“Không lập kế hoạch là lập kế hoạch cho sự thất bại” (Khuyết danh)
Việc thiết lập kế hoạch marketing là bước đầu giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tối ưu chuyển đổi, tăng doanh thu và định vị hướng đi trong tương lai. Vậy kế hoạch marketing là gì? Một mẫu kế hoạch marketing tổng thể thì cần những hạng mục nào?
Cùng tìm hiểu về mẫu kế hoạch marketing hoàn chỉnh và đầy đủ nhất 2023 và download kế hoạch marketing mẫu
trong bài viết dưới đây!
Kế hoạch marketing (Marketing Plan) chính là một bản kế hoạch mô phỏng những chiến lược mà thương hiệu sử dụng để triển khai trong các chiến dịch marketing của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
Marketing Plan sẽ bao gồm nhiều chiến lược tiếp thị riêng biệt, nhưng nhìn chung sẽ đều cùng hướng đến một mục tiêu, đó là tăng trưởng doanh thu bán hàng.
Việc xây dựng mẫu kế hoạch marketing sẽ tạo nền móng cho sự phát triển sau này của doanh nghiệp. Từ bản kế hoạch, doanh nghiệp có thể đánh giá được các ý tưởng, thông điệp, phân tích về tính khả thi cũng như những cơ hội, thách thức… mà mình phải đối mặt.
Giống như các bản kế hoạch khác, kế hoạch marketing cũng yêu cầu phải có mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu chính là cái đích mà cả team hướng đến trong toàn bộ chiến dịch.
Việc lập kế hoạch marketing sẽ giúp các nhà quản lý và các thành viên trong nhóm tập trung hơn vào những việc quan trọng, biết điều gì cần triển khai, điều gì triển khai sau, từ đó tăng năng suất và hiệu quả làm việc.
Cuối cùng, xây dựng marketing plan sẽ giúp thương hiệu có cái nhìn tổng quan nhất, nhà quản lý sẽ nhìn vào toàn bộ kế hoạch để phân công, định hướng đội nhóm mình thực hiện các đầu việc trong sự thống nhất và nhất quán.
Trong phần tóm tắt dự án, người lập kế hoạch marketing cần trình bày một cách ngắn gọn và tổng quan nhất về những ý tưởng và hạng mục định triển khai cho toàn chiến dịch. Bản tóm tắt dự án cần giải quyết được các vấn đề như: Mục tiêu của chiến dịch này là gì? Sản phẩm nào cần được khởi chạy trong chiến dịch? Thông điệp truyền thông là gì? Những công cụ tiếp thị nào sẽ được sử dụng? Khách hàng mà chiến dịch muốn hướng tới là ai? Điểm khác biệt của chiến dịch lần này là như thế nào?...
Tuyên bố sứ mệnh là cách thức để doanh nghiệp thể hiện tầm nhìn và giá trị cốt lõi của mình mang đến cho khách hàng. Nó cũng giống như một lời cam kết của doanh nghiệp dành cho khách hàng.
Sau khi phân tích thị trường, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được tiềm năng nhằm đưa ra những định hướng khai thác các chiến lược hiệu quả trong tương lai. Doanh nghiệp có thể áp dụng 2 mô hình phân tích thị trường dưới đây:
Nguồn: marketingai.vn
Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp thương hiệu xây dựng được chiến lược marketing nổi bật, khác biệt hơn trên thị trường. Đồng thời, cũng có thể kịp thời nhận ra những thách thức từ đối thủ. Hiện nay, có ba loại đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần lưu ý:
Thay vì chi tiền mù quáng vào những thứ không đem lại hiệu quả, thương hiệu có thể bắt đầu bằng việc xác định thị trường và phác hoạ chân dung đối tượng mục tiêu của mình.
Theo đó chân dung khách hàng mục tiêu (Target Audience) sẽ được xác định theo những nội dung sau: nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vị trí địa lý, hành vi mua hàng…). Chân dung khách hàng càng cụ thể, chi tiết thì sẽ càng thuận lợi cho các công đoạn triển khai phía sau.
Sau đó, dựa vào việc phân tích thị trường ở bước trên, bạn hoàn toàn có thể định vị để phân đoạn ra các nhóm thị trường mục tiêu có tiềm năng mà doanh nghiệp có thể đánh chiếm trong tương lai.
Mục tiêu của Lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp phải được thiết lập theo quy tắc SMART. Và để thực hiện hoá chúng trên thực tế, bạn phải xác định được KPIs cụ thể. Việc đo lường các chỉ số về KPIs sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được hiệu quả của chiến dịch. Đây cũng là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng mẫu kế hoạch marketing.
Một số chỉ số đo lường hiệu quả KPIs bạn có thể tham khảo: Chỉ số ROI của các chiến dịch quảng cáo, tỷ lệ thoát trung bình, số lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi, thứ hạng của trang, mức độ thảo luận trung bình…
>>>Xem thêm: KPI là gì ?
Khái niệm 4P có lẽ không còn quá xa lạ đối với các bạn làm trong ngành marketing. Mô hình 4Ps sẽ bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (Place) và Promotion (Xúc tiến, quảng bá). Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình này đã được mở rộng và phát triển thêm nhiều chữ P hơn. Đồng thời, khái niệm về xúc tiến sẽ có sự kết nối và nâng cao hơn khi thương hiệu chuyển sang chiến lược truyền thông tích hợp (IMC).
Chiến lược định giá sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận và giá trị của cổ phiếu khi xem xét, đánh giá thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng. Thương hiệu muốn thiết lập mức giá tốt nhất cho sản phẩm/dịch vụ của mình có thể tham khảo các phương pháp sau:
Sau khi phân tích, đánh giá thị trường, đối thủ và khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo trong mẫu kế hoạch marketing chính là việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Thương hiệu có thể phối kết hợp nhiều kênh tiếp thị cùng một lúc để làm tăng hiệu quả của cả chiến dịch, các hình thức marketing nổi bật:
Marketing Budget hay ngân sách marketing là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư cho tất cả các chi phí dùng để triển khai chiến dịch. Việc xác định ngân sách marketing sẽ bao gồm các hạng mục như: Chi phí truyền thông, chi phí đào tạo, chi phí dự trù... Khoản ngân sách marketing này còn phụ thuộc phần lớn và quy mô của công ty. Thông thường, doanh nghiệp sẽ dành ra khoảng 20% doanh thu để đầu tư cho ngân sách marketing.
Mẫu kế hoạch marketing cho nhà hàng Hải Sản: Download
Mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới - Nước uống thảo dược : Download
Mẫu kế hoạch cho chiến dịch digital marketing: Download
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm dowload mẫu kế hoạch marketing PDF dưới đây:
Tạm kết:
Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch marketing. Hãy chia sẻ thêm cho chúng mình những mẫu kế hoạch marketing khác mà bạn biết nhé!
Đừng quên hiện VCCorp đang tìm kiếm rất nhiều vị trí việc làm hấp dẫn, nếu quan tâm bạn có thể tham khảo tại đây:
Trả lời Huỷ