Cách viết cv nhân viên tư vấn chuẩn dành cho người mới bắt đầu năm 2022

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Ngày nay, sự cạnh tranh trong ngành tư vấn rất khốc liệt. Có nhiều người chọn công việc này vì đây được dự đoán là một trong những ngành nghề có khả năng phát triển trong tương lai.  Do lượng ứng viên lớn, hồ sơ nộp về nhiều nên điều đương nhiên là các nhà tuyển dụng sẽ chỉ có một vài giây để lướt qua một chiếc CV. Để có cơ hội tiến xa hơn, chiếc CV của bạn cần có dấu ấn riêng để “giữ chân" nhà tuyển dụng. Vậy đâu là cách viết cv nhân viên tư vấn đúng chuẩn để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Tuyển dụng VCCorp.

Nhân viên tư vấn học ngành gì?

Nhân viên tư vấn học ngành gì

Nhân viên tư vấn là vị trí quan trọng trong quá trình mang về doanh thu. Ngoài các yếu tố chất lượng sản phẩm, marketing, nhà đầu tư cũng đặc biệt chú trọng đến đội ngũ nhân viên tư vấn. Lý do là vì họ là những người trực tiếp đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và bán chúng, mang về doanh thu.

Vị trí nhân viên tư vấn đòi hỏi người làm phải có nhiều kỹ năng mềm và vốn kiến thức nhất định. Thông thường, những người theo học ngành marketing, kinh tế, thương mại, luật sẽ có nhiều cơ hội phát triển làm nhân viên tư vấn. 

Nói như vậy không có nghĩa là ngoài những ngành này không thể trở thành tư vấn viên. Chỉ cần bạn tự tin vào bản thân, có khả năng giao tiếp và thuyết phục thì dù học ngành gì bạn cũng có thể thử sức trong vị trí này.

Mẫu CV nhân viên tư vấn 

Nếu sơ yếu lý lịch của bạn chỉ tập trung vào những thành tích thì sẽ có nguy cơ bị đánh giá là hời hợt. Nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao những chiếc CV chỉ liệt kê thông thường. Sau đây là một số mẫu CV nhân viên tư vấn để bạn có thể tham khảo:

Mẫu CV nhân viên tư vấn Bất động sản

Mẫu CV nhân viên tư vấn Bảo hiểm

Mẫu CV nhân viên Tư vấn mảng Công nghệ

Mẫu CV nhân viên Tư vấn mảng Tài chính

Mẫu CV nhân viên Tư vấn mảng Sản xuất

Mẫu CV nhân viên Tư vấn mảng Startup

Mẫu CV nhân viên Tư vấn mảng Dịch vụ
 

Cách viết CV nhân viên tư vấn đơn giản 

Thông qua những ví dụ trên, có thể bạn đã hình dung ra nội dung cơ bản của một chiếc CV nhân viên tư vấn. Tuy nhiên, cụ thể trình tự viết CV ra sao thì không phải ai cũng rõ. Dưới đây là những nội dung cơ bản mà bạn cần có.

Thông tin cá nhân

Để có được công việc tư vấn, lý lịch của bạn cần phải rõ ràng và chính xác. Nếu đơn đăng ký của bạn thành công, người quản lý tuyển dụng cần thông tin liên hệ của bạn để thông báo cho bạn. Đây là một trong những phần quan trọng nhất trong sơ yếu lý lịch của bạn và cũng là phần đầu tiên. 

Phần thông tin cá nhân bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ email và số điện thoại cá nhân. Bạn cũng có thể bao gồm một liên kết đến một trang web nếu bạn có các ví dụ liên quan về công việc của mình hoặc nếu người quản lý tuyển dụng yêu cầu. Hãy đảm bảo thông tin ở đây là chính xác và kiểm tra cẩn thận các lỗi chính tả.

Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên tư vấn

Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên tư vấn

Thương thường khi chỉ có vài giây để lướt qua, nhà tuyển dụng sẽ không thể đọc kỹ phần mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Dù vậy thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn được phép viết qua loa trong CV. 

Chính những chi tiết nhỏ này sẽ là lợi thế cho bạn để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn cần vạch rõ mục tiêu trong tương lai, chỉ với 2-3 dòng để chứng tỏ sự nghiêm túc và cầu tiến của bản thân là đủ.

Kỹ năng của nhân viên tư vấn

Đối với vị trí tư vấn viên, kỹ năng là điều không thể bỏ qua. Bạn có thể kết hợp cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm vào phần kinh nghiệm làm việc của mình hoặc đưa chúng vào một phần độc lập. Hãy chú ý đến các kỹ năng mà mô tả công việc đề cập và cố gắng đưa chúng vào một cách tự nhiên. 

Kinh nghiệm của nhân viên tư vấn

Kinh nghiệm làm việc của bạn cần phải phù hợp với vai trò mà bạn lựa chọn. Bạn cần đảm bảo rằng mình đã đặt các trải nghiệm gần đây và có liên quan nhất ở trên cùng. Ở phần này, hãy điền đầy đủ vị trí mà bạn đã đảm nhận, công việc cụ thể và khoảng thời gian làm việc.

Việc này giúp cho nhà tuyển dụng có thêm cơ sở để cân nhắc về bộ hồ sơ của bạn. Thông thường, các công ty sẽ ưu ái hơn cho những người đã có kinh nghiệm.

Thông tin khác

Trên đây, chúng tôi đã đề cập đến các phần cần thiết trong sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên đây mới chỉ là những nội dung cơ bản. Để chiếc CV ứng tuyển nhân viên tư vấn ấn tượng hơn, bạn cần thêm một số thông tin khác. Việc thêm các phần sau có thể là yếu tố quyết định xem bạn có được thuê cho vai trò tư vấn hay không. Bạn có thể tiết lộ thêm về sở thích, học vấn, các kỹ năng văn phòng như tin học hay trình độ ngôn ngữ của bản thân… 

Càng nhiều thông tin sẽ càng làm cho chiếc CV của bạn thêm ấn tượng. Tuy nhiên cần phải biết tiết chế và chọn lọc để không bị dàn trải và lan man.

Lưu ý CV xin việc nhân viên tư vấn

Lưu ý CV xin việc nhân viên tư vấn

Sau khi đã hoàn thiện CV, bạn cần đọc lại một lần nữa. Bên cạnh việc kiểm tra các thông tin và lỗi chính tả, bạn cũng nên ghi nhớ hồ sơ của mình phải đáp ứng được những yêu cầu này:

  •  Hình ảnh chuyên nghiệp
  • Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, đúng mực
  • Gây ấn tượng bằng từ ngữ chuyên ngành
  • Trình bày khoa học, ngắn gọn

Đến đây, chắc rằng bạn đã hiểu rõ điểm cần lưu ý về cách viết cv nhân viên tư vấn rồi. Đừng quên rằng hiện Tuyển dụng VCCorp cũng đang tìm kiếm những ứng viên tại các vị trí khác nhau, cùng nhiều chính sách đãi ngộ tốt. Mọi thông tin chi tiết xin bạn tham khảo tại đây.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan