Cách viết cv xin thực tập và gợi ý 5 mẫu CV đúng chuẩn 2022

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Thực tập là công việc đặc thù và thường không mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên đổi lại, những người đi thực tập sẽ có được kinh nghiệm và trải nghiệm quý giá. Đặc biệt với các bạn sinh viên hoặc người trẻ chưa có kinh nghiệm, cơ hội thực tập là dấu mốc mở ra nhiều hướng đi mới trong tương lai. 

Thường vào thời điểm những năm cuối của đại học, các bạn sinh viên sẽ chọn đi thực tập để được cọ xát và làm quen dần với môi trường làm việc thực tế. Tuy nhiên trước khi xin được vào một vị trí nào đó, tất cả chúng ta sẽ phải trải qua vòng “nộp đơn”. Muốn có vòng “nộp đơn” nhất định phải có cách viết hồ sơ cho sinh viên chuẩn và ấn tượng.

Trong đó CV là điều không thể thiếu. Để giúp các bạn đỡ lúng túng khi viết cách viết cv xin thực tập, tìm việc VCCorp xin đưa ra một số gợi ý dưới đây. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.

Cách viết cv xin thực tập

Viết CV xin thực tập như thế nào để có thể để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng?

CV thực tập tưởng đơn giản nhưng lại không hề dễ. Nếu không cẩn trọng, bạn rất dễ mắc phải các lỗi đáng tiếc khiến bản thân bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Tùy vào mục đích của mỗi người, chiếc CV sẽ có những mục khác nhau. Dẫu vậy, một chiếc CV cơ bản sẽ cần đáp ứng được những điều sau:

Tiêu đề CV là gì?

Việc gửi CV qua mail cá nhân rất phổ biến trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, việc đặt tiêu đề cho file CV là một điều cần và phải có. Tiêu đề CV cần phải chỉnh chu và tinh tế thì bạn mới có thể lấy được thiện cảm với nhà tuyển dụng. Với trường hợp không có bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào thì bạn nên đặt tiêu đề như sau:

Phương án 1: CV_[HỌ TÊN]_[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]

Phương án 2: CV_[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]_[HỌ TÊN]

Nên nhớ rằng, đùng để file chỉ là "CV" hoặc đặt tên tùy hứng. Điều này sẽ thể hiện bạn thiếu chuyên nghiệp và không chăm chút cho công việc này.

Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là một phần không thể thiếu khi viết CV xin việc

Rõ ràng thông tin cá nhân là điều không thể không thể thiếu trong một chiếc CV. Phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết bạn là ai thông qua họ tên, giới tính, ngày sinh. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần để lại một vài phương thức liên hệ phổ biến như Facebook cá nhân, số điện thoại, email…

Để tiện theo dõi, bạn nên đặt phần thông tin cá nhân lên phần đầu tiên của chiếc CV. Đây là phần cơ bản nhất nên bạn cần chắc chắn rằng những thông tin này được viết đúng và trình bày dễ thấy nhất có thể.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ chứng tỏ được với nhà tuyển dụng rằng mình là một người có kế hoạch rõ ràng

Với số đông thì mục tiêu nghề nghiệp là phần “khó nhằn”. Lý do là vì mọi người chưa có kinh nghiệm cũng như chưa xác định được con đường trong tương lai. 

Nếu thực sự không biết nên đặt mục tiêu ra sao, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người đi trước. Lưu ý rằng mục tiêu phải đủ lớn nhưng vẫn trong khả năng thực hiện được. Thêm vào đó, những mục tiêu này phải đo lường bằng con số hoặc cột mốc cụ thể.

Bằng cách này, bạn sẽ chứng tỏ được với nhà tuyển dụng rằng mình là người có kế hoạch rõ ràng cũng như đã tìm hiểu về công việc kỹ càng.

Quá trình học tập - chứng chỉ liên quan

Hãy show ra những điểm số ấn tượng của bạn khi ở trường, hay nhưng chứng chỉ mà bạn đã đạt được

Quá trình học tập sẽ phản ánh được một phần năng lực của bạn tại trường học. Nhiều người trình bày ở phần này sẽ mắc phải lỗi đặt mốc thời gian lộn xộn, không có trật tự. Cách tốt nhất để liệt kê quá trình học tập đó là đi theo trình tự thời gian.

Trong đó, điểm GPA có thể có hoặc không. Nếu số điểm của bạn thực sự ấn tượng thì hãy bổ sung vào phần học vấn.

Việc có các chứng chỉ như tin học, tiếng anh hoặc bất kỳ kỹ năng nào cũng sẽ tạo lợi thế cho bạn trước mắt nhà tuyển dụng. Chúng giống như minh chứng cho năng lực của bản thân.

Các học bổng và thành tích

Nhiều bạn trẻ cho rằng các thành tích, học bổng ở trường không quan trọng khi viết CV. Tuy nhiên các bạn đã lầm. Đặc biệt là với những bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm đi làm. 

Trong quá trình rèn luyện bạn đạt được thành tích nào đó, đứng ngại thêm vào CV xin thực tập. Điều này sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng, nhà tuyển dụng cũng đánh giá năng lực của bạn cao hơn. 

Việc nhận được học bổng hay được khen thưởng sẽ chứng minh năng lực của cá nhân. Đôi khi chỉ một vài chi chiết cũng có thể mở ra cho bạn cơ hội lý tưởng trong tương lai.

Kỹ năng

Trong môi trường làm việc mới, ngoài kiến thức, nhà tuyển dụng ứng viên còn phải có kỹ năng phong phú. Những kỹ năng này thậm chí có khi còn được đánh giá cao hơn so với điểm số. 

Trong thời gian học tại trường, tham gia câu lạc bộ hoặc hoạt động đoàn thể, bạn đã học được những gì? Bạn nên lựa chọn những kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển để chứng minh rằng mình là ứng viên hoàn hảo mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. 

Thông tin khác

Ở phần này, bạn có thể thêm vào các sở thích cá nhân hoặc sở trường, điểm mạnh của mình. Trong trường hợp có quá ít kinh nghiệm hoặc đơn giản là CV vẫn còn thừa chỗ, đừng ngần ngại bổ sung một vài gạch đầu dòng đó.

Một số nhà tuyển dụng sẽ dựa vào sở thích hoặc thế mạnh của bạn để cân nhắc thêm về việc có nên lựa chọn bạn hay không. Vì vậy, dù là cơ hội nhỏ nhất, bạn cũng đừng bỏ qua nhé.

Mẫu Cv xin thực tập cho từng ngành nghề

Tùy vào đặc thù của từng công việc và phong cách trình bày của mỗi người, mỗi chiếc CV sẽ có một “hình dáng” khác nhau. Dẫu vậy, nếu bạn còn lúng túng chưa biết trình bày ra sao thì dưới đây là một số mẫu dành cho các vị trí đặc thù có thể tham khảo: 

Mẫu CV xin thực tập kế toán

Mẫu CV thực tập CNTT

Mẫu CV thực tập ngân hàng

Mẫu CV xin thực tập khách sạn

CV xin thực tập ngành du lịch

Trên đây là toàn bộ những điều cần nhớ để biết được cách viết cv xin thực tập đạt yêu cầu. Hy vọng rằng những điều này sẽ giúp ích cho bạn và chúc bạn có được một chiếc CV ưng ý!

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan