A/B Testing là gì? Các quy trình cơ bản tiến hành A/B Testing 2022

Ngày đăng:
Viết bài:
Chuyên mục:

Khi bạn thực hiện thiết kế các landing page, email marketing hay các nút CTA (call to action) - Kêu gọi hành động thì KPIs cho việc này chính là tăng được CR (conversion rate) - tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì chiến dịch marketing của doanh nghiệp càng đạt hiệu quả lớn.

Thông thường bạn sẽ thường phải sử dụng trực giác để dự đoán những điều gây được sự hứng thứ cho người dùng để kích thích họ click và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate optimization). Tuy nhiên, khi thực hiện một chiến dịch marketing lớn thì việc chỉ dựa trên “trực giác” không phải lúc nào cũng mang lại kết quả chính xác và chắc chắn đây không phải là một phương pháp tối ưu.

Chính vì vậy, có một cách thức hoàn toàn giúp được doanh nghiệp khác phục được nhược điểm này đó chính là A/B Testing. Vậy A/B Testing là gì? Các quy trình cơ bản tiến hành A/B Testing là gì? Hãy cùng Tuyển dụng VCCorp đi tìm hiểu thông qua bài phân tích dưới đây!

A/B Testing là gì?

A/B Testing là gì?

A/B Testing còn có tên gọi khác là Split testing hoặc Bucket testing. Đây là một phương pháp dùng sự so sánh giữa 2 phiên bản của webpage hoặc trên một website, ứng dụng bất kỳ để tìm ra được phiên bản hiệu quả hơn.

A/B testing chính xác là một cuộc thử nghiệm bởi 2 hoặc nhiều biến thể của web được hiểu thị cho người dùng một cách ngẫu nhiên. Từ chính những phân tích thống kê trong cuộc thử nghiệm sẽ xác định được biến thể nào hoạt động hiệu quả hơn cho mục tiêu chuyển đổi nhất định.

Tầm quan trọng của A/B Testing Marketing

Thử nghiệm A/B được coi là một giải pháp có thể giải quyết các vấn đề cần đo lường thống kê bằng dữ liệu thực tế. A/B Testing cho phép doanh nghiệp khảo sát được thông tin cụ thể, hiệu quả hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến các chiến lược marketing, website hoặc ứng dụng.

Tầm quan trọng của A/B Testing marketing
  • Đối với website: Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thử nghiệm 2 phiên bản giao diện web khác nhau về mặt bố trí nội dung, vị trí đặt các button điều hướng, hình ảnh, video,... để đánh giá và đo lường xem giao diện nào có hiệu quả thu hút người dùng cao hơn.
  • Đối với email marketing: Doanh nghiệp sử dụng A/B testing trong email marketing để có thể xác định khung giờ gửi tốt nhất cho tỉ lệ mở email, title email như thế nào để mang lại tỉ lệ mở cao hơn… Hiện nay, hầu hết các tool gửi email marketing đều có tính năng cho phép người dùng sử dụng A/B Testing.
  • Đối với quảng cáo và bán hàng: Thử nghiệm A/B được sử dụng với mục đích đo lường mức độ hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Việc tối ưu hoá quảng cáo thường xuyên bằng cách thử nghiệm các lựa chọn khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp liên tục cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi.
  • Đối với ứng dụng di động: Phiên bản di động của A/B testing cần phải thông qua sự kiểm duyệt bởi Appstore hay Google Play rồi mới có thể đến người dùng. Vì vậy cũng có nhiều điểm bất lợi trong quy trình tiến hành test do không phải ai cũng thường xuyên cập nhật phiên bản mới. Thêm nữa trải nghiệm của người dùng trên điện thoại cũng hoàn toàn khác so với website. 

Quy trình tiến hành A/B Testing

Có rất nhiều phương thức để triển khai A/B Testing, dưới đây Tuyển dụng VCCorp sẽ đưa ra quy trình tiến hành A/B Testing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp:

Thu thập và( phân tích) dữ liệu

Thu thập (và phân tích) dữ liệu

Những phân tích của bạn thường sẽ cung cấp cái nhìn sắc nét, rõ ràng về nơi bạn có thể bắt đầu tốt ưu hoá. Việc thu thập dữ liệu có thể giúp bạn bắt đầu với những khu vực có lưu lượng truy cập cao của website hoặc các app. Điều này giúp bạn thu thập dữ liệu nhanh hơn, việc tìm kiếm các trang có tỷ lệ chuyển đổi thấp hoặc tỷ lệ drop-off cao cũng có thể được cải thiện.

Đưa ra định hướng, mục tiêu

Đưa ra định hướng, mục tiêu

Sau khi thu thập dữ liệu một cách chính xác thì doanh nghiệp phải đưa ra được những định hướng, mục tiêu chuyển đổi để xác định xem biến thể có thành công hơn phiên bản gốc hay không. Mục tiêu có thể là bất kỳ thứ gì như click hoặc liên kết đến các trang web bán hàng.

Đặt giả thuyết

Khi đã xác định được mục tiêu và định hướng rõ ràng, doanh nghiệp có thể sáng tạo các idea, giả thuyết A/B Testing về lý do tại sao bản biến thể lại tốt hơn phiên bản hiện tại. Khi đã lên được list ý tưởng, giả thuyết hãy ưu tiên theo mức độ tác động dự kiến và độ khó khi thực hiện.

Xác định quy mô mẫu và thời gian chạy

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định quy mô mẫu và thời gian chạy chiến dịch. Số lượng mẫu thử phải đủ lớn để đưa ra được những sự khác biệt rõ rệt giữa 2 phiên bản A/B sau quá trình test. Thêm nữa, thời gian test cũng phải hợp lý để đảm bảo kết quả không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài khiến cho nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng bị thay đổi. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ ước tính để tính toán thười gian chạy test.

Tạo phiên bản mới để tiến hành A/B test

Để có thể tạo ra những phiên bản mới nhằm tiến hành phương thức A/B Testing, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều các công cụ khác nhau. Ví dụ như các công cụ được sử dụng phổ biến dưới đây:

  • Google Analytics
  • ClickTale
  • Optimizely
  • EyeQuant
  • CrazyEgg

Doanh nghiệp sử dụng các công cụ trên nhằm hỗ trợ quy trình thực hiện các thay đổi theo ý muốn của mình đối với một thành phần trên website hoặc ứng dụng di động. Quy trình đó có thể là:

  • Sự thay đổi của một nút CTA – kêu gọi hành động
  • Sắp xếp lại thứ tự các thành phần trên web hoặc thay đổi bố cục của website.
  • Ẩn các thành phần điều hướng

Phân tích kết quả

Phân tích kết quả

Khi các bước thử nghiệm trên của doanh nghiệp hoàn tất thì việc phân tích kết quả là bước tất yếu phải thực hiện. Phần mềm A/B Testing sẽ xuất ra dữ liệu thử nghiệm và cho thấy sự khác biệt giữa 2 phiên bản trên website hoặc ứng dụng đang hoạt động.

Các công cụ dùng trong A/B Testing

Các công cụ dùng trong A/B Testing
  • Google Analytics: Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí và được người dùng ưa chuộng, Ưu điểm của Google Analytics là cung cấp đầy đủ thông tin và rất đa dạng, thiết lập các thử nghiệm A/B với tính năng Content Experiment.
  • ClickTale: Đây là công cụ phân tích người ghé thăm website, chú trọng việc phân tích hành vi người dùng bằng cách theo dõi đường rê chuột, các cú đúp, scroll và click chuột. ClickTale biến tất cả những thông số thành dạng bản đồ ngay tại giao diện web để người dùng có thể dễ dàng sử dụng. Tính năng của ClickTal là hỗ trợ người dùng ththaasy được phần nào trong thiết kế website cần phải cải thiện để có thể thu hút lượt tương tác, tăng conversion thông qua heatmap.
  • CrazyEgg: Cũng giống như ClickTale, CrazyEgg phân tích hành vi người dùng thông qua heatmap nhưng lại không có tính năng hiện thị biểu đồ ngay trên website.
  • EyeQuant: Chỉ có EyeQuant mới có thể cung cấp thông tin tới người dùng ngay lập tức, mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp tiết kiệm và tối ưu thời gian hơn thông qua việc hiển thị ngay kết quả về eye-tracking, heatmap khi điền URl của website sau vài chục giây.
  • Optimizely: Công cụ này cung cấp cho người dùng khả năng tối ưu hoá và tiến hành A/B testing một cách nhanh chóng mà không cần phải biết quá nhiều về thiết kế hay lập trình.

Ví dụ về A/B Testing

Netflix: A/B test nội dung nút CTA (call to action) trên landing page

Thử nghiệm: Đây là một trong những thí nghiệm A/B test rất phổ biến khi mà Netflix chỉ đơn giản thay đổi nội dung trong nút CTA.

  • Biến thể A: “Watch free for 30 days” (Tạm dịch: Trải nghiệm miễn phí trong 30 ngày) 
  • Biến thể B: “Try it now” (Tạm dịch: Trải nghiệm ngay).

Kết quả: Biến thể B với nội dung “Try it now” được chọn đưa ra kết quả khả quan hơn.. 

Phân tích: Bài test của Netflix với nội dung CTA “Watch free for 30 days” có thể khiến cho người dùng thấy được trong thời gian tới họ có thể sẽ phải chi trả tiền cho dịch vụ sau 30 ngày dùng miễn phí. Từ đó, khiến cho người dùng sẽ ngần ngại và băn khoăn trong việc click thực hiện hành động. 

Kết Luận

Chắc chắn rằng hiểu rõ được phương thức A/B Testing sẽ rất có lợi thế trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi từ website hoặc ứng dụng. Đây là một cách thức giúp cho doanh nghiệp không cần phải “phỏng đoán” mà nhận được những dữ liệu, dự đoán rõ ràng. Trong quảng cáo, để cải thiện việc tương tác với người dùng thì người ta cũng sử dụng A/B Testing để có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mong rằng qua bài phân tích trên, Tuyển dụng VCCorp đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về A/B Testing là gì? Và quy trình thực hiện A/B Testing năm 2022.

Trả lời Huỷ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan