình kinh doanh ổn định, có triển vọng và có khả năng cân bằng tài chính trên thị trường trong một khoảng thời gian dài.
Start-up thường hướng đến nhanh chóng chứng minh mô hình kinh doanh của mình là khả dụng và điều này cần đến nguồn quỹ lớn. Khi công ty khởi nghiệp bắt đầu tăng trưởng, thông thường, công ty sẽ gọi vốn từ các nhà đầu tư, những người hứng thú với lĩnh vực mà mô hình mà công ty đang theo đuổi. Trong trường hợp start-up đuối dần về sau, có thể người thành lập sẽ bán ý tưởng của mình cho các bên khác và theo đuổi ý tưởng kinh doanh mới.
Việc kêu gọi đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có phần tương tự như công ty khởi nghiệp ở những bước đầu. Nhưng giai đoạn sau, phần vốn của người thành lập vẫn nắm tỷ lệ lớn và mang tính chất kiểm soát doanh nghiệp. Nếu gặp vấn đề về tài chính, người thành lập sẽ tìm giải pháp ở những bên đầu tư khác và duy trì quyền kiểm soát này của mình
Đây là một trong những khác biệt quan trọng giữa doanh nghiệp SME và công ty khởi nghiệp.
Start-up bắt đầu với rất nhiều triển vọng về tầm vóc kinh doanh, lợi nhuận trả về và hướng tới thay đổi mang tính chất quyết định trong ngành công nghiệp mà họ theo đuổi. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro hơn, nhất là khi các mô hình mà họ theo đuổi chưa được nghiệm chứng thực tế.
Trong khi đó, các doanh nghiệp SME ít khi nào chịu chơi theo hướng rủi ro này. Họ đi theo con đường đã được thực chứng về thành công rất nhiều lần trước đó. Do vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ổn định hơn công ty khởi nghiệp nhiều, mang lại lợi nhuận cố định hơn và ít rủi ro hơn.
Các doanh nghiệp SME được đánh giá là gần gũi với khách hàng hơn. Điều này cho phép họ dễ dàng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng hơn để từ đó đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu sự linh hoạt trong cấu thành tổ chức. Nhờ đó, họ có thể thích ứng được trước nhiều biến số của thị trường. Ví dụ như giảm nguồn cung khi cầu giảm đột ngột.
Ngoài ra, doanh nghiệp SME có thể xác định và tận dụng cơ hội từ các thị trường ngách nhỏ. Đây là điều các công ty lớn khó lòng theo kịp và ít khi nào hứng thú tìm hiểu bởi thị trường ngách thường khá nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu so với quy mô của doanh nghiệp lớn.
Hơn nữa, các điểm cộng như nhanh chóng đưa ra quyết định, nắm bắt nhanh thời cơ, dễ dàng làm việc với các nhân sự trong công ty, giao tiếp dễ dàng hơn giữa các bên cũng là những thuận lợi không thể bỏ qua của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khó khăn khi là một doanh nghiệp SME là có thể sẽ gặp nhiều chướng ngại vật trong quá trình tìm kiếm nguồn đầu tư hoặc gây quỹ. Bởi thực tế là các SME không có nguồn lực tài chính mạnh như các doanh nghiệp lớn hay được hỗ trợ nhiều như các start-up. Vì thế, họ sẽ phải tìm kiếm hỗ trợ tài chính bên ngoài, điều này khiến họ bị hạn chế và trong trường hợp tệ nhất là không thể tiếp cận các công cụ tài chính như các tập đoàn lớn.
Ngoài ra, SME có thể khó tiếp cận tệp khách hàng đại chúng và tạo dựng niềm tin ở khách hàng. Đây là yếu tố cần nhiều năm để gây dựng, nhất là khi tiếng tăm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể so bì với các doanh nghiệp lớn đã nhẵn mặt với công chúng.
Chi phí tính cho doanh nghiệp SME cũng cao hơn bởi có nhiều trở ngại đến từ quy mô và đôi khi gây khó khăn trong điều chỉnh giá cho người tiêu dùng.
Cuối cùng, khó khăn chắc chắn không thể bỏ qua đó là khả năng vượt qua giai đoạn khủng hoảng dài, ít có lợi thế trong việc thương lượng giá cả từ nguồn cung và không có nhiều tiếng tăm để tiếp cận nguồn lao động chất lượng cao.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một doanh nghiệp SME. Tuy nhiên, Tuyển dụng VCCorp xin liệt kê một số những yếu tố quan trọng nhất như một lời khuyên để bắt đầu một doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Yếu tố này bắt đầu từ tư duy “buôn có bạn, bán có phường” và được áp dụng ở nhiều nền kinh tế trên thế giới. Mạng lưới hỗ trợ này sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho chủ doanh nghiệp SME như tìm kiếm giải pháp, mở rộng mối quan hệ, trao đổi và nâng cao kiến thức về ngành, có cái nhìn tổng quan về ngành qua những người quen biết, tạo ra nhiều cơ hội.
Khá nhiều SME mắc phải lỗi này khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Cần biết rõ mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh, thậm chí là chia nhỏ mục tiêu để dễ hoàn thành hơn và thuận lợi trong việc theo dõi quá trình tiến bộ của doanh nghiệp.
Thị trường là một trong những yếu tố tác động to lớn đến thành công của SME. Việc tập trung đúng thị trường sẽ giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tìm được chỗ đứng ổn định, đánh đến đúng tệp khách hàng và tạo ra được nguồn thu từ đó.
>>> Xem thêm: Freelancer là gì? Những công việc dành cho freelancer hot nhất 2022
Kết
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu về doanh nghiệp SME là gì. Mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ là một trong nhiều cách bắt đầu việc kinh doanh. Mỗi mô hình đều sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Do đó, điều quan trọng là hiểu rõ bản thân và mục tiêu để từ đó hạn chế rủi ro khi tiến vào thương trường.
Trả lời Huỷ