Content Direction là gì? Quy trình 6 bước xây dựng định hướng nội dung hiệu quả

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Sáng tạo content mà không có định hướng đôi khi sẽ đem lại những hậu quả không đáng có. Việc xây dựng Content Direction sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả của cả chiến dịch. Vậy Content Direction là gì? Quy trình 6 bước xây dựng Content Direction bao gồm những bước nào? Cùng Tuyển dụng VCCorp tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Content Direction là gì?

Content Direction được hiểu và sử dụng với ý nghĩa "định hướng nội dung". Tuỳ vào mục tiêu của từng chiến dịch quảng cáo, người làm content sẽ lên kế hoạch xây dựng một "bản đồ" định hướng content đơn giản hay phức tạp. Tương tự như việc lập dàn ý cho một bài văn, Content Direction sẽ giúp bạn sản xuất nội dung có mục tiêu nhất quán với cá tính của thương hiệu, đồng thời phân phối đúng kênh và phù hợp với insight của khách hàng.

Content Direction là gì?

Xây dựng Content Direction cần quan tâm đến những yếu tố sau:

  • Target Audience - Khách hàng mục tiêu
  • Customer Insight - Sự thật ngầm hiểu hay mong đợi bên trong của khách hàng
  • Content Type - Hình thức nội dung sẽ triển khai trong chiến dịch (Văn bản, hình ảnh, podcast, hay video…)
  • Ideas - Ý tưởng phát triển chiến dịch
  • USP của sản phẩm
  • Key Message - Thông điệp truyền thông 
  • Tone and mood - Văn phong và cảm xúc muốn truyền tải 
  • Art Direction & Content Type - Định hướng về hình ảnh và định dạng triển khai (Concept, màu sắc, font chữ…)
  • Pillar và Angel - Nhóm nội dung và chủ để sẽ khai thác

Bản tin tuyển dụng VCorp, có thể bạn quan tâm:

Vai trò của Content Direction trong việc xây dựng chiến lược Marketing

Vai trò của Content Direction trong việc xây dựng chiến lược Marketing

Vừa rồi, chúng ta đã vừa tìm hiểu khái niệm Content Direction là gì? Tiếp sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của công việc này. Trên thực tế, Content Direction sẽ giống như một người dẫn đường, chỉ lối cho toàn bộ chiến dịch được triển khai đúng hướng và đảm bảo tính thống nhất. Content Direction sẽ được triển khai trong các trường hợp sau:

  • Thương hiệu đổi mới hoặc tái định vị 
  • Thương hiệu chuẩn bị ra mắt trên thị trường 
  • Thương hiệu thực hiện các chiến dịch ngắn hạn trên sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada...) 
  • Thương hiệu muốn xây dựng định hướng nội dung cho từng kênh truyền thông của doanh nghiệp 
  • Thưởng hiệu đang triển khai các hoạt động Marketing cho chiến dịch outsourcing

Khi nào cần xây dựng Content Direction?

Khi nào cần xây dựng Content Direction?

Dưới đây là các trường hợp cần phải xây dựng Content Direction từ ban đầu như:

  • Thương hiệu mới ra mắt hoàn toàn: Việc xây dựng content Direction sẽ giúp doanh nghiệp tăng được sự nhận diện thương hiệu cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ
  • Chiến dịch Marketing ngắn hạn: Việc xây dựng Content Director cho các chiến dịch Marketing sẽ giúp cho doanh thu được đẩy lên cao. Tuy nhiên, Content Direction cần được xây dựng một cách chặt chẽ và thống nhất trên mọi nền tảng.
  • Tái định vị thương hiệu: Việc điều chỉnh content direction mới để phù hợp với tái định vị thương hiệu phù hợp với định hướng và khách hàng mục tiêu

6 bước xây dựng Content Direction

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu

Xây dựng mục tiêu luôn là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động, mọi chiến lược. Để xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu bạn có thể dựa theo một số tiêu chí: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, thói quen sử dụng mạng xã hội, thói quen mua hàng…

Bạn cũng cần phải phân biệt được khái niệm về khách hàng và người tiêu dùng, trong một vài trường hợp, người tiêu dùng sẽ không nhất quyết phải là người đưa ra quyết định mua, tức không phải đối tượng mà bài viết của bạn đang hướng đến.

Xác định giá trị của sản phẩm

Xác định giá trị của sản phẩm

Xác định USP của sản phẩm, điểm nổi bật và điểm yếu so với đối thủ. Từ đó, xây dựng những nội dung giá trị, có tính thuyết phục đến khách hàng. Từ việc hiểu rõ về sản phẩm, bạn cần làm thêm một bước chính là đối chiếu với nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của bạn dù tốt đến đâu nhưng không đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì họ cũng không sẵn lòng mua. 

Đừng tập trung vào những gì bạn có, hãy tập trung vào insight của khách hàng, giải quyết vấn đề khách hàng đang gặp phải.

Xây dựng chiến lược nội dung

Xây dựng chiến lược nội dung

Bước thứ ba trong quá trình xây dựng Content Direction là bước xây dựng Content Strategy (chiến lược nội dung) - bao gồm các chiến thuật, quy tắc, hình ảnh và giọng văn… cho những nội dung sẽ triển khai.

Xác định Content Angle 

Xác định Content Angle

Trước tên bạn cần hiểu Content Angle là gì? Là cách tiếp cận chủ đề, góc nhìn trước khi bắt tay thực hiện một dự án Content nào đó cho doanh nghiệp. Content Angle thể hiện qua những ý tưởng, tình huống, nhân vật khác để xây dựng một chủ đề theo hướng độc đáo, hấp dẫn tạo sự khác biệt" không đụng hàng" cho doanh nghiệp. 

Content Angle là nền tảng vững chắc cho chiến lược nội dung và những bài viết liên quan. Content Angle cần đảm bảo tính độc đáo, đúng insight, liên quan đến khách hàng và giải quyết được các vấn đề của họ. 

Tìm kiếm, chọn lọc và triển khai ý tưởng

Tìm kiếm, chọn lọc và triển khai ý tưởng

Bên cạnh việc tham khảo ý tưởng từ những thương hiệu cùng ngành, từ đối thủ cạnh tranh, bạn có thể tìm kiếm ý tưởng cho nội dung thông qua các công cụ tìm kiếm (Google, Bing…) và các trang mạng xã hội, báo online…

Sau đó, chọn lọc lại những ý tưởng vừa tìm được và để lại những ý tưởng khả thi, phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Quản lý và đo lường hiệu quả

Trong quá trình xây dựng Content Direction, bạn cần lưu ý các hạng mục về chi phí, nhân sự, KPI… từ đó lên kế hoạch quản lý cũng như xây dựng các chỉ số đo lường để đánh giá mức độ thành công của toàn chiến dịch.

Cách tìm kiếm ý tưởng để xây dựng Content Director

Cách tìm kiếm ý tưởng để xây dựng Content Director

Để có thể xây dựng Content Director, bạn cần tìm các ý tưởng thôn qua nhiều nguồn như:

Nghiên cứu đối thủ: Bạn chẳng cần tìm đâu xa hãy lượn quanh tường nhà bên, bạn sẽ biết họ làm gì, cách họ xây dựng content director như thế nào. Tuy nhiên, bạn nên tìm đối thủ có lượng tương tác cao để học hỏi nhé.

Thông qua Google: Sau khi xác định được thế mạnh sản phẩm, target audience, customer insight. Bạn hãy gõ các từ khóa đó vào google từ chung chung đến cụ thể để tìm kiếm ý tưởng. Nên edit lại cho phù hợp với văn phong và cách tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình nhé.

Các trang mạng xã hội cùng tệp khách: những trang mạng xã hội có cùng tệp khách mục tiêu sẽ giúp bạn khai thác được nhiều ý tưởng viết bài tại đây. Nhưng, bạn hãy chỉ lấy ý tưởng sau đó viết lại theo cách hiểu của bạn thân để tiếp cận được target audience.

Một số lưu ý khi xây dựng Content Direction trên fanpage

 lưu ý khi xây dựng Content Direction trên fanpage

Quản lý fanpage, định hướng nội dung fanpage trên mạng xã hội đang là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Vậy, trong quá trình xây dựng Content Direction trên fanpage cần lưu ý điều gì?

  1. Xác định số lượng bài viết 
  2. Lập quy trình xử lý các công việc để chủ động sắp xếp thời gian
  3. Chuẩn bị những nội dung có sẵn + những nội dung theo dòng sự kiện
  4. Ghi chép lại các ý tưởng, phòng trường hợp bí ideas
  5. Thường xuyên theo dõi fanpage (Nội dung xuất bản, tỷ lệ tương tác, phản ứng từ khách hàng…)

Hy vọng bài viết trên đã đem đến một bức tranh tổng quan về khái niệm Content direction là gì cho bạn. Bạn đang quan tâm đến chủ đề nào, hãy chia sẻ phía dưới để chúng mình triển khai trong các bài viết tiếp theo nhé.

Đừng quên hiện VCCorp đang tuyển dụng rất nhiều vị trí với mức lương cực hấp dẫn, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo ngay TẠI ĐÂY.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan