CPA là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ CPA

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

CPA là gì? Tầm quan trọng của CPA và mọi thông tin liên quan đến chứng chỉ CPA tại Việt Nam sẽ được đề cập đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Đối với nhân sự làm việc ở lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng hay lĩnh vực kinh tế, tài chính nói chung, chứng chỉ CPA là một cái tên quen thuộc. Ngay từ khi còn là sinh viên, nhiều bạn cũng được tiếp xúc với khái niệm này, được thảo luận về việc làm sao để thi lấy chứng chỉ và có thể làm gì với CPA.

Việc sở hữu CPA cũng mang lại rất nhiều lợi thế cho các sinh viên, nhân sự làm việc trong các công việc như kế kiểm. Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp tìm hiểu sâu hơn về chứng chỉ này.

CPA là gì? 

Certified Public Accountants (CPA) được tạm dịch là chứng chỉ kế toán công chứng. Đây là loại chứng chỉ đạt chuẩn quốc tế thông dụng nhất hiện nay. CPA từ lâu đã được công nhận rộng rãi bởi rất nhiều hiệp hội nghề nghiệp và thường được dùng để đánh giá nhân sự làm việc ở vị trí kế toán, kiểm toán.

Certified Public Accountants (CPA) được tạm dịch là chứng chỉ kế toán công chứng

Đồng thời, CPA cũng được đánh giá là chứng nhận kế toán, kiểm toán và tài chính bậc cao nhất mà một người có thể đạt được. Do đó, đây dần được coi như tiêu chuẩn để đánh giá nhân sự kế kiểm.

Nếu bạn có chứng chỉ CPA, đồng nghĩa với việc bạn có chuyên môn để tư vấn tài chính, quản lý đầu tư, lên kế hoạch kinh doanh, phân tích kinh doanh, xử lý sổ sách kế kiểm toán, hoạch định kế hoạch tài chính,...

Chứng chỉ CPA Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ kiểm toán công chứng được cấp bởi Bộ Tài chính. Người tham gia và vượt qua kỳ thi CPA có thể sở hữu chứng chỉ này và chỉ khi sở hữu chứng chỉ này thì mới đủ năng lực làm kiểm toán viên, có thể điều hành và báo cáo kiểm toán ở Việt Nam.

Đối tượng cần có chứng chỉ CPA 

Vậy các đối tượng nào cần có chứng chỉ CPA? Không phải tất cả các kế toán và kiểm toán viên đều có chứng chỉ CPA, nhưng người có chứng chỉ CPA thì chắc chắn có thể làm tốt công việc kế kiểm, đi kèm với rất nhiều kỹ năng chuyên môn cao khác.

Người cần thi chứng chỉ CPA ngoài các kế toán hay kiểm toán thì có thể là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực kế kiểm và thành viên góp vốn kinh doanh cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kế kiểm.

Các kế toán và kiểm toán thông thường sẽ không buộc phải thi lấy CPA, nhưng nếu làm việc ở công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì CPA là bắt buộc.

Điều kiện dự thi chứng chỉ CPA là gì?

Điều kiện tiên quyết để dự thi lấy chứng chỉ CPA là bằng cấp. Trong đó, người dự thi phải có bằng tốt nghiệp bậc đại học trở lên chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc ngân hàng. 

Điều kiện dự thi chứng chỉ CPA là gì?

Nếu không có bằng đại học thuộc các ngành kể trên, thí sinh cần có tối thiểu 7% học trình về tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thuế trên tổng số học trình của toàn khóa học. Ngoài ra, các yêu cầu trên có thể thay bằng việc hoàn toàn các khóa học của Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, sao cho có thể đảm bảo theo quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC ban hành từ ngày 31/8/2017.

Yếu tố quan trọng không kém bên cạnh bằng cấp để sở hữu chứng chỉ CPA đó là phải có đạo đức nghề nghiệp, luôn giữ được sự trung thật, ý thức tốt khi hành nghề kế kiểm.

Cuối cùng là thí sinh cần có thời gian công tác trong lĩnh vực tài chính, kế kiểm từ ít nhất 36 tháng đến thời điểm dự thi. Thời gian này bao gồm làm trợ lý kiểm toán, kiểm toán nội bộ, kiểm toán tại cơ quan nhà nước. Thí sinh cũng cần nộp đủ hồ sơ dự thi, chi phí và yêu cầu của đơn vị tổ chức thi theo quy định.

Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA Việt Nam

Thông thường sẽ có nhiều đối tượng dự thi CPA. Để nói về hồ sơ dự thi thì có thể chia các đối tượng ra làm 3 loại chính: người thi lần đầu, người thi tiếp các môn chưa thi/thi những môn chưa đạt và người đã có chứng chỉ kế toán muốn thi CPA.

Hồ sơ dự thi chứng chỉ CPA Việt Nam

Đối với người thi lần đầu

Người thi lần đầu sẽ cần các giấy tờ quan trọng sau:

  • Phiếu đăng ký dự thi gồm giấy tờ về nơi cư trú kèm theo xác nhận của chính quyền sở tại và 01 ảnh 3x4.
  • Bản photo có công chứng của CCCD hoặc hộ chiếu
  • Sơ yếu lý lịch có công chứng từ chính quyền sở tại.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc chứng thực số học khóa liên quan.
  • 03 ảnh 3x4 chụp trong 06 tháng trở lại kèm 02 phong bì có dán tem, ghi đủ thông tin thí sinh.

Đối với người thi tiếp những môn chưa thi và thi những môn chưa đạt

Nếu thuộc nhóm đối tượng này, bạn cần 3 loại giấy tờ:

  • Phiếu đăng ký thi gồm xác nhận của chính quyền sở tại + 01 ảnh 3x4 có dấu giáp lai.
  • Bản sao của giấy chứng nhận điểm thi của kỳ thi trước hoặc các môn đã thi do Hội đồng thi xác nhận.
  • 03 ảnh 3x4 kèm 02 phong bì có dán tem ghi đủ thông tin thí sinh.

Đối với những người đã có chứng chỉ kế toán và muốn thi chứng chỉ CPA

Nhóm đối tượng này cần các loại giấy tờ dưới đây:

  • Phiếu đăng ký dự thi gồm giấy tờ về nơi cư trú kèm theo xác nhận của chính quyền sở tại và 01 ảnh 3x4.
  • Bản photo có công chứng của CCCD hoặc hộ chiếu
  • Sơ yếu lý lịch có công chứng từ chính quyền sở tại.
  • 03 ảnh 3x4 chụp trong 06 tháng trở lại kèm 02 phong bì có dán tem, ghi đủ thông tin thí sinh.
  • Bản photo công chứng của Chứng chỉ hành nghề kế toán.

Điều kiện nhận chứng chỉ CPA

Sau khi đăng ký dự thi, thí sinh sẽ tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ CPA và phải đạt từ ít nhất 38 điểm để lấy được chứng chỉ này.

Điều kiện nhận chứng chỉ CPA

Ngoại trừ môn ngoại ngữ (tùy chọn trong các ngôn ngữ là Anh, Nga, Pháp, Đức) được xét đạt hay không thì các môn thi quan trọng, thí sinh phải đạt từ 5 điểm trở lên. Các bộ môn đó là Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; Thuế và quản lý thuế nâng cao; Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao; Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán thì điểm số yêu cầu là tối thiểu 12,5 điểm. Các bộ môn phải đạt tối thiểu 5 điểm là Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao và Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

Với đối tượng thi để lấy chứng chỉ kế toán viên thì cần vượt qua 4 môn thì bao gồm Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; Thuế và quản lý thuế nâng cao; Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

Trong đó, thời gian giới hạn cho các môn thi nghiệp vụ là 180 phút, ngoại ngữ là 120 phút.

Thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ CPA Việt Nam

Mỗi nước trên thế giới sẽ có quy định khác nhau cho thời gian có hiệu lực của chứng chỉ CPA. Đối với Việt Nam, chứng chỉ này có hiệu lực trong 5 năm.

Cơ hội việc làm và mức lương của CPA

Cơ hội việc làm và mức lương của CPA

Đối với các kiểm toán và kế toán viên tương lai thì việc vượt qua kì thi để lấy chứng chỉ CPA có thể mở ra rất nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.

Người có chứng chỉ CPA có thể làm việc ở vị trí như kế toán doanh nghiệp, kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính và chuyển đổi linh hoạt ở các lĩnh vực như quản lý, công nghệ thông tin, pháp lý, sản xuất, thuế,...

Khi đó, mức lương của bạn có thể đạt trung bình 12.000.000 VNĐ khởi điểm và có thể cao hơn tùy theo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hoặc yêu cầu đi kèm.

Cơ hội việc làm tại VCCorp, có thể bạn quan tâm:

Khái niệm CPA trong lĩnh vực khác

CPA trong Marketing là gì?

CPA( Cost per Action) là phương thức quảng cáo mà ở đó người thuê quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động hoặc chuyển đổi đủ điều kiện, như hoàn thành mẩu đăng ký, tham gia sự kiện, tải phần mềm ứng dụng,... sau khi click một banner được đặt tại trang liên kết.

Điểm CPA là gì?

Nếu như các bạn sinh viên đã quá quen thuộc với khái niệm điểm GPA thì CPA còn khá xa lạ và thậm chí còn gây nhiều nhầm lẫn. Thực chất điểm CPA ở trường đại học sẽ được hiểu là điểm trung bình tích luỹ còn GPA là điểm trung bình của một học kỳ.

Đối với những sinh viên có ý định đi du học tại một trường có quy điểm CPA thì hãy yên tâm lấy điểm trung bình tích luỹ của khoá học để làm hồ sơ nhé!

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin giúp bạn có thể hiểu hơn về khái niệm CPA là gì và những thông tin về chứng chỉ CPA Việt Nam.  Tuyển dụng VCCorp mong rằng bạn có cái nhìn rõ hơn về CPA để có sự chuẩn bị tốt nhất. Và trước khi rời trang hãy để lại cảm nghĩ của bạn bên dưới phần mình bình cũng như chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn bè, người thân của mình bạn nhé! Chúc bạn thành công!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan